1.Kiến thức:
-Hiểu các từ ngữ trong bài
-Hiểu được nội dung :Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần giữ gìn và phát huy .
2.Kĩ năng:
-HS đọc lưu loát toàn bài
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài
3. Thái độ:
-Yêu thích tìm hiểu các trò chơi dân gian.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 16 Trường Tiểu học Ninh Thới C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm tắt và giải.
- GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3HS khá.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Biểu thức trong bài có dạng như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS làm bài theo 3 cách
-HS lắng nghe.
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài.
a) 708 : 354 = 2 b) 704 : 234= 3 (dư 2)
7552 : 236 = 32 8770: 365= 24 (dư 10)
9060 : 453 = 20
- HS nhận xét.
- 1 HS nêu đề bài, lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
Bài giải:
Số gói kẹo có tất cả là:
120 x 24 = 2880 (gói)
Nếu mỗi hộp có 160 gói thì cần số hộp là: 2880 : 160 = 18(hộp )
Đáp số: 18 hộp.
- Tính giá trị của các biểu thức theo 2 cách.
- … là một số chia cho một tích.
- 3 HS lên bảng làm theo 3 cách.
a) 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9
2205 : (35 x7) = 2205: 35 : 7
= 63 : 7 = 9
3.Củng cố , dặn dò:
- về làm lại các bài tập.
LỊCH SỬ
CuỘc khánG chiẾn chỐng quân
xâm lưỢc Mông -Nguyên
I.Mục tiêu :
- HS biết dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà trần. tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng...
- Tài thao lược của các tướng sĩ tiêu biểu là Trần Hưng Đạo.( thể hiện khi giặc mạnh, quân ta rút lui, khi giặc yếu ta tiến công quyết liệt giành thắng lợi....)
II.Chuẩn bị :
- Hình trong SGK .
- PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
2.KTBC :
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng và giới thiệu .
b.Phát triển bài :
GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên.
* Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần (Hoạt động cá nhân)
- GV cho HS đọc SGK từ “Lúc đó…..sát thát.”
- GV phát PHT cho HS với nội dung sau:
+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần … đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “…”
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “… phơi ngoài nội cỏ … gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “…”
- GV nhận xét , kết luận: Rõ ràng từ vua tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược . Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta .
* Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần (Hoạt động cả lớp)
- GV gọi một HS đọc SGK đoạn : “Cả ba lần … xâm lược nước ta nữa”.
- Cho cả lớp thảo luận : Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
- GV cho HS đọc tiếp SGK và hỏi:
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
* Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông Nguyên (Hoạt đông cá nhân)
GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
- GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS điền vào chỗ chấm cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần (đã trình bày trong SGK) .
- Dựa vào kết quả làm việc ở trên , HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần.
- HS nhận xét , bổ sung .
- 1 HS đọc .
- Cả lớp thảo luận , và trả lời: Đúng .Vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta. Ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương : vũ khí lương thảo của chúng sẽ ngày càng thiếu .
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- 3 HS kể .
4.Củng cố :
- Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
- Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông –Nguyên ?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và sưu tầm một số gương anh hùng của dân tộc ; chuẩn bị trước bài : “Ôn tập học kì I”.
- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Ngày soạn:………………………..
Ngày dạy : ………………………..
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài , thân bài , kết bài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị dàn ý từ tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 :
- HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
Xây dựng dàn ý
+ Em chọn cách mở bài nào?
- Hãy đọc mở bài của em ?
- Gọi HS đọc thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào?
+ Hãy đọc phần kết bài của em ?
2. Viết bài
- HS tự viết bài vào vở.
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- 2 HS đọc dàn ý.
+ 2 HS trình bày: mở bài trực tiếp và mở bài dán tiếp.
+ HS giỏi đọc.
+ 2 HS trình bày: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS nào cảm thấy bài của mình chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào tiết học tới.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
ĐỊA LÍ
ThỦ đô Hà NỘi
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá,khoa học, kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ.
II.Chuẩn bị :
- Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.
- Bản đồ Hà Nội.
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
2.KTBC:
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
* Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ: (Hoạt động cả lớp)
- GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội . Trả lời các câu hỏi:
+ Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
+ Cho biết từ tỉnh em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
GV nhận xét, kết luận.
* Thành phố cổ đang ngày càng phát triển: (Hoạt động nhóm):
- HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ Khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố …)
- GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
- GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới …
* Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước: (Hoạt động nhóm)
Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị .
+ Trung tâm kinh tế lớn .
+ Trung tâm văn hóa, khoa học .
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng … của Hà Nội .
GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp ,các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học …) .
GV treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí … và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ .
- HS quan sát bản đồ.
- HS lên chỉ bản đồ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
-Các nhóm trao đổi thảo luận .
-HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- HS lắng nghe.
-HS quan sát bản đồ .
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- HS lên chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
4.Củng cố :
- GV cho HS đọc bài học trong khung .
5.Dặn dò: - Chuẩn bị bài tiết sau: “Ôn tập học kì I”.
TOÁN
Tiết 79. CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( tiếp theo )
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có ba chữ số.
- Áp dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính để giải các bài toán có lời văn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định:
2.KTBC:
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn thực hiện phép chia
* Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết)
- GV viết phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài.
- GV hướng dẫn HS thực hiện đặt tính như nội dung SGK.
Vậy 41535 : 195 = 213
- Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
- GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên .
* Phép chia 80120 : 245 (trường hợp chia có dư)
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài.
Vậy 80120 : 245 = 327
- Phép chia 80120 : 245 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
- GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
c) Luyện tập, thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV cho HS tự đặt tính và tính.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu HS giải thích cách tìm X của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3HS khá
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự tóm tắt và giải bài toán
- GV chữa bài và cho điểm HS.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
- Là phép chia hết vì số dư là 0.
- HS cả lớp làm bài.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
- Là phép chia có số dư là 5.
- HS nghe giảng.
- Đặt tính và tính.
- 2 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép tính, lớp làm bài vào vở.
a) 62321 : 307 = 203
b) 81350 : 187 = 435(dư 5)
- Tìm x.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phần, cả lớp làm bài vào VBT.
x x 405 = 86265
x = 86265 : 405
x = 213
89658 : x = 293
x = 89658 : 293
x = 306
- HS nêu đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
Bài giải:
Trung bình mỗi ngày sản xuất được số sản phẩm là:
49410 : 305 = 162(sp)
Đápsố:162 sảnphẩm.
4.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
CHỈNH SỬA BỔ SUNG
Ý kiến của Tổ Chuyên môn
Duyệt của ban Lãnh đạo
File đính kèm:
- giao an ToanTieng vietKHLSDL lop 4Tuan 16 day du.doc