I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Từ thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc khẩn hoang thế kỷ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá.
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau.
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 26 - Môn Lịch sử: Cuộc khẩn hoang ở đàng trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử : CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Từ thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc khẩn hoang thế kỷ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá.
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau.
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi :
(?) Do đâu mà vào thế kỷ 16, nước ta lâm vào thời kỳ bị chia cắt?
(?) Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì ?
GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS trả lời câu hỏi
B.Dạy bài học mới:
1. Giới thiệu, ghi đề:
2.Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI - XVII và yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng Sông Cửu Long
- Các nhóm dựa vào SGK để thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác bổ sung
GV chốt ý: Trước thế kỷ XVI từ sông Gianh vào phía Nam, đất hoang còn nhiều xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn. Từ cuối thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- GV đặt câu hỏi: Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ?
- GV cho HS trao đổi để dẫn đến kết luận:
Kết quả là xây dựng cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học bài, chuẩn bị bài sau "Thành thị ở thế kỷ XVI - XVII"
- HS đọc SGK và xác định trên bản đồ
- HS trình bày
- HS bổ sung
- Hs nghe
- HS trao đổi và trả lời
- Hs nghe
File đính kèm:
- su26.doc