- Đọc đúng các từ: trầm bổng , huyền ảo, khổng lồ, ngửa cổ. Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Hiểu nghĩa các từ: mục đồng , huyền ảo, khátvọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 15 Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ï ưa thích của các bạn:
( đá cầu, nhảy dây, cướp cờ, thả diều, múa sư tử, rước đèn ông sao, bịt mắt bắt dê, trồng nụ trồng hoa, kéo co)
*HSG:
Bài 1: Đọc kỹ đoạn 2 của bài “Người tìm đường lên các vì sao”
- Tìm các câu hỏi có trong đoạn đó?
- Các câu hỏi đó dùng vào mục đích gì?
Bài 2:Viết một đoạn văn ngắn thuật lại việc em mua đồ chơi ở cửa hàng bán đồ chơi. Em muốn cô bán hàng cho em xem một cái ô tô chạy bằng dây cót mà em rất thích. Trong đoạn văn có dùng câu hỏi nhằm mục đích đề nghị, yêu cầu.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài – Hướng dẫn họ sinh chữa bài sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
-3 học sinh thực hiện.
-Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc đề và làm bài vào vở.
Học sinh đặt các câu hỏi theo yêu cầu vào vở.
Học sinh đọc đoạn 2 và tìm các câu hỏi có trong đoạn và nêu mục đích của từng câu.
-Học sinh viết đoạn văn vào vở.
-Học sinh nhận xét và chữa bài.
Thứ sáu: Ngày soạn : / / / 2008
Ngày dạy: / / / 2008
TẬP LÀM VĂN: QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU:
- HS biết quan sát đồ vật một cách hợp lý, bằng nhiều cách( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ… ); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật đó với đồ vật khác
-Dựa theo kết quả quan sát biết lập dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa một số đồ chơi trong SGK.
-Một số đồ chơi: gấu bông; thỏ bông; ô tô; búp bê… để trên bàn cho HS quan sát.
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả đồ chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo?
GV nhận xét.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Phần nhận xét.
Bài 1:Yêu cầu HS giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát
Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
Yêu cầu HS quan sát đồ chơi mình đã chọn và ghi kết quả quan sát vào nháp.
Gọi HS trình bày kết quả quan sát của mình.
GV nhận xét
Bài 2:
+ Khi quan sát một đồ vật cần chú ý gì?
GV chốt lại các ý đúng- Lấy ví dụ minh hoạ.
HĐ3: Ghi nhớ
Yêu cầu vài HS đọc ghinhớ.
HĐ4: Luyện tập
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân. GV phát bút và giấy cho vài HS.
-Gọi một số HS đọc dàn bài. GV nhận xét
-Gọi một số HS làm vào giấy lớn đính bài lên bảng, trình bày. GV nhận xét
3.Củng cố – Dặn dò:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
2 HS trả lời
-HS chú ý lắng nghe
-HS để lên bàn
-HS đọc
HS quan sát đồ chơi mình đã chọn và ghi kết quả quan sát vào nháp.
5-7 HS trình bày.
HS khác nhận xét.
+Theo một trình tự hợp lý.
+ Bằng nhiều giác quan.
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật này với đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại.
-3 em đọc ghi nhớ.
-HS làm bài.
HS đọc. Bình chọn bạn lập dàn ý tốt nhất.
ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
- Rèn cho học sinh đọc đúng các bài tập đọc trong tuần 15.
- Rèn kỹ năng luyện đọc đúng và đọc diễn cảm.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Yêu cầu hai học sinh đọc bài “ Tuổi ngựa”.
? Nêu nội dung của từng đoạn và nội dung chính của bài.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Luyện đọc:
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Giáo viên gọi học sinh đọc trước lớp.
? Để đọc tốt đoạn văn đó em cần đọc như thế nào?
? Đoạn em đọc có nội dung gì?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét và ghi điểm cho từng em.
* HSG: ? Em cảm nhận được điều gì hay qua bài Cánh diều tuổi thơ?
? Em rút ra bài học gì khi đọc bài tuổi ngựa?
3.Củng cố dặn dò:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Hai học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh lắng nghe.
Học sinh luyện đọc theo nhóm.
Học sinh đọc bài.
Học sinh tìm giọng đọc hay.
Học sinh nêu nội dung của từng đoạn.
Học sinh thi đọc diễn cảm
Học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
TOÁN: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp)
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
- Rèn kỹ năng thực hiện phép tính chia.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ -GV gọi HS nêu cách chia cho số có hai chữ số và làm BT 2.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép chia
* Phép chia 10 105 : 43
-GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính .
-GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia :
101 : 43 có thể ước lượng 10 : 4 = 2 ( dư 2)
150 : 43 có thể ước lượng 15 : 4 = 3 ( dư 3 )
215 : 43 có thể ước lượng 20 : 4 = 5
* Phép chia 26 345 : 35
-GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25)
-Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
-Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
-GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia
-Hướng dẫn HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia.
Lưu ý : Mỗi lần chia thực hiện 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm
HĐ3: Luyện tập thực hành
Bài 1: -GV cho HS tự đặt tính rồi tính.
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm .
Bài 2: -GV yêu cầu HS làm bài.
Gợi ý : Đổi đơn vị giờ ra phút, km ra m
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò :
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
-2 HS lên bảng
-HS nghe giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
-HS nêu cách tính của mình.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- Là phép chia có số dư bằng 25.
-Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
Học sinh nghe.
-4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng
-HS nhận xét.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT.
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các nội quy, quy chế của trường và của lớp.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: Giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt:
HĐ1: Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần: - Giáo viên yêu cầu lần lượt 3 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ; Yêu cầu HS tham gia ý kiến.
- Giáo viên bổ sung, nhận xét chung, khen thưởng HS có ý thức tiến bộ.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Duy trì nền nếp các hoatï động.
-Đẩy mạnh phong trào học tập.
- Tăng cường rèn chữ viết, rèn kĩ năng tính toán.
- Tập luyện thi KC, đọc diễn cảmvề Bác Hồ.
- Hoàn thành kế hoạch lao động,vệ sinh trường lớp.
Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
-Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên.
Lớp trưởng nhận xét.
Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 2:VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU,
RÀO CHẮN ( Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
- HS nhận biết các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường .
- Giáo dục HS khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật ATGT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số loại biển báo, phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: ? Kể tên các biển báo giao thông đã được học?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu vạch kẻ đường
- Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường?
-Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy( vị trí, hình dạng, màu sắc,…)
- Các em biết người ta kẻ các vạch trên đường để làm gì?
GV giải thích giúp HS hiểu thêm.
HĐ3: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn.
* Cọc tiêu:
- GV cho HS quan sát cọc tiêu và giúp các em hiểu từ cọc tiêu
-Các em đã biết có những dạng cọc tiêu nào?
-Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
* Rào chắn:
-GV giới thiệu để HS biết có 2 loại rào chắn: Rào chắn cố định và rào chắn di động
- Rào chắn có tác dụng gì?
3.Củng cố, dặn dò : - Liên hệ ý thức thực hiện khi đi đường gặp vạch kẻ đường , cọc tiêu, rào chắn,…
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
-2 HS lên bảng
-HS nghe giới thiệu bài.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
-…để phân chialàn đường, làn xe, hướng đi, vị dừng lại,)
-HS quan sát và trả lời câu hỏi
-HS theo dõi
-HS tự liên hệ
File đính kèm:
- Hieu tuan 15.doc