DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
(GDKNS)
I. MỤC TIÊU.
- Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn
- Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực cho chị Nhà Trò yếu đuối.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.( trả lời được các CH trong SGK).
• GDKNS:Thể hiện sự cảm thông, Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân.
- Biết bảo vệ điều đúng, bệnh vực kẻ yếu, ghét áp bức, bất công.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Giấy to viết đoạn văn cần luyện đọc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 2 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc cả bài.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi của GV:
wCâu 1: Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
wCâu 2: Thấy Ốc đep, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi.
wCâu 3: Bà đi làm về thấy nhà cửa sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
wCâu 4: Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
wCâu 5: Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên.
wCâu 6: Họ sống hạnh phúc, thương yêu nhau như hai mẹ con.
- HS nêu: Là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ.
- 1 HS đọc câu hỏi trên bảng phụ.
- 1 HS kể đoạn 1, cả lớp nghe và nhận xét.
- Từng nhóm 3 HS kể, mỗi em 1 đoạn. Sau đó 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
- 6 HS kể và nói ý nghĩa câu chuyện. Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất hiểu truyện nhất.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
(GDKNS)
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật ( ND ghi nhớ)
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật (BT1, mục III); Kể lại được 1 đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2)
* GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin; Tư duy sáng tạo.
- Biết yêu cái đẹp, thêm yêu văn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.
- Phiếu to viết nội dung của bài tập phần nhận xét.
- Phiếu to viết nội dung bài 1 phần luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC: Kể lại hành động của nhân vật.
- Hỏi: Dựa vào đâu em biết được tính cách của nhân vật ?
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới.
a/ Khám phá:
- ChoHS nhận xét về hình dáng của bạn lớp trưởng.
- Chuyển ý giới thiệu bài: Hình dáng bên ngoài của nhân vật thường nói lên tính cách của nhân vật đó. Trong bài văn KC tại sao có khi cần phải miêu tả ngoại hình của nhận vật? Chúng ta cùng tìm câu trả lời đó trong bài học hôm nay.
b/ Kết nối:
Phần nhận xét.
- Cho HS đọc đoạn văn và yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm vào VBT. GV phát phiếu cho 3 HS làm bài. GV chốt lại ngoại hình của chị Nhà Trò.
- Hát đầu giờ
- HS trả lời: Dựa vào hình dáng, hành động lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- HS nêu cả lớp lắng nghe.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- 1em đọc đoạn văn, 1em đọc yêu cầu.
- HS làm bài trên phiếu: Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. Sau đó trình bày kết quả, cả lớp nhận xét và bổ sung:
+ Sức vóc: gầy yếu quá; thân mình bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
+ Cánh: mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
+ Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- Hỏi: Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? GV chốt lại: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
Phần ghi nhớ.
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại và ghi bảng.
c/ Thực hành/ luyện tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV dán phiếu có nội dung bài văn và hỏi:
+ Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? GV dùng viết gạch dưới những chi tiết miêu tả ngoại hình đó.
+ Hỏi: các chi tiết trên nói lên điều gì?
- GV chốt lại các ý chính.
Bài 2
- GV nêu yêu cầu của bài: Kể lại 1 đoạn của câu chuyện Nàng tiên Ốc,kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
-Cho HS làm việc theo cặp, nhắc HS kết hợp quan sát tranh khi tả ngoại hình nhân vật.
- Cho HS thi kể trước lớp. GV nhận xét và cho điểm những em kể tốt.
d/ Vận dụng.
- Hỏi: Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
- HS tiếp nối nhau trả lời:
+ Tính cách yếu đuối.
+ Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm trong SGK.
Bài 1
3 đến 4 HS đọc, cả lớp đọc thầm
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ HS nối tiếp nhau nêu: Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới tận đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
+ Các chi tiết cho thấy chú bé là con nhà nông dân nghèo, hiếu động, thông minh, và gan dạ.
Bài 2
- HS nghe GV nêu yêu cầu, lưu ý chỉ kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên Ốc.
- Từng cặp trao đổi và thực hiện theo yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét xem bạn kể có đúng với yêu cầu của đề bài không. Sau đó bình chọn.
- HS nêu: Cần tả những đặc điểm tiêu biểu về vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ của nhân vật đó.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu
- Biết viết các số về hàng và lớp triệu.(BT1; BT2; BT3(cột2)
- Thêm yêu toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn ô để hướng dẫn hs viết số thích hợp vào bảng để giới thiệu lớp triệu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC: So sánh các số có nhiều chữ số
- Gọi HS sửa bài 2 ; 3/SGK/13 trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới.
GTB: Giờ học này các em sẽ làm quan các hàng và lớp lớn hơn các hàng và lớp các em đã học, đó là triệu và lớp triệu.
