Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Đồ dùng:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
15 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì hết ô xi.
- HS thực hiện tương tự bài 2(46)
Phương án thứ 2 là đúng.
Vì hoa và cây hô hấp hút khí ô xi, thải ra khí các bon nic làm con người thiếu xô xi để thở.
- Thảo luận nhóm đôi:
- Lặn xuống nước ; xuống hầm mỏ sâu dưới lòng đất; lên trên cao không khí quá loãng; phi công; người du hành vũ trụ...
- Một số h/s nêu lại.
D. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài và thực hành tốt
------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2008
Thể dục
------------------------------------------------------------
Toán
------------------------------------------------------------
Chính tả
------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
------------------------------------------------------------
Thể dục(*)
------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2008
Lịch sử
kiểm tra định kỳ cuối kỳ i
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra định kỳ cuối kỳ I.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. GV nêu yêu cầu kiểm tra:
2. Phát đề cho từng HS:
Đề kiểm tra của Phòng Giáo dục
3. HS làm bài kiểm tra:
4. GV thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra.
------------------------------------------------------------
Địa lí
kiểm tra định kỳ cuối kỳ i
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra định kỳ cuối kỳ I.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. GV nêu yêu cầu kiểm tra:
2. Phát đề cho từng HS:
Đề kiểm tra của Phòng Giáo dục
3. HS làm bài kiểm tra:
4. GV thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra.
------------------------------------------------------------
Kể chuyện
ôn tập
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn tập kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục nữ đã học qua bài thực hành, chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết tên bài tập đọc, 1 số phiếu khổ to viết bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS):
- GV thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2:
HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
HS: Nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt. VD:
a. * Nguyễn Hiền rất có chí.
* Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
b. Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
d. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho 1 số HS.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, nhớ lại những câu thành ngữ, tục ngữ đã học, viết nhanh vào vở. 1 số em làm bài trên phiếu trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này ta bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
Khoa học
Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu:
- HS biết làm thí nghiệm chứng minh.
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông.
- Nói về vai trò của không khí ni – tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng:
- Hình trang 70, 71 SGK
- Lọ thủy tinh, hai cây nến
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô - xi đối với sự cháy.
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu.
HS: Các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- Đọc mục thực hành trong SGK để biết cách làm.
- Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Ghi lại những nhận xét và ý kiến giải thích về kết quả của thí nghiệm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV giúp HS rút ra kết luận chung sau thí nghiệm.
=> KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống:
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu.
HS: Các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm.
- Đọc mục thực hành trong SGK.
- Làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 và nhận xét kết quả.
- HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét và rút ra kết luận:
Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác không khí cần được lưu thông.
=> Bài học (Ghi bảng).
HS: Đọc lại bài học.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài để giờ sau học.
------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Ôn bài cũ:
- GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2.
? Vì sao các số đó chia hết cho 2
- Nêu các ví dụ các số chia hết cho 3?
? Vì sao các số đó chia hết cho 3
- Tương tự với các số 5 và 9.
HS: Nêu miệng.
- 54, 110, 218, 456, 1402
- Vì các số này có chữ số tận cùng là 1 trong các chữ số 0, 2, 4, 6, 8.
- 3, 6, 12, 15, 21, 111, 102
- Vì tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3.
- GV gợi ý để HS ghi nhớ:
+ Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
+ Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3, 9.
2. Thực hành:
Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét và thống nhất kết quả:
a. Các số chia hết cho 3 là:
- 4563 ; 2229 ; 3576 ; 66816.
b. Các số chia hết cho 9 là:
- 4563 ; 66816;
c. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là:
- 2229; 3576.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
a. 945.
b. 225; 255; 285.
c. 762; 768
Bài 3: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
HS: Làm xong, kiểm tra chéo lẫn nhau.
a. Đ b. S
c. S d. Đ
Bài 4: GV có thể hỏi:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a. Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì?
- Tổng các chữ số chia hết cho 9.
Vậy ta chọn 3 số nào để lập?
- 6, 1, 2 vì có tổng các chữ số là :
6 + 1 + 2 = 9
- Một em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét kết quả.
612; 621; 126; 162; 261; 216.
b. Tương tự, GV gợi ý để HS viết được các số: 120; 102; 210; 201.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập trong vở bài tập toán.
------------------------------------------------------------
Lịch sử - Địa lí (*)
------------------------------------------------------------
Toán(*)
Luyện tìm một thành phần chưa biết của phép tính
A.Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép tính cộng trừ, nhân chia.
- Rèn kỹ năng trình bày loại toán cho đúng
B.Đồ dùng dạy học:
- Thước mét.
C.Các hoạt động dạy học
1. ổn định:
2.Bài mới:
Cho HS làm các bài tập sau:
Tìm x?
a. x - 24138 = 62 975
b. x + 9898 = 100 000
c. 39700 - x= 30484
GV chấm bài nhận xét:
Tìm y?
a. y * 5 =106570
b. 517 * y = 151481
c. 450906 : y = 6
d.195906 : y = 634
Bài 1: Cả lớp làm vở -đổi vở kiểm tra
a. x - 24138 = 62 975 b. x + 9898 = 100 000
x = 62975 + 24138 x = 100 000 - 9898
x = 87113 x =90102.
c. 39700 - x= 30484
x = 39700 -30484
x = 9216
Bài 2:Cả lớp làm vở -2 em lên bảng chữa .
a. y * 5 =106570
y =106570 : 5
y =21314.
c. 450906 : y = 6
y = 450906 : 6
y = 75151
b. 517 * y = 151481
y=151481 :517
y =293
d. 195906 : y =634
y = 195906 : 634
y = 309
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố:
2.Dặn dò: Về nhà ôn lại bài
------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2008
Luyện từ và câu
------------------------------------------------------------
Tập đọc
------------------------------------------------------------
Toán
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
------------------------------------------------------------
Đạo đức
------------------------------------------------------------
Tiếng Việt(*)
------------------------------------------------------------
Tiếng Việt(*)
------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2008
Kĩ thuật
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Kiểm tra (đọc) (tiết 7)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra HS đọc các bài trong SGK, hoặc các văn bản chọn ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4.
- Văn bản có độ dài khoảng 200 chữ.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. GV nhắc nhở HS:
Khi đọc phải rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các chữ, không được đọc sai
2. GV gọi từng HS lên đọc bài:
- GV phát đề cho từng HS.
------------------------------------------------------------
Toán
------------------------------------------------------------
Kĩ thuật(*)
------------------------------------------------------------
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
------------------------------------------------------------
An toàn giao thông
--------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan18.doc