Giáo án Lớp 4 Tuần 2 Tiết 8

I. MỤC TIÊU:

 - Biết được cc hng trong lớp đơn vị, lớp nghìn .

 .- Biết được giá trị của chữ số theo vị trí của từngchữ số đó trong mỗi số.

 -Biết viết số thnh tổng theo hng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài học.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 2 Tiết 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu của GV. 4 Củng cố, dặn dò: - Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu - Về nhà làm bài tập 4/14. - Chuẩn bị tiết: Triệu và lớp triệu (tiếp theo). - Nhận xét tiết hoc. Tuần 2 Tiết 4 Môn : Tập làm văn TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU : - HS hiểu: trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật, nhật là các nhân vật chính, là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. - Bước đầu bước lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong truyện vừa đọc. Đồng thời biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu học tập . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Ổn định 2. Bài cũ: - Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào? - Khi kể chuyện ta cần chú ý những gì? Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và làm quen với việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Hoat động Giáo viên Học sinh 1. Nhận xét 2 3 Luyện tập Câu 1: - Cho học sinh đọc đoạn văn + yêu cầu của câu 1 - Nêu yêu cầu của câu1: Bài tập cho đoạn văn trích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Các em phải đọc đoạn văn và phải ghi vắn tắt vào vở những đặc điểm của chị Nhà Trò về mặt ngoại hình. - Cho học sinh làm bài. - Cho học sinh trình bày. - GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng. Chị Nhà Trò có những đặc điểm về ngoại hình: * Sức vóc: gầy yếu như mới lột. * Thân hình: bé nhỏ. * Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở. *Trang phục: người bự phấn, mặt áo thâm dài, đôi cánh chấm điểm vàng. Câu 2: - Cho học sinh đọc yêu cầu của câu 2. - Nêu yêu cầu của câu2 ? - GV giao việc : Qua ngoại hìnnh của nhà Trò, các em phải chỉ ra được ngoại hình đó nói lên điều gì về tính cách của Nhà Trò. - HS làm bài. - Cho học sinh trình bày. - GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng: ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt… Ghi nhớ: - Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Bài1: - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập1+ đọc đoạn văn. - GV giao việc: các em đọc đoạn văn và chỉ rõ những từ ngữ hình ảnh nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc. - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày bài - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: những từ cần gạch chân là: gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần dầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động dậy, đôi mắt sáng và xếch. - Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập2 + đọc bài thơ Nàng tiên Ốc - GV giao việc: khi kể lại chuyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, các em nhớ kết hợp tả ngoại hình nàng tiên ốc, ngoại hình của bà lão. - Cho HS làm việc. - Cho HS trình bày bài. - GV nhận xét khen những nhóm biết kết hợp kể chuyện với tả ngoại hình của các nhân vật. - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. - Học sinh theo dõi. - HS làm bài cá nhân ghi ra giấy. - Một số HS trình bày bài trước lớp -Lớp nhận xét. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? -HS theo dõi - HS làm bài cá nhân. - Một số em trình bày bài miệng. - Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - HS lắng nghe. - Một HS đọc to cả lớp đọc thầm. - HS theo dõi. - HS dùng bút chì gạch dưới những từ ngữ miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc. - Một vài em trình bày bài làm, cả lớp theo dõi. - Cho thấy chú bé là con một nông dân nghèo quen chịu đựng vất vả. Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. - Một em đọc, cả lớp đọc thầm. - Theo dõi. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên kể chuyện. 