1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng, trừ phân số, thế nhân phân số với phân số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bi mới:
a/ Tìm hiểu phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
- Yêu cầu HS thực hiện vào B tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m.)
38 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 25 Năm học: 2013 - 2014 Trường tiểu học Long Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế , phích nước sôi , một ít nước đá .
- Chuẩn bị theo nhóm : Nhiệt kế , 3 chiếc cốc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Nóng , lạnh và nhiệt độ .
a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt .
- Lưu ý : Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác .
- Cho HS biết : Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng , lạnh của các vật .
Hoạt động lớp .
- Kể tên một số vật nóng , vật lạnh thường gặp hàng ngày .
- Trình bày trước lớp .
- Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi .
- Tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau ; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia ; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật …
Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế .
- Giới thiệu 2 loại nhiệt kế . Mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nó .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Vài em lên thực hành đọc . Khi đọc , cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế .
- Thực hành đo nhiệt độ : Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của các cốc nước . Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể .
4. Củng cố :
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
---------- ****** oOo ****** ----------
Tập làm văn (tiết 50)
Tiết 3 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU :
-Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
- Viết đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối
- Yêu thích viết văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh , ảnh một vài cây , hoa để HS quan sát làm BT3 .
- Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Luyện tập tóm tắt tin tức .
- 2 em làm lại BT3 tiết trước .
3. Bài mới :Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối .
a) Giới thiệu bài :
Các em đã làm quen với 2 cách mở bài trực tiếp , gián tiếp trong một bài văn . Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập
- Bài 1 :
+ Kết luận : Điểm khác nhau của 2 cách mở bài là :
@ Cách 1 : Mở bài trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả .
@ Cách 2 : Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân , các loài hoa trong vườn rồi mới giơí thiệu cây hoa cần tả .
- Bài 2 :
+ Nêu yêu cầu BT , nhắc HS :
@ Chọn viết 1 mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà bài đã gợi ý .
@ Đoạn mở bài kiểu gián tiếp có thể chỉ 2 , 3 câu , không nhất thiết phải viết thật dài .
+ Ghi điểm cho những đoạn mở bài hay .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung , phát biểu ý kiến .
- Viết đoạn văn .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình .
- Cả lớp nhận xét .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (tt) .
- Bài 3 :
+ Kiểm tra HS đã quan sát ở nhà một cái cây , sưu tầm ảnh về cây đó mang đến lớp như thế nào .
+ Dán tranh , ảnh một số cây ở bảng .
+ Nhận xét , góp ý .
- Bài 4 :
+ Nêu yêu cầu BT , gợi ý HS viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của BT3 .
+ Nhận xét , khen ngợi , chấm điểm những đoạn viết tốt .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , trả lời lần lượt từng câu hỏi SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn , đủ ý nhất .
- Viết đoạn văn .
- Từng cặp đổi bài , góp ý cho nhau .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp . Trước khi đọc , nói rõ đó là mở bài trực tiếp hay gián tiếp .
4. Củng cố :
- Chấm bài , nhận xét .
- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh , viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cái cây BT4 . Tiếp tục quan sát một cái cây , biết ích lợi của cây đó để chuẩn bị học tốt tiết học tới .
---------- ****** oOo ****** ----------
Kể chuyện (tiết 25)
Tiết 4 NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC TIÊU :
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé khơng chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được tồn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
- Yêu thích phân mơn Kể chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các tranh minh họa SGK phóng to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
- 1 em kể một truyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác .
3. Bài mới : Những chú bé không chết .
a) Giới thiệu bài :
- Truyện Những chú bé không chết kể về các chiến sĩ du kích nhỏ tuổi tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống bọn xâm lược phát xít Đức . Vì sao những chú bé trong truyện này được gọi là Những chú bé không chết ? Nghe câu chuyện , các em sẽ biết .
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa , đọc thầm nhiệm vụ bài KC trong SGK trước khi nghe kể .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : GV kể chuyện .
- Kể chuyện Những chú bé không chết 2 , 3 lần , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to ở bảng kết hợp giải nghĩa các từ khó .
Hoạt động cá nhân .
- Lắng nghe .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện .
- Mở bảng phụ viết vắn tắt dàn ý bài KC , nhắc HS chú ý kể chuyện có mở đầu – diễn biến – kết thúc .
- Đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về : nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu …
- Gợi ý trả lời các câu hỏi :
+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé ?
+ Tại sao truyện có tên là Những chú bé không chết ?
+ Thử đặt tên khác cho truyện .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc nhiệm vụ bài KC trong SGK .
- Kể từng đoạn , toàn truyện theo nhóm 4 em .
- Cả nhóm cùng trao đổi về nội dung truyện , trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3 SGK .
- Thi kể trước lớp :
+ Vài nhóm thi kể từng đoạn truyện theo tranh .
+ Vài em thi kể toàn bộ truyện .
+ Mỗi nhóm , cá nhân kể xong đều trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3 SGK .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm .
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất , trả lời các câu hỏi đúng nhất .
- Tinh thần dũng cảm , sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược , bảo vệ Tổ quốc .
- Phát biểu tự do .
- Phát biểu tự do .
4. Củng cố :
- Khen những em kể chuyện tốt , những em chăm chú nghe bạn kể , nhận xét chính xác .
- Giáo dục HS khâm phục , biết ơn các chiến sĩ .
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà luyện kể lại truyện cho người thân nghe . Xem trước đề bài , gợi ý của BT kể chuyện tuần sau .
---------- ****** oOo ****** ----------
BUỔI CHIỀU
ATGT
KIỂM TRA
---------- ****** oOo ****** ----------
Tiết 3 HOẠT LỚP TUẦN 25
I. MỤC TIÊU:
- Qua giờ sinh hoạt lớp học sinh biết:
- Nhận thức được về học tập và phát huy hơn nữa trong học tập của mình trong tuần.
- Thực hiện tớt các hoạt đọng an toàn giao thơng
- Biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Báo cáo tình hình tuần 25:
- Hoạt động 1: Ban cán bộ lớp lên làm việc.
- Hoạt động 2: Lớp phó điều khiển cả lớp hát tập thể.
à Các tổ khác nhận xét.
--> Chơi trò chơi.
+ Thư ký tổng hợp xếp loại.
- Hoạt động 3:
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh xuất sắc trong tuần.
- Những em học yếu cần cố gắng hơn nữa.
- Đề ra các phương hướng khắc phục tích cực
* Phương hướng tuần tới :
+ Tiếp tục phát huy đơi bạn cùng nhau học tập
+ Quét dọn xung quanh lớp học ,trường
+ Nhắc nhở HS thực hiện đồng phục cho nghiêm túc
+ Nhắc nhở đạo đức học sinh
+ Thực hiện tớt an toàn giao thơng
- GV tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể
- Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo về tình hình lớp trong tuần 25
+ Tổ 1, 2 ,3, 4 báo cáo tình hình học tập của tổ mình về các mặt hoạt động.-
- Các thành viên trong lớp đánh giá nhận xét và đĩng gĩp ý kiến
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
- HS nghe Gv phổ biến và thực hiện
- Khen thưởng tập thể
- Mọi cá nhân tự cĩ phương hướng phấn đấu cho bản thân
HS tham gia trị chơi
TỔ KHỐI TRƯỞNG
NGƯỜI SOẠN
Đồn Thị Phương Dung
Long Tân, ngày 14 tháng 2 năm 2014
Nguyễn Thị Ngọc Lan
File đính kèm:
- giao an tuan 25.doc