Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

II. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên chữa bài về nhà.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

 

doc30 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọa. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: GV trả bài viết tả đồ chơi, nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: HS: 3 HS nối nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3. - Cả lớp đọc thầm lại bài “Cái cối tân”, suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở. HS: Phát biểu ý kiến. GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài văn có 4 đoạn: 1. Mở bài Đoạn 1 Giới thiệu về cái cối được tả trong bài. 2. Thân bài Đoạn 2 Đoạn 3 Tả hình dáng bên ngoài của cái cối. Tả hoạt động của cái cối. 3. Kết bài Đoạn 4 Nêu cảm nghĩ về cái cối. 3. Phần ghi nhớ: 3 - 4 em HS đọc nội dung phần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm bài “cây bút máy” từng bước thực hiện yêu cầu của bài tập. - GV phát phiếu cho 1 số HS làm vào phiếu. - Gọi HS lên trình bày. a) Bài văn gồm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài cây bút c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút. d) Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp không rõ. Câu kết: Rồi em tra nắp bút cho vào cặp. - Đoạn văn tả ngòi bút, công dụng của nó. Cách bạn học sinh giữ gìn ngòi bút. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở. - GV nhắc nhở các em chú ý khi làm bài: + Cần quan sát kỹ. + Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả. HS: Viết bài vào vở. - 1 số em nối nhau đọc bài viết của mình. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, tập viết lại bài. ------------------------------------------------------------ Đạo đức yêu lao động (tiết2) I.Mục tiêu: - Bước đầu biết được giá trị của lao động. - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với của bản thân. - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng: Tranh III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng: a. HĐ1: Làm theo nhóm đôi (bài 5). - HS trao đổi nhóm. - GV gọi 1 vài HS trình bày trước lớp. HS: Thảo luận theo nhóm đôi. - Thảo luận, nhận xét. - GV nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. b. HĐ2: Trình bày các bài viết, tranh vẽ: HS: Trình bày, giới thiệu các bài viết tranh vẽ về công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được (bài 3,4,6 SGK). - Cả lớp thảo luận nhận xét. - GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt. => KL chung: + Lao động là vinh quang, mọi người cần phải lao động vì bản thân gia đình, xã hội. HS: Đọc lại kết luận. + Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của mình. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà học bài. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) Luyện kể chuyện Một phát minh nho nhỏ I- Mục đích, yêu cầu 1.Luyện cho HS kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể được câu chuyện: Một phát minh nho nhỏ, lời kể điệu bộ tự nhiên, phù hợp. Hiểu nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú, bổ ích. 2.Luyện cho HS kĩ năng nghe: Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng, kể được tiếp lời. II- Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ phóng to III- Các hoạt động dạy- học ổn định A.Kiểm tra bài cũ B.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: SGV 339 2. Luyện kể chuyện - GV kể lần 1 - GV kể lần 2 kết hợp treo tranh minh hoạ, kể theo tranh - GV kể lần 3 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện a)Luyện kể chuyện theo nhóm b)Luyện thi kể chuyện trước lớp - Nêu ý nghĩa câu chuyện - Trong tranh Ma-ri-a là nhân vật nào ? - Theo bạn Ma-ri-a là người thế nào ? - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Bạn có ham hiểu biết như Ma-ri-a không ? - Kể câu chuyện của bạn. 4.Củng cố, dặn dò - Gọi 1 HS chỉ tranh kể chuyện trước lớp - GV nhận xét về nội dung, lời kể, điệu bộ, sự chính xác khi chỉ tranh - Dặn HS tập kể ở nhà - Hát - 1 em kể lại chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, nêu ý nghĩa - Nghe giới thiệu - Nghe kể lần 1 - Quan sát tranh, nghe kể lần 2 - Nghe kể lần 3 - 1 HS đọc yêu cầubài 1, 2 - Dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh hoạ, từng nhóm 2 em tập kể - 2 tốp HS kể chuyện từng đoạn, cả chuyện theo 5 tranh - Nêu ý nghĩa - Ma-ri-a mặc váy xanh, mái tóc màu vàng - Cô bé tò mò, ham hiểu biết - Nếu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích trong thế giới xung quanh. - HS liên hệ - Kể câu chuyện liên hệ của mình - Lớp nhận xét. - HS chỉ tranh kể chuyện. ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2008 Kĩ thuật Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 3) I. Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu khâu, thêu đã học. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Nêu các bước khâu, thêu. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giảng bài: * Cắt khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê gối ôm: a. Váy liền áo cho búp bê: - GV hướng dẫn cách khâu: HS: Chú ý nghe. + Cắt 1 mảnh vải hình chữ nhật kích thước 25 x 30 cm. +Gấp đôi theo chiều dài. + Gấp tiếp một lần nữa. + Vạch dấu vẽ cổ, tay, chân. + Cắt theo đường vạch dấu. + Gấp khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo. + Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. b. Gối ôm: - Giáo viên hướng dẫn cách khâu, cắt (SGV). HS: Lắng nghe + quan sát. 3. Thực hành: HS: Thực hành làm. - GV quan sát HS làm và uốn nắn sửa sai cho các em. 4. Đánh giá kết quả: - Hai mức: + Hoàn thành A. + Chưa hoàn thành B. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập khâu cho đẹp. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. - Biết viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng: Một số kiểu, mẫu cặp sách HS. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. - GV chốt lại lời giải đúng. HS: Phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 3 câu. a. Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài. b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c. Đoạn 1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - GV nhắc HS chú ý: + Đề bài yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (không phải cả bài). + Cần chú ý tả những nét riêng của cái cặp. HS: Đặt cặp trước mặt để quan sát và tả hình dáng bên ngoài cái cặp. - GV nghe, nhận xét. - Chọn 1 - 2 bài viết tốt, đọc chậm nêu nhận xét, chấm điểm. - Nối tiếp nhau đọc cả đoạn văn của mình. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và gợi ý sau đó tự làm. - GV nghe, nhận xét. HS: Đọc bài của mình. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết lại cho hay. ------------------------------------------------------------ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ; dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc đầu bài, tự làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài vài yêu cầu giải thích tại sao lại chọn các số đó. - 1 số em lên bảng làm. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, tự suy nghĩ làm vào vở. - GV gọi 2 HS lên bảng. - Tự đổi vở chéo nhau để kiểm tra. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Một số HS đứng tại chỗ đọc kết quả. a. * Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0; 5. * Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. * Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. Vì vậy ta chọn được các số sau: 480; 2000; 9010. b. Làm tương tự. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + Bài 5: HS: Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm rồi sau đó nêu kết quả. - GV gọi HS nhận xét các nhóm, cho điểm mỗi nhóm. VD: Loan có 10 quả táo. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật(*) Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 3) I. Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu khâu, thêu đã học. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Nêu các bước khâu, thêu. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giảng bài: * Cắt khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê gối ôm: a. Váy liền áo cho búp bê: - GV hướng dẫn cách khâu: HS: Chú ý nghe. + Cắt 1 mảnh vải hình chữ nhật kích thước 25 x 30 cm. +Gấp đôi theo chiều dài. + Gấp tiếp một lần nữa. + Vạch dấu vẽ cổ, tay, chân. + Cắt theo đường vạch dấu. + Gấp khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo. + Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. b. Gối ôm: - Giáo viên hướng dẫn cách khâu, cắt (SGV). HS: Lắng nghe + quan sát. 3. Thực hành: HS: Thực hành làm. - GV quan sát HS làm và uốn nắn sửa sai cho các em. 4. Đánh giá kết quả: - Hai mức: + Hoàn thành A. + Chưa hoàn thành B. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập khâu cho đẹp. --------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan17.doc