Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 (Tiết 1)

I.Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.

* Trọng tâm: Luyện chia cho số có 3 chữ số.

II. Các hoạt động dạy – học:

1. Tổ chức: Hát. Sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi HS lên chữa bài tập 3 – vở bài tập.

 - Nhận xét + ghi điểm.

3. Dạy bài mới:

 - Giới thiệu:

 

doc28 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 (Tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộc lộ cảm xúc khi tả. HS: Viết bài vào vở. - 1 số em nối nhau đọc bài viết của mình. D . Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, tập viết lại bài. Thể dục Tiết 34 : Đi nhanh chuyển sang chạy. Trò chơi: Nhảy lướt sóng. I. Mục tiêu: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy, yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi “Nhảy lướt sóng”. Yêu cầu biết tham gia tương đối chủ động. - Giáo dục tác phong nhanh nhẹn. * Trọng tâm : Luyện đi II. Đồ dùng dạy học: Sân trường, còi, dụng cụ trò chơi. III. Các hoạt động dạy học : 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo địa hình hàng dọc. - Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. 1 phút. - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần (2 x 8 nhịp). 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút: a. Đội hình đội ngũ 3 – 4 phút: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. - Các tổ tập luyện theo khu vực đã được phân công. - GV đi đến từng tổ quan sát uốn nắn sửa chữa. - Biểu diễn thi đua giữa các tổ. b. Bài tập RLTT cơ bản: - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. - Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc. Mỗi em cách nhau 2 – 3 em. - Từng tổ trình diễn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc và di chuyển hướng phải trái. c. Trò chơi vận động 5 – 6 phút: - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cả lớp chơi. HS: Cả lớp cùng chơi. 3. Phần kết thúc: - GV yêu cầu: - Nhận xét và hệ thống bài. - Cả lớp chạy chậm, thả lỏng theo đội hình vòng tròn. - Về nhà tập luyện cho thân thể khỏe mạnh. Kỹ thuật Tiết 16: Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 3) I. Mục tiêu: - Tiếp tục đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. - Rèn kỹ năng khâu, thêu đúng kỹ thuật. - Giáo dục ý thức kiên trì khéo léo . * Trọng tâm: Thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu khâu, thêu đã học. - Tranh quy trình của các bài trong chương. III. Các hoạt động dạy – học: A. Tổ chức: Hát. B. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của HS. C .Dạy bài mới: - Giới thiệu bài. * Hướng dẫn thực hành: - GV yêu cầu HS tiếp tục làm sản phẩm tự chọn. - HS tự chọn sản phẩm thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. - Tuỳ khả năng ý thích, HS có thể cắt khâu thêu những sản phẩm đơn giản nhất. - HS hoàn thành sản phẩm. - GV có thể yêu cầu HS nêu cách cắt, khâu, thêu sản phẩm mà mình chọn. - HS nêu cách làm. - Các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nêu lại một số kiến thức khâu , thêu đã học. - Nhận xét giờ học. - Về nhà hoàn thành sản phẩm để giờ sau chấm. địa lý Tiết 17: Ôn tập học kỳ I. I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa củng cố, kết hợp cung cấp những kiến thức về địa lý từ đầu năm đến nay cho học sinh. - Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa địa lý. - Giáo dục ý thức ôn tập tốt. * Trọng tâm: Luyện làm bài tập ôn tập. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học: A. Tổ chức: Hát. B. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài học giờ trước. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS ôn tập: - GV chia nhóm, phát phiếu có ghi câu hỏi: - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi. - Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu? Nêu đặc điểm của dạy núi này? - Đại diện các nhóm trình bày. - Nêu tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? - Kể về trang phục, lễ hội, chợ phiên của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? - Mỗi nhóm trình bày 2 câu. - Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ? Vùng này thích hợp cho trồng những loại cây gì? - Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? - Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên? - Lớp nhận xét ,bỏ xung. D. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà ôn tập, giờ sau kiểm tra. Thứ bảy ngày 3 tháng 1 năm 2009. Toán Tiết 85: Luyện tập . I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. - Giáo dục ý thức luyện tập tốt * Trọng tâm: Luyện về dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5. II.Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Tổ chức:Hát. Sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: - HS đọc đầu bài, tự làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài và yêu cầu giải thích tại sao lại chọn các số đó. - 1 số em lên bảng làm. + Bài 2: - HS đọc yêu cầu, tự suy nghĩ làm vào vở. - GV gọi 2 HS lên bảng. - Tự đổi vở chéo nhau để kiểm tra. + Bài 3: - HS đọc yêu cầu và tự làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Một số HS đứng tại chỗ đọc kết quả. a. * Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0; 5. * Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. * Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. Vì vậy ta chọn được các số sau: 480; 2000; 9010. b. Làm tương tự. + Bài 4: - HS đọc yêu cầu và tự làm. + Bài 5: - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm rồi sau đó nêu kết quả. - GV gọi HS nhận xét các nhóm, cho điểm mỗi nhóm. - Loan có 10 quả táo. D . Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Luyện từ và câu Tiết 34: Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?” I. Mục đích yêu cầu: HS hiểu: + Trong câu kể “Ai làm gì?” vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật. + Vị ngữ trong câu kể ai làm gì? Thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm. + Giáo dục ý thức nói và viết đủ chủ ngữ - vị ngữ. * Trọng tâm : Nhận biết vị ngữ trong câu kể nêu lên hoạt động . II. Đồ dùng dạy học: Băng giấy viết ví dụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Tổ chức: Hát. Sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: Đặt 2 câu kể theo Ai làm gì ? và xác định chủ ngữ - vị ngữ. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Phần nhận xét: + Bài 1: - Gọi 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1. - HS1: Đọc đoạn văn tả hội đua voi. - HS2: Đọc 4 yêu cầu của bài tập. a) Yêu cầu 1: - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể theo mẫu Ai làm gì? phát biểu ý kiến. GV nghe, chốt lại ý kiến đúng: Đoạn văn có 6 câu, 3 câu đầu là những câu kể “Ai làm gì?” b) Yêu cầu 2, 3: HS: Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở. - 3 em lên bảng làm vào giấy. - GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng: Câu Vị ngữ ý nghĩa của vị ngữ 1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. đang tiến về bãi Nêu hoạt động của người, của vật trong câu. 2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. kéo về nườm nượp Hoạt động của người. 3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Khua chiêng rộn ràng. Hoạt động của người. c. Yêu cầu 4: HS: Suy nghĩ, chọn ý đúng, phát biểu ý kiến (ý b). * Phần ghi nhớ: - 3 – 4 em đọc nội dung ghi nhớ. * Phần luyện tập: + Bài 1: Tìm câu “Ai làm gì?” - HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở. - 1 số em làm bài trên phiếu. - Lên trình bày bài trên phiếu. GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng. - Bà em + kể chuyện cổ tích. - Bộ đội + giúp dân gặt lúa. + Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu, quan sát tranh nhắc HS chú ý nói từ 3 – 5 câu miêu tả hoạt động các nhân vật trong tranh. - GV nhận xét, sửa chữa cho HS. HS: Nối tiếp nhau phát biểu. D. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tập làm văn Tiết 34: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật. I. Mục đích yêu cầu: - HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. - Biết viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. - Giáo dục yêu quý đồ vật. * Trọng tâm: Nhận biết đoạn và nội dung mỗi đoạn. II. Đồ dùng dạy học: Một số kiểu, mẫu cặp sách HS. III. Các hoạt động dạy – học: A. Tổ chức: Hát. Sĩ số. B.Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: -1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. - GV chốt lại lời giải đúng. - HS phát biểu ý kiến. a. Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài. b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c. Đoạn 1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn + Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - GV nhắc HS chú ý: + Đề bài yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (không phải cả bài). + Cần chú ý tả những nét riêng của cái cặp. - HS đặt cặp trước mặt để quan sát và tả hình dáng bên ngoài cái cặp. - GV nghe, nhận xét. - Chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm nêu nhận xét, chấm điểm. - Nối tiếp nhau đọc cả đoạn văn của mình. + Bài 3: - HS đọc yêu cầu và gợi ý sau đó tự làm. - GV nghe, nhận xét. - HS đọc bài của mình. D. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết lại cho hay. hoạt động tập thể Tiết 17 : Nhận xét tuần. I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần. - Có hướng sửa chữa khuyết điểm và khắc phục trong tuần sau. II. Nội dung: 1. GV nhận xét chung: a. Ưu điểm: - Lớp đi học đúng giờ. - Một số em có ý thức tốt trong học tập như: Hồng, Thắm, Dũng Trang. - Một số em có ý thức rèn chữ giữ vở: Mai, Hồng, Trang, Huyền. b. Nhược điểm: - Một số hay nghỉ học, ảnh hưởng đến học tập bài mới. - ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt, điển hình là các em: Tùng, , Đức Anh, - Một số em nhận thức yếu: Quý , Linh, Thu. - Chữ viết hầu như xấu, sai nhiều lỗi chính tả như: Tùng, Thu, Quý - Một số em nói chuyện riêng trong giờ như: Tùng, Thu 2. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm đã có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại. - Ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kỳi I.

File đính kèm:

  • doctuan 17.doc
Giáo án liên quan