Giới thiệu lớp triệu
- Yêu cầu HS lên bảng viết lần lượt các số 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, sau đó viết số 10 trăm nghìn.
- GV giới thiệu:
+ Mười trăm nghìn gọi là một triệu.
+ Một triệu viết là 1 000 000
- Hỏi: Số 1 triệu có mấy chữ số 0.
- GV nêu: 10 triệu còn gọi là 1 chục triệu, sau đó yêu cầu HS lên bảng viết số 10 triệu.
- GV nêu tiếp: 10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu, sau đó yêu cầu HS lên bảng viết số 1 trăm triệu.
- GV nêu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu. Sau đó GV hỏi để HS nêu lại lớp triệu gồm các hàng nào?
- Yêu cầu HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn. GV nhận xét và chốt lại.
Thực hành
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đếm theo yêu cầu. GV nhận xét và chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu, sau đó yêu cầu HS làm bài vào SGK và đổi chéo kiểm tra nhau. GV nhận xét và sửa bài.
- GV chốt: Viết các số tròn chục triệu, tròn trăm triệu.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 hS làm bảng phụ. GV chấm bài và sửa bài.
- GV chốt: Viết các số đến lớp triệu.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Yêu cầu HS nêu các hàng và lớp đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ
- 2 HS thực hiện, mỗi em 1 bài. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- 3 HS nối tiếp nhau viết, mỗi em 1 số:
1000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1 000 000 (HS viết số 100 000 thì tiếp tục viết số 1 triệu)
- HS nghe và nhắc lại: Mười trăm nghìn gọi là một triệu. (Viết là 1 000 000)
- Số 1 triệu có 6 chữ số 0 bên phải chữ số 1.
- HS viết số 10 triệu: 10 000 000
- HS viết số 1 trăm triệu: 100 000 000
- HS nêu: Lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm thuộc lớp đơn vị ; hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thuộc lớp nghìn ; hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu thuộc lớp triệu.
Bài 1.
- 1 HS đọc: Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
- HS đếm: 1 triệu, 2 triệu, … 9 triệu, 10 triệu.
Bài 2
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS dùng bút chì làm vào SGK và sửa bài:
1 chục triệu: 10 000 000
2 chục triệu: 20 000 000
……..
9 chục triệu: 90 000 000
1 trăm triệu: 100 000 000
2 trăm triệu: 200 000 000
3 trăm triệu: 300 000 000
Bài 3.
- 1 HS đọc: Viết số sau và cho biết …
- HS làm bài và sửa bài.
+ Năm mươi nghìn: 50 000. Số năm mươi nghìn có 4 chữ số 0.
+ Bảy triệu: 7 000 000. Số bảy triệu có 6 chữ số 0.
+ Ba mươi sáu triệu: 36 000 000. Số ba mươi sáu triệu có 6 chữ số 0.
+ Chín trăm triệu: 900 000 000. Số chín trăm triệu có 8 chữ số 0.
- HS nêu các hàng và lớp vừa nêu trên.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo)
MỤC TIÊU
Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng. kí hiệu bản đồ.
Có ý thức gìn giữ lãnh thổ nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bản đồ: địa lý tự nhiên, hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
2. KTBC: Làm quen với bản đồ.
- Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố của bản đồ.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới
GTB: Tiết học này giúp các em các bước sử dụng bản đồ và đọc bản đồ ở mức độ đơn giản.
HĐ1: Cách sử dụng bản đồ
- Yêu cầu HS đọc tên bản đồ hình 3, hỏi: Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam, yêu cầu HS:
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với nước láng giềng.
+ Nêu các bước sử dụng bản đồ.
HĐ2: Bài tập.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK: Chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ.
- Kể tên các nước láng giềng của Việt Nam.
- Kể tên các đảo, quần đảo và các con sông lớn ở Việt Nam.
- GV chốt: Muốn sử dụng bản đồ, ta phải đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải và tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
4. Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu HS lên bảng đọc tên bản đồ và nêu các phương hướng trên bản đồ.
- Về xem lại bài. Chuẩn bị bài “ Nước Văn Lang”.
- 2 HS trình bày. Cả lớp nghe và nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS: Tên bản đồ cho ta biết tên khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó.
- HS quan sát và thực hiện:
+ 1 HS lên bảng chỉ theo đường biên giới.
(căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải)
+ Ta phải đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải và tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ
- 1 HS chỉ: Phía trên là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
- Các nước láng giềng: Trung Quyốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Vùng biển là một phần của gbiền Đông. Nước ta có các đảo lớn như Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà ; các quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa ; Có các sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 2 HS thực hiện, cả lớp nhận xét.
SINH HOẠT LỚP- TUẦN 2
KÍ DUYỆT - TUẦN 2
File đính kèm:
- TUAN 2.docx