Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu từ ngữ mới. Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khẩy.
- Giáo dục học sinh biết giúp đỡ bạn bè.
- Giáo dục kĩ năng sống: Tự nhận thức, chính xác giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.
6 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013
Ôn Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu từ ngữ mới. Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khẩy.
- Giáo dục học sinh biết giúp đỡ bạn bè.
- Giáo dục kĩ năng sống: Tự nhận thức, chính xác giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.
II/Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng.
- Một em đọc toàn bài.
- Năm học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài hai lượt, giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó, các tên riêng các thành ngữ.
- Học sinh luyện đọc nhóm 5.
- Một học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài
- Một em đọc câu hỏi 1, 2. Cả lớp đoạn 1, 2 trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét chốt ý: Câu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc ăn hết chín chõ xôi, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.
- Nêu ý đoạn 1, 2. Giáo viên nhận xét.
- Câu hỏi 3, 4 một em đọc. Trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét chốt ý: Cẩu Khẩy lên đường diệt trừ yêu tinh cùng ba người bạn, mỗi người bạn đều có tài năng đặc biệt.
- Bài này ca ngợi điều gì? Học sinh phát biểu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp đọc diển cảm đoạn 1.
+ Giáo viên đọc mẩu.
+ Từng cặp học sinh thi đọc diển cảm.
+ Vài học sinh thi đọc diển cảm trước lớp.
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2013
Ôn Toán
ÔN TẬP
I/Mục tiêu:
-Chuyển đổi được các số đo diện tích.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II/Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Một em đọc đề bài.
-Cả lớp làm vào vở. Hai em làm bảng.
8km2 = m2
23dm 2= ..cm2
300dm2 =m2
43dm2 34cm2=cm2
-Nhận xét, sửa sai.
Bài 3(a). Một em đọc đề bài.
-Một học sinh đo số đo diện tích.
-Cả lớp làm vào vở.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Bài 5: Một em đọc đề bài.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc biểu đồ?
-Biểu đồ thể hiện điểu gì? Học sinh phát biểu từng câu a, b, c, d. Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
Hai học sinh lên bảng đổi đơn vị đo.
12km= m.
120 dm= ...cm
-Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Ôn Tiếng Việt
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
-Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
-Nhận biết được câu kể Ai làm gì? xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu .Biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
-Học sinh ham thích học tập.
II.Đồ dùng dạy học
Thầy:
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Phần luyện tập.
Bài 1: Một em đọc.
-Cả lớp thảo luận theo nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày. Giáo viên nhận xét chốt ý. Các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn là: 3, 4, 5, 6, 7.
Bài 2: Một em đọc.
-Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ.
-Cả lớp làm vào vở. Học sinh tiếp nối nhau đọc câu văn mình đặt.
-Nhận xét sửa sai.
Bài 3: Một em đọc.
-Học sinh quan sát tranh minh họa.
-Một học sinh giỏi làm mẫu với 2, 3 câu về hoạt động của mỗi người vật được miêu tả trong hình. Học sinh tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
-Giáo viên nhận xét sửa sai.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
-Hai học sinh nêu ghi nhớ bài.
-Giáo viên nhận xét.
Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2013
Ôn Toán
ÔN TẬP
I/Mục tiêu:
- Biết ki - lô - mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki - lô - mét vuông. Biết
1 km = 1000000 m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II/Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Giáo viên giới thiệu. Để đo diện tích như diện tích thành phố khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki - lô - mét vuông.
- Học sinh quan sát tranh sách giáo khoa.
- Giáo viên giới thiệu cách đọc và cách viết ki - lô - mét vuông.
1km2 = 1000000m2.
-Học sinh đọc xuôi, đọc ngược.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Một em đọc đề bài.
-Cả lớp làm vào vở. Một học sinh làm bảng phụ.
-Trình bày nhận xét sửa sai.
Bài 2: Một em đọc đề bài.
-Cả lớp làm vào bảng con. Nhận xét sửa sai.
-Yêu cầu nêu mối liên hệ giữa các đơn vị km2 với dm2.
Bài 4: Một em đọc đề bài.
- Để đo diện tích phòng học người ta sử dụng đơn vị nào? (Đơn vị m2).
- Để do diện tích một quốc gia người ta sử dụng đơn vị nào? Học sinh phát biểu.
-Giáo viên nhận xét chốt lại.
a) Diện tích phòng học là 40 m2.
b) Diện tích nước Việt Nam là 330991 km2.
Diện tích thủ đô Hà Nội năm 2009 là 3344, 60 ki-lô-mét vuông.
- GV đưa ra một số dạng bài khác tương tự để HS làm.
- Nhắc nhở HS về nhà học bài.
Thứ năm, ngày 3 tháng 1 năm 2013
Ôn Tiếng Việt
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
-Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
-Nhận biết được câu kể Ai làm gì? xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu .Biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
-Học sinh ham thích học tập.
II.Đồ dùng dạy học
Thầy:
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Phần luyện tập.
Bài 1: Một em đọc.
-Cả lớp thảo luận theo nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày. Giáo viên nhận xét chốt ý. Các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn là: 3, 4, 5, 6, 7.
Bài 2: Một em đọc.
-Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ.
-Cả lớp làm vào vở. Học sinh tiếp nối nhau đọc câu văn mình đặt.
-Nhận xét sửa sai.
Bài 3: Một em đọc.
-Học sinh quan sát tranh minh họa.
-Một học sinh giỏi làm mẫu với 2, 3 câu về hoạt động của mỗi người vật được miêu tả trong hình. Học sinh tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
-Giáo viên nhận xét sửa sai.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
-Hai học sinh nêu ghi nhớ bài.
-Giáo viên nhận xét.
Hoạt động ngoài giờ
SINH HOẠT LỚP
1. Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua
* Ưu điểm:
- Đi học chuyên cần, đúng giờ,Vệ sinh lớp học sạch sẽ, tuy nhiên vẫn còn một số ngày không kịp giờ.
- Phần lớn làm bài và học bài trước lúc đến trường.
- Tổng kết chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn.
- Thực hiện an toàn giao thông tốt.
* Tồn tại:
- Nếp vệ sinh: Tổ 1 và tổ 2 vệ sinh trực nhật chưa sạch.
- Một số em chưa chăm chỉ trong học tập: Duy, Minh, Vũ (trong giờ học chưa tập trung nghe giảng bài), chưa ngoan.
- Ngồi trong lớp hay nói chuyện riêng: Huy, Ngân, Tâm ,Trí, Trường,....
2. Phương hướng tuần tới :
- Học và làm bài trước khi đến lớp.
- Khắc phục nhưng tồn tại của tuần này.
- Cần đi học đúng giờ;Vệ sinh lớp học sạch sẽ
- Cần làm bài và học bài trước lúc đến trường
- Thực hiện chủ điểm: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
- Giáo dục HS biết tôn trọng các lễ hội truyền thống ở địa phương.
File đính kèm:
- CHIEU TUAN 19 4B.doc