MỤC TIÊU
- Đọc lưu loát toàn bài ,biết ngắt nghỉ đúng ,biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
-Hiểu được nội dung của bài :Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,ghét áp bức ,bất công ,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối ,bất hạnh
-Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn được câu hỏi 4.
- GDKNS : Thể hiện sự cảm thông.
II: ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
24 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 2 môn Tập đọc - Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết 7), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như vậy không? Vì sao ?
GVnhận xét chung
Hoạt động tiếp nối :
HS thực hiện các nội dung ở mục thực hành trong SGK
_
Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I)Mục tiêu
-Hiểu: Trong hai bài văn kể chuyện,việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ).
-Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật(BT1,mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên(BT2).
-HS khá,giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của hai nhân vật(BT2).
- GDKNS : Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
II:Đồ dùng dạy học
Ba tờ phiếu khổ to viết yêu cầu của bài tập 1
Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao
III:Hoạt động dạy học
A)Bài cũ
Trong các bài học tiết trước ,em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ?
B)Bài mới
1:Giới thiệu bài
2:Phần nhận xét
_Ba hs nối tiếp nhau đọc bài tập 1;2;3
_Cả lớp đọc thầm đoạn văn ,từng em ghi vắn tắt vào vở đăc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò
Đồng thời 3hs đại diện ba tổ làm vào tờ giấy khổ to ,trình bày ở bảng
*Chị Nhà Trò có đặc điểm ngoại hình :
+Sức vóc :Gầy yếu ,bự những phấn như mới lột
+Cánh :mỏng như cánh bướm non,ngắn chùn chùn rất yếu ,chưa quen mở
+Trang phục :Măc áo thân dài ,đôi chỗ chấm điểm vàng
*Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối ,thân phận tội nghiệp ,đáng thương ,dễ bị bắt nạt
3:Phần ghi nhớ
Bốn hs lần lượt đọc ghi nhớ ở sgk
4:Phần luyện tập
Bài 1: 1hs đọc nội dung bài tập ,cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Vũ Cao .
-Nêu những chi tiết miêu tảhình dáng của chú bé liên lạc ?-Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé liên lạc ?
_HS làm bài tập vào vở tập làm văn
Bốn hs đọc lại bài
Bài 2:1 hs nêu yêu cầu của bài
Kể một đoạn tả ngoại hình bà lão ,hs quan sát tranh ở bài nàng tiên ốc
-Hs trao đổi nhóm ba
-Ba hs thi kể
Cả lớp và gv nhận xét
5:Củng cố dặn dò
Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú tả những gì ?
...................@......................
Mĩ thuật
Giáo viên chuyên trách dạy
...................@......................
Toán
Triệu và lớp triệu
I:Mục tiêu
-Giúp hs biết về hàng triệu ,hàng chục triệu ,hàng trăm triệu và lớp triệu
-Biết viết các số đến lớp triệu.
- HS làm bài 1;bài2 ;bài3(cột 2).
- HS khá,giỏi làm tiếp những phần còn lại.
-Củng cố thêm về lớp đơn vị ,lớp nghìn ,lớp triệu
II:Hoạt động đạy học
A:bài cũ
GV viết 653720-Yêu cầu hs nêu nõ từng chữ số thuộc hàng nào ,lớp nào ?
B:Bài mới
1)Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng :- triệu ,chục triệu ,trăm triệu
GV đọc cho hs lên bảng viết số :
1000;10000; 100000; 10000000
Mười trăm nghìn còn gọi là một triệu
Một triệu viết là :1000000
HS đếm một triệu có mấy chữ số 0
HS đọc một triệu đồng
Tương tự
Mười triệu đồng còn gọi là một chục triệu ,viết là :10000000
Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu ,viết là :100000000
GV giới thiệu tiếp :Hàng triệu ,hàng chục triệu ,hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu
HS nêu lại các hàng ,các lớp từ bé đến lớn
2:Thực hành
Bài 1: Dành cho HS cả lớp.
GV cho hs đếm thêm từ 1triệu đến 10triệu
Bài 2: Dành cho HS cả lớp.
1HS đọc yêu cầu bài hs điền tiếp và đọc số đã diền vào chỗ trống
VD:5 chục triệu 6chục triệu
50000000 60000000
9chục triệu 3chục triệu
90000000 30000000
Bài 3: HS cả lớp làm cột 2.
Một hs đọc yêu cầu của bài
Hs làm bài :15000:có ba chữ số 0 ;50000:có bốn chữ số; 350000:có bốn chữ số0
.......
Bài 4:Một hs đọc yêu cầu bài
Dành cho HS khá, giỏi.
HS làm bài tập ở vở bài tập
Ba hs ở ba tổ lên bảng chữa bài ,cả lớp nhận xét
.....................@......................
Khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
VAi trò của chất bột đường
I:Mục tiêu :
- HS kể tên được các chất dinh sưỡng có trong thức ăn: chất bột đường;chất đạm chất béo,vi-ta-min,chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo,bánh mì, ngô, khoai, sắn
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
II:Đồ dùng dạy học
Hình trang 10;11 sgk
Phiếu học tập
III; Hoạt động dạy học
HĐ1: Tập phân loại thức ăn
Bước 1:GV yêu cầu các nhóm mở sgk và trả lời ba câu hỏi trong sách
-HS quan sát các hình trong trang 10và cùng các bạn hoàn thành bảng như ở bài tập 1
Bước 2:làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả .Cả lớp và g v nhận xét ,kết luận
*Phân loại thức ăn theo các bước sau :
-Phân loại thức ăn theo nguồn gốc ;đó là thức ăn động vật hay thức ăn thực vật
-Phân loại theo các chất dinh dưỡng chia thức ăn làm bố nhóm
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
+Nhóm thức ưn có nhiều chất béo
+Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất vi –ta –min và chất khoáng
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
Bước 1 làm việc với sgk theo nhóm 3
Hãy nói với nhau tên thức ăn chứa nhiều bột đường có trong hình ở trang 11sgk
Bước 2:Làm việc cả lớp ,trả lời các câu hỏi sau
-Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11sgk ?
-Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày ?
-Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường ?
Kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể .Chất bột đường có nhiều ở gạo ,ngô, bột mì ...Đường cũng thuộc loại này
HĐ3: Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều bột đường
Bước 1: GV phát phiếu học tập hs tự làm vào phiếu học tập
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp
Một số học sinh trình bày kết quả làm việc
Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật
...................@......................
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp.
I.Mục tiêu:
- Tổ chức hướng dẫn học sinh:
Sinh hoạt lớp cuối tuần 2. Học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của cá nhân, lớp trong tuần học
Học sinh đề ra nhiệm vụ thi đua tuần học 3
Bình chọn học sinh được tuyên dương trong tuần. Phê bình những học sinh vi phạm nội quy.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh về: Nề nếp, học tập, vệ sinh.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần tới
Học sinh đăng ký thi đua( Cá nhân, tổ, lớp)
ý kiến của giáo viên chủ nhiệm
+ Yêu cầu về vệ sinh: lớp học và khu vực vệ sinh sạch sẽ, kịp thời.
+ Nề nếp: giữ trật tự trong sinh hoạt 15 phút và các giờ học, hoạt động ngoài trời.
+ Học tập: Có đủ đồ dùng học tập, làm bài kịp thời theo từng tiết học, từng ngày.
III. Giáo viên nhận xét tiết sinh hoạt lớp.
kỉ thuật
vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu(t2)
1.Mục tiêu
- Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy học
Vải có kích thước20cm x 30cm
Kéo cắt vải
Phấn gạch trên vải ,thước.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS quan sát hình4(SGK) kết hợp với quan sát mẫu kim khâu ,thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
GV bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu.
Hướng dẫn HS quan sát các hình 5a,5b,5c (SGK) để nêu các cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. Gọi HS thực hiện thao tác xâu chỉ.
GV và HS nhận xét và bổ sung thiếu sót.
GV hỏi tác dụng của vê nút chỉ.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. GV cho HS thực hành theo nhóm nhỏ.
GV quan sát giúp đỡ những em chưa làm được.
Đánh giá kết quả thực hành .
GV đánh giá kết quả học tập của HS.
IV.Nhận xét dặn dò:
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
Hướng dẫn HS về nhà xem trước bài hôm sau.
.....................@......................
thể dục
quay trái , quay phải ,dồn hàng , trò chơi:thi xếp hàng nhanh
I. Mục tiêu
- Biết cách dàn hàng, dồn hàng , động tác quay phải, quay trái đúng với khẩu lệnh.
- Biết cách tham gia chơi và chơi các trò chơi.
II.Địa điểm ,phương tiện
Trên sân trường , còi
III. Hoạt động dạy học
1.Phần mở đầu :6-10’
_GV nhận lớp ,phổ biến nội dung , yêu cầu bài học
_Đứng tại chỗ hát và vỗ tay .Trò chơi :Tìm người chỉ huy
2.Phần cơ bản 18-22’
a.Đội hình đội ngũ
_Ôn lại quay trái , quay phải , dàn hàng , dồn hàng
+ Lần 1-2 GV điều khiển
+Chia tổ tập luyện theo tổ
+Tổ trình diễn
+Cả lớp tập lại
b)Trò chơi vận động :6-8’
Trò chơi :Thi xếp hàng nhanh .GV nêu tên trò chơi rồi sau đó cho một tổ chơi thử 1-2 lần .HS chơi
3. Phần kết thúc :4-6’
_Cho hs làm động tác thả lỏng
_GV cùng học sinh hệ thống lại bài
_GV nhận xét ,đánh giá giờ học và giao bài tập về nhà
...................@......................
Thể dục
động tác quay sau - trò chơi “nhảy đúng ,nhảy nhanh ’
I .Mục tiêu .
_Củng cố và nâng cao kĩ thuật :quay phải , quay trái , đi đều.
_Học kĩ thuật động tác quay sau .
_Trò chơi :Nhảy đúng nhảy nhanh .
- HS khá,giỏi thực hiện động tác đi đều(nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải),chưa chú ý đến động tác đánh tay.
II. Địa điểm , phương tiện.
Trên sân trường , còi ,kẻ sân chơi trò chơi .
III. Hoạt động dạy học
1.Phần mở đầu 6-10’
GV nhận lớp , phổ biến nộidung yêu cầu bài học
Chơi trò chơi :Diệt các con vật có hại
2. Phần cơ bản :18-20’.
a)Đội hình đội ngũ :10-12’
_Ôn quay trái , quay phải , đi đều
Cả lớp tập 1-2lần ,sau đó chia tổ tập luyện
_Học kĩ thuật động tác quay sau :
GV tập mẫu hai lần .Cho ba học sinh tập thử .Cuối cùng cho cả lớp tập theo khẩu lệnh
Chia tổ tập luyện
b)Trò chơi vận động.
Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh
GVhướng dẫn HS chơi. Một tổ chơi thử ,sau đó cả lớp chơi
3.Phần kết thúc .
Cho HS hát bài hát và vỗ tay theo nhịp
GV cùng học sinh hệ thống bài
Nhận xét tiết :
....................@......................
File đính kèm:
- tuan 2.doc