Giáo án Lớp 4 Tuần 17 - Hoàng Kiên Cường Trường TH&THCS Cao Phạ

I. Mục tiêu:

- Hs hiểu thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.

- Hs biết chọn hoạ tiết và trang trí hình vuông (sắp xếp hình mảng, hoạ tiết, mùa sắc hài hoà, có trọng tâm).

- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí.

II. Chuẩn bị:

- Một số đồ vật trang trí hình vuông: Khăn vuông, gạch hoa, .

- Một số bài trang trí hình vuông của hs, hoặc sưu tầm.

- Tranh gợi ý cách vẽ trang trí hình vuông (TBDH).

- Hs chuẩn bị : như dặn dò tiết trước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 17 - Hoàng Kiên Cường Trường TH&THCS Cao Phạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: Mĩ thuật Bài 17: Vẽ trang trí Trang trí hình vuông I. Mục tiêu: - Hs hiểu thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống. - Hs biết chọn hoạ tiết và trang trí hình vuông (sắp xếp hình mảng, hoạ tiết, mùa sắc hài hoà, có trọng tâm). - Hs cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí. II. Chuẩn bị: - Một số đồ vật trang trí hình vuông: Khăn vuông, gạch hoa, ... - Một số bài trang trí hình vuông của hs, hoặc sưu tầm. - Tranh gợi ý cách vẽ trang trí hình vuông (TBDH). - Hs chuẩn bị : như dặn dò tiết trước. III. Các hoạt động dạy học. A/ Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. B/Bài mới. 1. Giới thiệu bài : bằng vật thật, hoặc hình đã chuẩn bị. 2. Quan sát nhận xét. - Gv giới thiệu 1 số bài trang trí hình vuông: - Hs quan sát, kết hợp quan sát hình sgk/40. ? Nhận xét và tìm ra cách trang trí? - Có nhiều cách trang trí hình vuông. - Các hoạ tiết được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo, và đường trục. - Hoạ tiết chính to hơn ở giữa. - Hoạ tiết phụ nhỏ hơn, ở 4 góc hoặc xung quanh. - Hoạ tiết giống nhau, vẽ bằng nhau, cùng màu, cùng độ đậm nhạt. ? Quan sát hình 1 và hình 2 sgk so sánh về bố cục, hình vẽ, màu sắc? - Hs so sánh. 3. Cách trang trí hình vuông. - Gv dán hình các bước vẽ lên bảng; - Hs quan sát. ? Hs nêu các bước vẽ? *Lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều màu (3 màu vào hoạ tiết chính trước. 4. Thực hành. -Thực hiện theo các bước vẽ, tuỳ chọn hoạ tiết, màu, sao cho bài vẽ hài hoà. 5. Nhận xét, đánh giá. - Gv cùng hs nx, nêu ưu, khuyết điểm của mỗi bài, có đánh giá. + Kẻ các trục.Tìm và vẽ các mảng hình trang trí.Sắp xếp hoạ tiết: xen kẽ, đối xứng, nhắc lại,...Vẽ các hoạ tiết vào các mảng.Vẽ màu. - Hs thực hành vẽ vào giấy A4. + Vẽ hình vuông vừa tờ giấy. - Hs trưng bày bài . Tiết 2: Tập đọc Bài 33: Rất Nhiều mặt trăng I. Mục tiêu . - Với học sinh giỏi khá .Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ . - Với học sinh yếu bước đầu biết đọc trơn . - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trong sgk (nếu có). III. Các hoạt động dạy học. A/ Kiểm tra bài cũ. ? Đọc truyện phân vai truyện : Trong quán ăn "Ba-cá-bống" ? Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú? - Nhóm 4 Hs đọc.Trả lời câu hỏi; - Gv cùng hs nx chung. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc - Đọc toàn bài: - Chia đoạn? - 1 Hs khá đọc. Lớp theo dõi. - Bài chia 3 đoạn: + Đ1:Từ đầu...của nhà vua. + Đ2: tiếp... bằng vàng rồi. + Đ3: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp: - 2 lần. + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm. - 3 Hs đọc. + Lần 2: Đọc và giải nghĩa từ. - 3 Hs đọc. - Đọc toàn bài, nêu cách đọc ? - Gv đọc toàn bài. - 1 hs đọc. - Đọc: phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi đúng tự nhiên giữa những câu dài. 3. Tìm hiểu bài: - Đọc lướt đoạn 1, trao đổi trả lời: Cô công chúa nhỏ có nguện vọng gì? - Mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ốm ngay nếu có được mặt trăng. ? Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? - Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa. ? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa? - Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được. ? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? - Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. ? Nêu nội dung đoạn 1? - ý 1: Công chúa muốn có mặt trăng; triều đình không biết cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa. - Đọc thầm Đ2, trao đổi trả lời: ? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? - Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã. Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.... ? Tìm chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn. - Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa. - Mặt trăng treo ngang ngọn cây. - Mặt trăng thường làm bằng vàng. ? Đoạn 2 cho em biết điều gì? - ý 2: Mặt trăng của nàng công chúa. - Đọc lướt đoạn 3, trả lời: ? Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa? - Chú tức tốc đến gặp ngay bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ. ? Thái độ của công chúa ntn khi nhận món quà? - Công chúa thấy mặt trăng vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. ? Nêu ý đoạn 3? - Chú bé mang đến cho công chúa một mặt trăng như cô mong muốn. ? Qua câu chuyện cho em hiểu điều gì? - ý nghĩa: 4. Luyện đọc lại . - Đọc phân vai: - Nhóm 3: Đọc 3 vai: Dẫn truyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ. ? Nêu cách đọc bài? - Toàn bài đọc diễn cảm phân biệt lời nhân vật: +Dẫn truyện: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi đoạn đầu. Đoạn kết giọng vui, nhịp nhanh hơn. + Lời chú hề: vui, điềm đạm. +Lời nàng công chúa hồn nhiên , ngây thơ. - Luyện đọc: Đoạn: Thế là chú hề...bằng vàng rồi. + Gv đọc mẫu. - Hs nghe, nêu cách đọc đoạn. + Luyện đọc: Phân vai - Đọc nhóm 3: vai dẫn truyện, công chúa, chú hề. - Thi đọc: - Cá nhân, nhóm. - Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt. 5. Củng cố, dặn dò. - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Gvnx tiết học. Vn đọc bài và chuẩn bị phần tiếp theo của truyện. Tiết 3: Toán Bài 81: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. - Giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Đặt tính rồi tính: 56 867 : 316; 32 024 : 123. - 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp. 56 867 316 32 024 123 2526 179 742 260 3147 0044 0303 - Gv cùng hs nx chung. 2/ luyện tập. Bài 1a. Đặt tính rồi tính: - 3 hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. (Mỗi hs làm 1 phép tính). - Kq: 157 ; 234 (dư 3) ; 405 (dư 9) - Gv cùng hs nx, chữa bài. Bài 2. Bài toán: - Hs đọc yêu cầu, cùng trao đổi cách làm bài. - Hs tự tóm tắt, giải bài toán vào vở: - Cả lớp làm bài, 2 Hs lên chữa bài. Tóm tắt: 240 gói : 18 kg 1 gói : ...g ? Bài giải 18 kg = 18000g Số gam muối có trong mỗi gói là: 18 000 : 240 = 75 (g) Đáp số : 75 g muối. - Gv chấm, cùng hs nx chữa bài. Bài 3. Bài toán ( tương tự bài 2) Tóm tắt: Diện tích : 7140 m2 Chiều dài : 105 m Chiều rộng : ...m ? Chu vi :... m? Bài giải a. Chiều rộng sân bóng đá là: 7140 : 105 = 68 (m) b. Chu vi sân bóng đá là : (105 + 68) x 2 = 346 (m). Đáp số: a. Chiều rộng 68m; b, Chu vi 346 m. - Gv hướng dẫn hs nhắc lại cách tính chiều rộng hình chữ nhật khi biết chiều dài và diện tích của hình chữ nhật đó. - 1 số hs nêu. 3/ Củng cố, dặn dò: Nx tiết học. BTVN Làm bài tập luyện tập chung vào nháp. Tiết 5 đạo đức . Bài 8: Yêu lao động ( tiết 2) I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs thấy được giá trị của lao động. - Hs tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Hs biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Viết, vẽ về một công việc mà em yêu thích. III. Đồ dùng dạy học. A/ Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài? - 2,3 Hs đọc. - Gv cùng hs nx, đánh giá chung. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Làm bài tập 5, sgk. * Mục tiêu: Hs nói lên những ước mơ của mình và những việc làm để thực hiện những ước mơ đó. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi: - Hs đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu: - Hs trao đổi theo nhóm đôi. - Trình bày trước lớp: - Một số hs trình bày, Lớp thảo luận theo ước mơ của bạn trình bày. * Gv nx, nhắc nhở hs cần phải cố gắng, học tập rèn luyện để thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. 3. Giới thiệu về các bài viết tranh ảnh, vẽ. * Mục tiêu: Hs trình bày về 1 bài giới thiệu viết, vẽ, tư liệu sưu tầm về một công việc mà em yêu thích. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho hs làm việc cá nhân: - Từng hs chẩn bị bài của mình đã chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp. - Trình bày: - Từng hs trình bày, giới thiệu bài viết, vẽ của mình. - Thảo luận, nx bài giới thiệu của từng hs. - Hs nêu ý kiến của mình thông qua bài giới thiệu của bạn. - Gv cùng hs nx, khen những hs trình bày bài tốt. * Kết luận: + Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. + Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. 4. Củng cố - dặn dò . Làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc