LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Củng cố về diện tích hình bình hành.
- Học sinh làm tính cẩn thận
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu giao việc, bút dạ
- Bảng phụ ghi nội dung BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ On định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 hs lên bảng lớp còn lại làm giấy nháp
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫu
Yêu cầu 2 HS lên làm bảng lớp làm bài, cả lớp làm vào vở nháp.
GV cùng HS sửa bài – nhận xét
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Đây là dạng toán gì?
Yêu cầu 2 HS lên làm bảng lớp làm bài, cả lớp làm vào vở nháp.
GV cùng HS sửa bài- nhận xét
Bài tập 4:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm một số vở - nhận xét
4/Củng cố
Nêu cách chia phân số cho một số tự nhiên?
Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ?
GV nhận xét tiết học
5/Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
V/ Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
HS đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài (Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật.
Cảm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ On định lớp:
2/ kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 hs đọc bài và trả lời câu hỏi
Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ
3/ Bài mới:
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV đọc mẫu
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
HS đọc tiếp nối 2 lượt
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
HS đọc theo nhóm
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc lướt bài và trả lời.
Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
GV nhận xét & chốt ý
Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
GV nhận xét & chốt ý
Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần?
GV nhận xét & chốt ý
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài – HD đọc diễn cảm lời các nhân vật trong truyện.
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn ……… một cách ghê rợn)
HD cách đọc diễn cảm - GV sửa lỗi cho các em
4/Củng cố - Dặn dò:
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt?
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Dù sao trái đất vẫn quay.
V/ Rút kinh nghiệm:
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
Học tập lòng dũng cảm của những nhân vật trong truyện.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
Truyện về người có lòng dũng cảm…
Giấy khổ to viết dàn ý KC.
Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ On định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 hs kể câu chuyện
Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ
3/ Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Các em đã nghe, đã đọc nhiều truyện nói về lòng dũng cảm của con người Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện đó. Chúng ta sẽ biết ai là người chọn được câu chuyện hay, ai kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học hôm nay.
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện của mình.
- GV nhắc HS:
+ Trong các truyện được nêu, ngoài những truyện có trong SGK. Nếu không tìm thấy được câu chuyện ngoài SGK, em có thể dùng truyện đã đọc. Khi đó, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được câu chuyện ngoài SGK.
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
- Trước khi HS kể, GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện (đã dán trên bảng)
- Nhắc HS: các em cần kể có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật & ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. với những truyện khá dài, cô cho phép các em chỉ kể 1 – 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa (để dành thời gian cho bạn khác cũng được kể). Nếu có bạn tò mò, muốn nghe tiếp câu chuyện, các em sẽ kể tiếp cho bạn nghe vào giờ ra chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc.
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình cho
4/ Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị.
Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
V/ Rút kinh nghiệm:
Ns: 10/3/2010
Nd: 11/3/2010
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Ôn tập về quy tắc thực hiện các phép tính.
Ôn tập về thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc.
Giải bài toán hợp với hai phép tính cộng & trừ phân số.
HS biết áp dụng vào giải toán.
II.CHUẨN BỊ:
- Vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ On định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 hs lên bảng lớp còn lại làm giấy nháp
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ
3/ Bài mới
Hoạt động1: Củng cố về phép cộng, phép trừ phân số
GV ghi bảng:
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc trừ hai phân số khác mẫu số, thực hiện phép trừ.
GV lưu ý HS phát biểu chính xác, tính đúng.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Nêu cách cộng hai phân số?
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, làm xong tự đổi vở để kiểm tra nhau.
GV kiểm tra một số em- nhận xét
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Nêu cách trừ hai phân số?
Yêu cầu 2 HS lên làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
GV cùng HS sửa bài- nhận xét
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Nêu cách nhân hai phân số?
Yêu cầu 2 HS lên làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở nháp.
GV cùng HS sửa bài- nhận xét
Bài tập 5:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm một số vở - nhận xét
4/Củng cố Dặn dò:
Nêu cách cộng hai phân số?
Nêu cách trừ hai phân số?
Nêu cách nhân hai phân số?
GV nhận xét tiết học
Làm bài tập 4. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
V/ Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THI GIỮA HỌC KỲ II
TẬP LÀM VĂN
THI GIỮA HỌC KỲ II
KHOA HỌC
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT)
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi về sự truyền nhiệt.
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giảm vì nóng lạnh của chất lỏng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chậu , cốc nước nóng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1 : Sự truyền nhiệt
* Mục tiêu : HS biết và nêu được các ví dụ về chất có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp. Vật thu nhiệt sẽ nóng lên , lạnh khi toả nhiệt.
Cách tiến hành
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và thực hành theo nhóm.
+ Lấy ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi ?
+ Vật nóng lên : Rót nước sôi vào cốc, ta thấy cốc nóng lên.
+ Các vật lạnh đi : Để rau củ, quả vào tủ lạnh.
+Vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào toả nhiệt ?
GV Kết luận chung : Vật thu nhiệt thì nóng lên vật toả nhiệt thì lạnh đi.
Hoạt động 2 : Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
* Mục tiêu : Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
Cách tiến hành :
Yêu cầu HS làm thí nghiệm 103/SGK
+ Chất lỏng thay đổi như thế nào? Khi nóng lên, khi lạnh đi ? Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được điều gì ? Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của nhiệt kế .
Kết luận : Nhiệt kế để đo các vật nóng, lạnh khác nhau chất lỏng nở ra
Củng cố :
- Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước ? HS :Nước nóng sẽ nở ra
* Giáo dục : Vận dụng kiến thức để áp dụng vào cuộc sống
- Nhận xét tiết học
Dặn dò : Xem lại bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt .
V/ Rút kinh nghiệm:
Ns: 11/3/2010 Toán
Nd: 12/3/2010 Thi giữa học kỳ II
Tập làm văn
Thi giữa học kỳ II
KHOA HỌC
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: HS có thể
- Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt ( đồng, nhôm,…..) và dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông)
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tình dẫn nhiệt của vật liệu
- Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phích nước nóng,
- Xoong, nồi, cái lót, cốc, muỗng, nhiệt kế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ On định lớp:
2/ kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
* Mục tiêu Biết được có vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém… và đưa ra ví dụ cụ thể.
* Cách tiến hành
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm
+ Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
GV giảng: kim loại đồng, nhôm, sắt dẫn nhiệt tốt. Gỗ, nhựa, len, bông dẫn nhiệt kém
+ Tại sao khi trời rét chạm tay vào ghế sắt có cảm giác lạnh?
Hoạt động 2:Tính cách nhiệt của không khí
* Mục tiêu Nêu được ví dụ về việc vận dụng được tính cách nhiệt của không khí.
* Cách tiến hành
Yêu cầu HS đọc kỹ thí nghiệm
Cho HS trình bày kết quả
+ Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng nước bằng nhau
+ Tại sao lại phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như cùng một lúc?
+ Không khí là vật dần hay cách nhiệt?
Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
4 Củng cố:
- Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông?
Giáo dục: Nắm được tính chất đặc điểm của vật để vận dụng vào cuộc sống.
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết sau: Các nguồn nhiệt
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao an lop 4 tuan 26.doc