Giáo án Lớp 4 Tuần 22 (tiếp)

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng rút gọn phân số & quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu làhai phân số).

 3. Thái độ:

- GD HS tính cẩn thận.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 22 (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thêm những vai trò khác của âm thanh mà HS biết Hoạt động 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích Mục tiêu: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh. Phát triển kĩ năng đánh giá Cách tiến hành: GV nêu vấn đề để HS làm việc cá nhân và nêu lên ý kiến của mình GV chia bảng thành 2 cột: “Thích” và “Không thích”, yêu cầu HS gắn thẻ của mình vào cột thích hợp GV nhận xét Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh Mục tiêu: HS nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh, hiểu được ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học và có thái độ trân trọng Cách tiến hành: GV đặt vấn đề: Các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày? Có thể bật cho HS nghe bài hát đó hoặc một bài hát bất kì (nếu có điều kiện) + Làm thế nào để lưu giữ những bài hát em thích lại? Yêu cầu HS thảo luận về ích lợi của việc ghi lại âm thanh + Ghi lại âm thanh có ích lợi gì? GV nhận xét GV nêu nguồn gốc chiếc máy hát đầu tiên Hoạt động 4: Trò chơi Làm nhạc cụ Mục tiêu: HS nhận biết được âm thanh cao, thấp (bổng, trầm) khác nhau Cách tiến hành: GV yêu cầu HS các nhóm trình bày nhạc cụ: mỗi nhóm chuẩn bị một số chai với những lượng nước trong chai khác nhau, so sánh âm thanh phát ra khi gõ vào các chai GV đề nghị vài nhóm biểu diễn Củng cố - Âm thanh cần thiết cho chúng ta như thế nào? + Ghi lại âm thanh có ích lợi gì? GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài: Âm thanh trong cuộc sống (tt) TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau & khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây. Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể. - Yêu thích tìm hiểu những cảnh vật xung quanh. II.CHUẨN BỊ: Một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung BT1a, b để các nhóm HS làm việc. - Bảng viết sẵn lời giải BT1 d, e. Tranh ảnh một số loài cây. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Tìm hiểu cách quan sát, trình tự quan sát cây cối Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV phát phiếu kẻ bảng nội dung BT1a, b cho các nhóm. GV nhắc HS chú ý: + Trả lời câu hỏi a, b trên phiếu. + Trả lời miệng các câu hỏi c, d, e. Với câu hỏi c, chỉ cần chỉ ra 1, 2 hình ảnh so sánh mà em thích. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 2: Tập & ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV hỏi: HS đã quan sát trước một cái cây cụ thể như thế nào? GV treo tranh, ảnh một số loài cây. GV nhắc HS: Bài yêu cầu các em quan sát một cái cây cụ thể(không phải một loài cây). Em có thể quan sát cây ăn quả quen thuộc em đã lập dàn ý trong tiết học trước, cũng có thể chọn 1 cây khác. Song cây đó phải được trồng ở khu vực trường hoặc nơi em ở để em có thể quan sát được nó. GV hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chuẩn sau: + Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không? + Trình tự quan sát có hợp lí không? + Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát? + Cái cây bạn quan sát có gì khác so với các cây cùng loài? GV cho điểm một số ghi chép tốt, nhận xét chung về kĩ năng quan sát cây cối của HS. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (Nhắc HS chú ý quan sát các bộ phận của cây: lá, thân, gốc để viết được một đoạn văn miêu tả đồ vật). Ns: 25/01/2010 Nd: 29/01/2010 TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức - Kĩ năng: HS Củng cố về so sánh hai phân số khác mẫu số( BT1d; BT2 c =>giảm) Mở rộng hiểu biết về so sánh hai phân số cùng tử số. 2. Thái độ: - HS biết áp dụng vào làm bài tập nhanh chính xác. II.CHUẨN BỊ: Vở – Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Giới thiệu bài Tiết học hôm nay, các em củng cố về cách so sánh hai phân số khác mẫu số và tìm hiểu thêm cách so sánh hai phân số cùng tử số. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 Bài tập yêu cầu ta điều gì? GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở nháp và trình bày kết quả tính. GV cùng HS sửa bài nhận xét. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 GV yêu cầu HS tự nêu cách so sánh của mình trong mỗi cặp phân số. GV cùng HS sửa bài nhận xét Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 GV hướng dẫn mẫu, tổ chức cho HS thi đua cặp đôi. GV cùng HS nhận xét – tuyên dương Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV chấm một số vở – nhận xét. Củng cố: Nêu cách so sánh phân số ? Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số? Nêu cách rút gọn phân số? Nhận xét tiết học Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung KHOA HỌC ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiết 2) I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Sau bài học, HS có thể: Nhận biết được một số loại tiếng ồn Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống. Phiếu học tập: Những việc nên làm và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn Mục tiêu: HS nhận biết được một số loại tiếng ồn Cách tiến hành: GV đặt vấn đề: có những âm hanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên có những âm thanh chúng ta không ưa thích (chẳng hạn tiếng ồn) và cần phải tìm cách phòng tránh GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát các hình trang 88 để nêu lên các loại tiếng ồn GV nhận xét GV yêu cầu HS nêu thêm những loại tiếng ồn ở trường và nơi HS sinh sống GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính và hỏi: Tiếng ồn do đâu mà có? Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống Mục tiêu: HS nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát các hình trang 88 và tranh ảnh do các em sưu tầm để thảo luận về các tác hại và cách phòng chống tiếng ồn + Tiếng ồn gây ra tác hại gì? + Làm thế nào để giảm bớt tiếnh ồn? GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng, nhận xét Hoạt động 3: Nói về các việc nên/không nên làm để góp phần chống tiếng ồ cho bản thân và những người xung quanh Mục tiêu: HS có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh Cách tiến hành: GV phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về những việc nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng GV nhận xét Củng cố Dặn dò: + Tiếng ồn gây ra tác hại gì? + Làm thế nào để giảm bớt tiếnh ồn? GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Ánh sáng TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: HS thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát & miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu. Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây. - Yêu thích tìm hiểu những cảnh vật xung quanh. II.CHUẨN BỊ: 1 tờ phiếu viết lời giải BT1. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Tìm hiểu những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1. HS đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng nhận xét. 1 HS nhìn phiếu, đọc lại. GV nhận xét, dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn. Hoạt động 2: Viết đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV chọn đọc trước lớp 5 bài hay; chấm điểm những đoạn viết hay. HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận. Một vài HS phát biểu mình chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây. HS viết đoạn văn vào vở. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở. Dặn HS đọc 2 đoạn văn tham khảo, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn. Chuẩn bị bài: Luyện tập tả các bộ phận của cây cối.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 22.doc
Giáo án liên quan