4 Củng cố, dặên dò : - Muốn tả ngoại hình nhân vật ta cần tả những gì? - Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Bài sau : Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật Nhận xét tiết học Môn :Thể dục GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU: - Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. - Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học Thể dục. - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn - Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu HS nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng nhỡ bằng nhựa, cao su hay bằng da III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung hướng dẫn kĩ thuật Định lươÏng Phương pháp , biện pháp tổ chức I. PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 2. Khởi động chung : Đứng tại chỗ hát và vỗ tay - Trò chơi “Tìm người chỉ huy” II. PHẦN CƠ BẢN 1. 1. Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4 + Thời lượng học 2 tiết/ tuần, học trong 35 tuần, cả năm học 70 tiết + Nội dung bao gồm: ĐHĐN, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như: Đá cầu, Ném bóng … Như vậy so với lớp 3 nội dung học nhiều hơn, sau mỗi nội dung học đều có kiểm tra đánh giá cho từng em, do đó yêu cầu các em phải tham gia đầy đủ các tiết học và tích cực tự tập ở nhà,… 2. Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: + Trong giờ học, quần áo phải gọn gàng khuyến khích mặc quần áo thể thao, không được đi dép lê, phải đi giày hoặc dép có quai sau. Khi muốn ra vào lớp hoặc nghỉ tập phải xin phép GV 3. Biên chế tổ tập luyện: + Chia tổ tập luyện như theo biên chế lớp. Tổ trưởng là em được cả tổ và lớp tín nhiệm bầu ra. 4. Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” - Giáo viên phổ biến luật chơi : Có hai cách chuyển bóng: + Cách 1: xoay người qua trái hoặc qua phải ra sau, rồi chuyển bóng cho nhau + Cách 2: Chuyển bóng qua đầu cho nhau III. PHẦN KẾT THÚC: - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV cùng HS hệ thống bài - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà - Bài tập về nhà : Chuẩn bị tốt trang phục tập luyện - Tổ chức trò chơi theo nhóm 6 – 10 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút 2 – 3 phút 18 – 22 phút 3 – 4 phút 2 – 3 phút 2 – 3 phút 6 – 8 phút 4 – 6 phút - Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. Sau đó bắt nhịp bài hát cho HS hát. - Cả lớp tham gia trò chơi - HS đứng theo đội hình hàng ngang, GV giới thiệu tóm tắt chương trình môn Thể dục lớp 4 - HS đứng theo đội hình hàng ngang, lắng nghe GV phổ biến - HS tập họp tổ như theo biên chế lớp, bầu tổ trưởng của tổ - GV làm mẫu cách chuyển bóng. - HS nghe luật chơi; Chơi thử cả hai cách chuyển bóng một số lần. + Sau khi cả lớp biết cách chơi, GV cho chơi chính thức có phân thắng thua. - HS đứng theo đội hình hàng ngang Môn học: Âm nhạc Đề bài: học hát bài: Em yêu hòa bình I. MỤC TIÊU: HS hát đúng và thuộc bài: Em yêu hòa bình Qua bài hát, giáo dục các em lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nhạc cụ, đĩa nhạc. III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra HS 3 bài hát ôn ở tiết trước. Kiểm tra HS các ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Gv giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nói cho hs nghe vài nét về nhạc sĩ Nguyễn đức Toàn (tác giả của bài Em yêu hòa bình) HĐ Giáo viên Học sinh 1 Ôn bài cũ 2 Tập hát - Kiểm tra hs về tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông (gv giới thiệu khuông nhạc đã viết sẵn 1 số nốt nhạc) GV hát mẫu lần 1 Hỏi: nội dung bài hát nói lên điều gì? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Gọi hs đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm. - Cho hs vỗ tay theo hình tiết tấu: GV dạy hát từng câu Lưu ý những chỗ luyến 2 nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cách, thơm, hương, cỏ. - Lưu ý chỗ đảo phách sông hai bên Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu từ câu 1 đến câu 4, rồi tất cả cùng hát từ câu 5 cho đến hết bài HS nêu miệng cá nhân. Cả lớp đồng thanh. HS lắng nghe Tình cảm của các em thiếu nhi đối với quê hương, đất nước. - Giai điệu vui tươi, êm ái, nhẹ nhàng. - 1-2 hs đọc (nhìn SGK) - Cả lớp thực hiện. HS tập hát đồng thanh Hát theo dãy Hát cá nhân - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca. - HS hát dưới sự ra hiệu của GV 4. Củng cố- Tổng kết: Thi hát cá nhân. Lớp nhận xét, bình chọn bạn hát hay nhất. 5. Dặn dò: Về học thuộc. Bài sau: ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình. Bài tập cao độ và tiết tấu Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • doctiet 8.doc
Giáo án liên quan