I.Yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung, thuộc được 3 đoạn thơ đoạn văn đã học ở học kì 1
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm “Có chí thì nên, tiếng sáo diều”
II. Đồ dung dạy học
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL.
- Giấy khổ to kẽ sẵn bài tập 2 và bút dạ.
42 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận xét tiết học.Về nhà xem lại bài tập 2, chuẩn bị bài sau.
Thứ 3 ngày 22 tháng 1năm 2008
Toán: Luyện tập
A- Mục tiêu: Giúp H rèn kĩ năng.
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông.
B- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: H vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
H đọc yêu cầu của bài.
H làm bài cá .
H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
H đọc yêu cầu của bài.
H tự làm bài và chữa bài.
Cuối cùng T kết luận.
diện tích khu đất là:
5 x 4 = 20(km2)
b) Đổi 8000m = 8 km, vậy diện tích khu đất là:
8 x 2 = 16(km2).
Bài 3:
H đọc yêu cầu của bài.
H làm bài và chữa bài.
Bài 4:
H làm bài vào vở, và chữa bài.
Bài giải
Chiều rộng của khu đát là:
3: 3 = 1(km)
Diện tích khu đất là:
3 x 1 = 3(km2)
Đáp số: 3km2.
Bài 5:
H đọc yêu cầu của bài.
H quan sát kĩ biểu đồ mật độ dân số để tìm ra câu trả lời
H trình bày lời giải, cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
H chuẩn bị bài sau.
phần ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
Thứ 5 ngày 24 tháng 1 năm 2008
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Giúp H củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài: (Trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật theo 2 kiểu mở bài trên.
II. Đồ dung dạy học:
- 4 tờ giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
- Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
2. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- H đọc yêu cầu nội dung của bài.
- H thảo luận theo nhóm đôi.
- H phát biểu ý kiến, H khác bổ sung
Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
Điểm khác nhau: Đoạn a, b là kiểu mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vào chiếc cặp sách cần tả. Đoạn C là kiểu mờ bài gián tiếp, nói chuyện sắp xếp đồ đạc rồi mới giới thiệu chiếc cặp cần tả.
Bài tập 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn: Để làm bài tốt, trước hết em hãy nghĩ và chọn một chiếc bàn mà em ngồi học đó có thể là chiếc bàn trên lớp hoặc bàn ở nhà. Nhớ là em chỉ viết một đoạn mở bài.
- T phát giấy khổ to cho 4 H còn cả lớp làm vào vở.
- H làm bài.
- H chữa bài, 4 H dán bài của mình lên bảng.
- H dưới lớp nhận xét, sửa lỗi về câu, dùng từ cho bạn.
- T chữa bài cho H trên bảng thật kĩ và nhận xét, cho điểm bài viết tốt.
- H dưới lớp đọc 2 cách mở bài của mình.
- Nhận xét bài của từng H và cho điểm những bài viết tốt.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. Yêu cầu H viết chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vởi và chuẩn bị bài sau.
Toán: Diện tích hình bình hành.
A- Mục tiêu:
- Giúp H hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
B- Đồ dùng dạy học
- Mỗi H chuẩn bị 2 hình bình hành bằng giấy hoặc bìa như nhau, kéo, giấy ô ly, êke.
- T phấn màu, thước thẳng.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Giáo viên vẽ lên bảng hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với DC rồi giới thiệu DC là đáy của hình bình hành; độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.
- T đặt vấn đề: Tính diện tích hình bình hành ABCD đã cho.
- T gợi ý để H có thể kẻ được đường cao AH của hình bình hành; sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại thì được hình chữ nhật ABIH
A B A B
D C H I
H
- T yêu cầu H nhận xét về diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành.
- T yêu cầu H nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình để rút ra công thức tính hình bình hành.
- T kết luận: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng 1 đơn vị đo. Gọi S là diện tích của hình bình hành, h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích hình bình hành là:
S = a x h
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- H làm bài cá nhân.
- H chữa bài, T, cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn tính diện tích của hình chữ nhật và hình bình hành, sau đó so sánh diện tích của 2 hình với nhau.
- H làm bài và chữa bài.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài cá nhân.
- H đổi chéo vở để chữa bài.
- T chấm, ghi điểm.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
H chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 25 tháng 1năm 2008
Toán: Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Giúp H hình thành tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
B- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: H vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H nhận dạng các hình: hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài và chữa bài.
