Giáo án Lớp 4 Tuần 17 Trường Tiểu học Ninh Thới C

 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

 - Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).

 - HS yêu thích những câu truyện cổ, yêu sự ngây rhơ của trẻ em .

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3181 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 17 Trường Tiểu học Ninh Thới C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong chiếc cặp sách (BT2, BT3). II/ Đồ dùng dạy-học: - Một số kiểu, mẫu cặp sách của hs III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật - Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì? - Khi viết hết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì? - Gọi hs đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài : Tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật. Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào miêu tả chiếc cặp đầy đủ nhất và hay nhất. 2) HD làm bài tập Hoạt động 1:Bài 1: Gọi hs đọc nội dung - Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp thảo luận nhóm 4 để thực hiện các y/c của bài (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi các nhóm trình bày a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả? b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn. c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào? - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng Hoạt động 2:Bài 2: Gọi hs đọc y/c của bài và các gợi ý - Nhắc hs: Chỉ viết 1 đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cái cặp (không phải cả bài, không phải bên trong). Nên viết theo các gợi ý trong SGK . Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn. Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình - Y/c hs đặt chiếc cặp của mình trước mặt và tự làm bài - Gọi hs đọc đoạn văn của mình - Chọn 1,2 bài hay đọc lại, nêu nhận xét, cho điểm Hoạt động3: Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Nhắc hs: Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình - Y/c hs làm bài - Gọi hs trình bày - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn tả hay. C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà hoàn chỉnh bài văn : Tả chiếc cặp của em hoặc của bạn em. - Bài sau: Ôn tập - Nhận xét tiết học - Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có nội dung nhất định, chẳng hạn: giới thiệu về đồ vật, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái độ của người viết về đồ vật. - Cần chấm xuống dòng - 1 hs đọc - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung và y/c - Thực hiện trong nhóm 4 - Dán phiếu, từng thành viên trong nhóm nối tiếp trình bày a) Cả 3 đoạn đầu thuộc phần thân bài b) Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp . Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. . Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c) Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi. . Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ... . Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn... - 3 hs nối tiếp nhau đọc - Lắng nghe, thực hiện - Tự làm bài - Vài hs đọc trước lớp - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Lắng nghe, ghi nhớ - Tự làm bài vào VBT - Lần lượt trình bày - Nhận xét ĐỊA LÝ ÔN TẬP ĐỊA LÍ I/ Mục tiêu: Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Thủ đô Hà Nội Gọi hs lên bảng trả lời - Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Đến nay HN được bao nhiêu tuổi? - Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố? ) Nhận xét, cho điểm B/ Ôn tập: 1) Hoạt động 1: Vị trí miền núi và trung du - Chúng ta đã học những vùng nào về miền núi và trung du? - Treo bảng đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt. - Nhận xét 2) Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: (Phát phiếu học tập cho các nhóm ) - Gọi hs đọc nhiệm vụ thảo luận. - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày Đặc điểm thiên nhiên Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên Địa hình Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Khí hậu Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô - Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở 2 vùng đã dẫn đến khác nhau về con người và hoạt động sản xuất. Con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở HĐ3 * Hoạt động 3: Con người và hoạt động - Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bảng kiến thức sau (phát phiếu cho các nhóm) - Gọi HS lên dán kết quả và trình bày - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Kết luận phiếu đúng - Gọi hs nhìn vào phiếu đọc lại bảng kiến thức vừa hoàn thành Kết luận: Cả hai vùng đều có những đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên , con người, văn hóa và hoạt động sản xuất. * Hoạt động 4: Vùng trung du Bắc Bộ và ĐBBB. - Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? - Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc? 1) ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên? 2) Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì? Địa hình của ĐBBB như thế nào? 3) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB. 4) ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? 5) Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB. Kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi đồng thời tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc C/ Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập - Bài sau: Kiểm tra cuối học kì I. - Nhận xét tiết học 2 hs lần lượt lên bảng trả lời - Còn có tên gọi là Thăng Long, đến nay đã được 1000 tuổi - Khu phố cổ mang tên các nghề thủ công và buôn bán ở khu phố đó. Nhà cửa thấp mái ngói, kiến trúc cổ kính, đường phố nhỏ hẹp, yên tĩnh - Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan-xi-păng), trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt - 4 hs lần lượt lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và TP Đà Lạt. - Chia nhóm nhận phiếu học tập - 1 hs đọc to y/c - HS trong nhóm lần lượt trình bày (mỗi em trình bày 1 đặc điểm) - Lắng nghe - Chia nhóm, nhận phiếu học tập - Lần lượt 2 nhóm sẽ trình bày nhiệm vụ của nhóm mình (nhóm 1,2: dân tộc và trang phục, nhóm 3,4: Lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, nhóm 5,6: Con người và hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên - Nhiều hs nối tiếp nhau đọc kiến thức trong bảng - Lắng nghe - Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. - Trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, dừng hành vi phá rừng, khia thác gỗ bừa bãi. 1) ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp 2) Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá bằng phẳng. 3) Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,... 4) Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. 5) + Cây trồng: ngô, khoai, đậu phộng, cây ăn quả + Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, vịt, gà, nuôi, đánh bắt cá - Lắng nghe TOÁN LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3 và bài 4 ; bài 5* dành cho HS khá giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Dấu hiệu chia hết cho 5 1/ Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một số chia hết cho 5? Một số không chia hết cho 5 - Nêu ví dụ minh họa? 2) Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một số chia hết cho 2? Một số không chia hết cho 2? - Nêu ví dụ minh họa? - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 2) Thực hành: Bài 1: Ghi tất cả các số lên bảng, gọi hs nhận biết số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5 Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs thực hiện B Bài 3: Ghi lên bảng tất cả các số trong bài , gọi hs trả lời theo yêu cầu Bài 4: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào? Bài 5*: Gọi hs đọc đề bài - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm xem Loan có bao nhiêu quả táo? - Y/c hs trả lời và giải thích C/ Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho hs thi đua. Y/c 3 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn, 3 em sẽ nối tiếp nhau tìm và viết 9 chia hết cho 2, 9 số chia hết cho 5. Đội nào viết đúng, nhanh đội đó thắng. - Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc - Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 9 2 hs lần lượt lên bảng trả lời 1) Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5? 2) Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. Các số có chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9 thì không chia hết cho 2. - HS lần lượt nêu: a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66814; 2050; 3576; 900 b) Các số chia hết cho 5 là: 2050; 900; 2355 - 1 hs đọc y/c - HS thực hiện vào B, viết 3 số bất kì a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010 b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296; 324 c) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345; 3995 - Có chữ số tận cùng là chữ số 0 - 1 hs đọc đề bài - Thảo luận nhóm đôi - Loan có 10 quả táo. (vì 10 < 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5) - HS thi đua. SINH HOAÏT TAÄP THEÅ SÔ KEÁT LÔÙP TUAÀN 17 I. MUÏC TIEÂU: HS töï nhaän xeùt tuaàn 17. Reøn kó naêng töï quaûn. Giaùo duïc tinh thaàn laøm chuû taäp theå. II.CAÙC HOAÏT ÑOÄNG CHUÛ YEÁU: HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY HOAÏT ÑOÄNG CUÛA TROØ * Sô keát lôùp tuaàn 17: 1.Caùc toå tröôûng toång keát tình hình toå 2.Lôùp toång keát : 3.Coâng taùc tuaàn tôùi: -Khaéc phuïc haïn cheá tuaàn qua. -Thöïc hieän thi ñua giöõa caùc toå. -Tieáp tuïc oân taäp caùc moân Toaùn, Tieáng vieät ñeå tham gia thi ñònh kì laàn 2. -Caùc toå tröôûng baùo caùo. -Ñoäi côø ñoû sô keát thi ñua. -Laéng nghe giaùo vieân nhaän xeùt chung. Ý kiến của Tổ Chuyên môn Duyệt của ban Lãnh đạo

File đính kèm:

  • docgiao an ToanTieng vietKHLSDL lop 4Tuan 17 day du.doc