I. MỤC TIU:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
KNS - Kĩ năng nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
- Kĩ năng bình luận, ph phn những hnh vi khơng trung thực trong học tập.
- Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
KNS:-Thảo luận ,giải quyết vấn đề
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
39 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Ngọc Giàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những
chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
Cách tiến hành:
Bước 1:
Giáo viên yêu cầu nhóm 2 học sinh mở sách giáo khoa & cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10
Bước 2:
- Mời từng nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
Kết luận của GV: Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:
+ Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức
ăn thực vật hay thức ăn động vật.
+ Phân loại theo lượng các chất dinh
dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng & vi-ta-min (Ngoài ra trong nhiều loại thức ăn còn chứa nhiều chất xơ & nước)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
Mục tiêu: HS nói tên & vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nói tên thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 SGK
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà các em ăn hằng ngày.
+ Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh.
Kết luận của GV:
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này.
Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Mục tiêu:HS nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1:
Giáo viên phát phiếu học tập cho học
sinh làm việc trên phiếu
Bước 2:
- Mời học sinh trình bày kết quả làm việc
- Nhận xét, chữa bài tập cho cả lớp
4) Củng cố:
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa
5) Nhặn xét, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học
tập của học sinh
Chuẩn bị bài: Vai trò của chất đạm và
chất béo.
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Học sinh khác nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Các em sẽ nói với nhau về tên thức ăn, đồ uống mà các em dùng hàng ngày. Tiếp theo HS quan sát các hình trang 10 & cùng với bạn mình phân loại nguồn gốc của các loại thức ăn
Sau đó HS dựa vào mục Bạn cần biết để trả lời câu hỏi 3
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả mà các em đã cùng nhau làm việc.
- Nhận xét, bổ sung
- Cả lớp theo dõi
- HS làm việc theo cặp: HS nói với nhau tên các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK & cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất bột đường ở mục Bạn cần biết
- Học sinh trả lời
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý
- HS làm việc với phiếu học tập
- Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.
- Học sinh khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
Kĩ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và nút chỉ (gút chỉ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu; kim; kéo; khung thêu cầm tay; phấn màu;
- Thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài, khuy bấm; 1 số sản phẩm may, khâu, thêu .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A) Ổn định:
B) Kiểm tra bài cũ:Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
- Ta chọn loại vải thế nào để dùng học?
- Chỉ khâu như thế nào là phù hợp?
C) Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiếp theo)
2) Phát triển:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4 và các mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Giáo viên bổ sung cho học sinh những đặc điểm của kim khâu, kim thêu khác nhau.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5a, 5b, 5c để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
- Giáo viên chỉ cho học sinh thao tác mẫu.
- Nhận xét và bổ sung. Thực hiện thao tác minh hoạ.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
Giáo viên tổ chức cho học sinh tự thực hành, giáo viên kiểm tra giúp đỡ học sinh còn lúng túng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác
- Đưa ra các dụng cụ và yêu cầu học sinh nêu tên và tác dụng của chúng.
- Giáo viên nêu lại tên và tác dụng của một số dụng cụ.
3) Củng cố:
Yêu cầu học sinh nêu Ghi nhớ ở cuối bài.
4) Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Cả lớp quan sát các thao tác của giáo viên
- Quan sát và thao tác mẫu.
- Nhận xét, chốt lại
- Cả lớp thực hành như đã hướng dẫn.
- Thước may: dùng để đo vải và vạch dấu trên vải.
- Thước dây: làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể
- Khung thêu cầm tay: Gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tron to có vít để điều chỉnh có tác dụng giữ cho vải căng khi thêu.
- Khuy cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác.
- Phấn may: dùng để vạch dấu trên vải.
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
Lịch sử và Địa lí
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Làm quen với bản đồ
- Bản đồ là gì?
- Kể một số yếu tố của bản đồ?
- Bản đồ thể hiện những đối tượng nào?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3) Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Làm quen với bản đồ (tiếp theo)
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
Bước 1:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ có ý nghĩa gì?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí
+ Chỉ đường biên giới của Việt Nam với các nước xung quanh trên hình 3 (bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia
Bước 2:
- Giáo viên yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý
4) Bài tập
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo nhóm bài tập a, b
- Mời đại diện nhóm trình bày trước kết quả làm việc của nhóm
- Giáo viên hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng và mời học sinh đọc tên và chỉ các hướng.
- Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng sông phải đi từ đầu nguồn xuống cuối nguồn.
5) Củng cố
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
6) Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Học sinh khác nhận xét
- HS dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi
- Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới của Việt Nam trên bản đồ treo tường
- Các bước sử dụng bản đồ:
+ Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng địa lí cần tìm
+ Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b,
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
- Học sinh các nhóm khác sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ & chính xác.
- Học sinh thực hiện:
+ Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ
+ Một HS lên chỉ vị trí của thành phố mình đang sống trên bản đồ.
+ Một HS lên chỉ tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình trên bản đồ theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Học sinh trả lời.
- Cả lớp theo dõi
File đính kèm:
- giao an lop 4 tuan 2(1).doc