- H vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi viết kết quả vào các ô trống tương ứng.
- Cuối cùng T kết luận.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài và chữa bài.
- T vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành:
P = (a + b) x 2
- H nhắc lại công thức diễn đạt bằng lời.
Bài 4:
- H đọc yêu cầu của bài.
- Bài này nhằm giúp H biết cách vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành trong giải toán có lời văn.
Bải giải
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1.000 (dm2)
Đáp số: 1.000 dm2
- H làm bài cá nhân, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
H ôn lại bài học làm các bài tập ở vở BT.
H chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng
I. Mục tiêu:
- Giúp H mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm trí tuệ, tài năng.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và ghi nhớ các từ đó.
- Hiểu nghĩa của các từ đã học, nghĩa của một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm. Có khả năng sử dụng các câu tục ngữ được học.
II. Đồ dung dạy học:
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 1.
- Các câu tục ngữ trong bài viết sẵn vào bảng phụ.
- H chuẩn bị từ điển giáo khoa tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- T gọi 3 H lên bảng đặt và phân tích câu theo kiểu câu kể Ai làm gì?
- Gọi 3 H đứng tại chỗ đọc thuộc lòng phần ghi nhớ của tiết chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Chấm một số đoạn văn của H về nhà đã viết lại.
- Nhận xét bài làm và cho điểm từng H.
- Nhận xét đoạn văn H về nhà viết.
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn H làm bài tập.
Bài tập 1:
- H đọc yêu cầu bài.
- H làm bài theo nhóm đôi.
- H chữa bài cả lớp nhận xét T kết luận.
a) Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa ,tài giỏi,tài nghệ ,tài ba ,tài năng.
b) Tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên ,tài trợ ,tài sản.
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài
- H làm bài cá nhân
- H tiếp nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt.
VD: Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa.
- T nhận xét . H làm vào vở.
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H thảo luận nhóm đôi
- T gợi ý: Muốn biết được câu tục ngữ nào ca ngợi tài trí của con người, các em hãy tìm hiểu xem nghĩa bóng của câu ấy là gì.
- H phát biểu ,các H khác nhận xét bài làm của bạn.
Câu a và câu c ca ngợi sự thông minh tài trí của con người. Câu b là một câu nhận xét, muốn biết rõ một vật, một người cần thử thách, tác động tạo điều kiện để người hoặc vật đó biểu lộ khả năng.
Bài 4:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hỏi H về nghĩa bóng của từng câu. Nếu H không hiểu thì T giải thích.
+ Người ta là hoa đất: Ca ngợi con người là tinh hoa,là thứ quý giá nhất của trái đất
+ Chuông có đánh mới kêu / đèn có khêu mới tỏ: Có tham gia hoạt động làm việc mới bọc lộ được khả năng của mình.
+ Nước lã mà vã nên hồ/ tay không mà nỗi cơ đồ mới ngoan: Ca ngợi những người tư hai bàn tay trắng, nờ có tài có chí, có nghị lực để làm nên việc lớn.
- Yêu cầu H suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Theo em, các câu tục ngữ trên có thể sử dụng trong những trường hợp nào?
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc các từ ở bài tập và các câu tục ngữ,chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Giúp H củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài: (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dung dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung:
Kết bài mở rộng: Sau khi viết đoạn kết cho bài văn miêu tả, có thêm lời bình luận.
Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài miêu tả, không có lời bình luận gì thêm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
- Thế nào là kết bài mở rộng, thế nào là kết bài không mở rộng?
2. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- H đọc yêu cầu nội dung của bài.
- H thảo luận theo nhóm đôi.
- H trả lời:
+ Bài văn miêu tả đồ vật nào?
+ Hãy tìm và đọc đoạn kết của bài văn miêu tả cái nón.
+ Theo em, đó là kết bài theo cách nào ? vì sao?
- H phát biểu ý kiến, các H khác bổ sung.
- T chốt lại ý đúng.
Bài tập 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài cá nhân. Các em chỉ viết kết bài mở rộng cho các dề trên.
- 3H viết vào giấy khổ to và dán lên bảng.
- H dưới lớp nhận xét
- H dưới lớp đọc bài làm của mình.
- T nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- T nhận xét tiết học. Yêu cầu H viết chưa đạt về nhà viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau.
---------------------------
File đính kèm:
- Giao anLop 4Tuan 1819.doc