I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SGK.
- Bảng phụ
38 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 15 Trường Tiểu học Ninh Thới C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác.
2.Kĩ năng:
-Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK.
-Một số đồ chơi thật: gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê, tàu thuỷ …….. để trên bàn để HS quan sát.
-Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định
2.Bài cũ
-GV kiểm tra 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo.
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
-Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học cách quan sát một đồ chơi mà em thích.
-GV kiểm tra xem HS đã mang đồ chơi nào đến lớp.
b. Hướng dẫn phần nhận xét
*Bài tập 1
-GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài & các gợi ý a, b, c, d
-Yêu cầu HS giới thiệu đồ chơi mang đến lớp để học quan sát.
-Yêu cầu HS đọc thầm lại yêu cầu của bài & gợi ý trong SGK
-Yêu cầu HS trình bày kết quả quan sát của mình.
-GV nhận xét, góp ý giúp HS chọn những chi tiết quan sát chính xác, không lan man theo tiêu chí: trình tự quan sát hợp lí / giác quan sử dụng khi quan sát / khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
*Bài tập 2
-GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
-GV: quan sát gấu bông – đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông của nó, sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân tay ……… Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó, làm nó không giống những con gấu khác. Tập trung miêu tả những điểm độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ.
c.Ghi nhớ kiến thức
-Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
d.Hướng dẫn luyện tập
-GV nêu yêu cầu của bài
-GV nêu yêu cầu làm bài
-GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể nhất).
*Ví dụ về một dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất.
Thân bài:
Hình dáng: gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm cho nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch & thông minh.
Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu.
Kết bài:
Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
4.Củng cố - Dặn dò:
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập giới thiệu địa phương (chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với các bạn)
-Hát vui
-1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo.
-HS nhắc lại tên bài: Quan sát đồ vật.
-HS mang nhanh đồ chơi để GV kiểm tra
-3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài & các gợi ý a, b, c, d
-HS giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát
-HS đọc thầm lại yêu cầu của bài & gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở theo cách gạch đầu dòng
-HS tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
-Cả lớp nhận xét theo tiêu chí mà GV nêu ra & bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi.
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay ……
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại.
-HS lắng ngh e
-3 – 4 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
-HS yêu cầu của bài
-HS làm việc cá nhân vào vở
-HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập.
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TT)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức, Kĩ năng:
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+Trồng lúa là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+Trồng nhiều ngô , khoai, cây ăn quả , rau xứ lạnh , nuôi nhiều lợn và gia cầm
-Nhận biết nhiệt độ ở Hà Nội :Tháng lạnh , tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 0c , từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh
2.Thái độ:
-Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.Chuẩn bị:
-Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
-Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định
2.Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
-Kể tên những cây trồng, vật nuôi của đồng bằng Bắc Bộ?
-Vì sao ở đồng bằng Bắc Bộ sản xuất được nhiều lúa gạo?
-Em hãy mô tả quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
-GV nhận xét
3.Bài mới:
a.Giới thiệu:
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ(TT)
b.Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
*Hoạt động1: Hoạt động nhóm
-Yêu cầu HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết thảo luận
+Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ (số lượng nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, thời gian làm nghề thủ công, vai trò của nghề thủ công)
+Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
+Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
- Yêu cầu nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
-GV chuyển ý: để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần & trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
-Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu các công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm của người dân ở Bát Tràng?
-GV có thể yêu cầu HS sắp xếp lại các hình theo đúng trình tự công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm rồi mới nêu quá trình tạo ra sản phẩm.
-GV nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp là nhờ việc tráng men.
-GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống.
c.Chợ phiên
*Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
-GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi
+Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
+Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá nào có nhiều? Vì sao?
-GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân như quần áo, giày dép, cày cuốc…
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4.Củng cố
GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
5.Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Thủ đô Hà Nội
-Hát vui
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ(TT)
-HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý của GV.
-Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng & trả lời câu hỏi
-HS dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi
+Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập , hàng hoá bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương .
+Chợ nhiều người …
MÔN :TOÁN
Tiết: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
Ngày soạn:………………………..
Ngày dạy : ………………………..
I.Mục tiêu
1.Kiến thức : Giúp HS :
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (Chia hết, chia có dư )
- Bài tập cần làm: Bài 1 (Bài tập còn lại khuyến khích HS cả lớp cùng thực hiện)
2.Kĩ năng :
- Biết vận dụng vào tính toán
II.Chuẩn bị :
-Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định
2.Bài cũ: Luyện tập
-Yêu cầu 4 HS lên bảng giải bài 1
-GV nhận xét , Chấm điểm
3.Bài mới:
a.Giới thiệu:
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài tập.
-Ghi tên bài lên bảng: Chia cho số có hai chữ số (TT)
b.Trường hợp chia hết:
10105 : 43 = ?
a)Đặt tính
b)Tính từ trái sang phải
*Lần 1:
101 chia 43 được 2, viết 2;
2 nhân 3 bằng 6, 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1
2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9;
10 trừ 9 bằng 1, viết 1
*Lần 2:
Hạ 0, được 150; 150 chia 43 được 3, viết 3
3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1
3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13;
15 trừ 13 bằng 2, viết 2
*Lần 3:
Hạ 5, được 215; 215 chia 43 được 5, viết 5
5 nhân 3 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0 viết 0 nhớ 1
5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21;
21 trừ 21 bằng 0, viết 0
Chú ý: GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
Chẳng hạn:
101 : 43 = ? Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 (dư 2)
150 : 43 = ? Có thể ước lượng 15 : 4 = 3 (dư 3)
215 : 43 = ? Có thể ước lượng 20 : 4 = 5
c.Trường hợp có dư
26345 : 35 = ?
-Hướng dẫn thực hiện tương tự như trên
d. Thực hành
*Bài 1:
-HS đặt tính rồi tính
- GV nhận xét , chốt lại bài
*Bài 2:
-GV mời 1 HS đọc đề bài
-GV hướng dẫn
+Đổi đơn vị: Giờ ra phút, km ra m.
+Chọn phép tính thích hợp
+Tóm tắt:
1 giờ 15 phút : 38km 400m
1 phút :....m ?
4.Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học - Tuyên dương
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập
-Hát vui
- 4 HS lên bảng giải
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài : Chia cho số có hai chữ số (TT)
10105 43
235
215
00
26345 35
752
095
25
- 4 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép tính
- HS cả lớp làm bài vào bảng con
- HS sửa bài . kết quả
18510 15 42546 37
035 1234 055 1149
051 184
60 366
0 33
23576 56 31628 48
117 421 282 658
056 428
0 44
-1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm
- HS cả lớp làm bài vaứo vụỷ
- HS sửa bài . kết quả
Bài giải:
1giờ 15 phút = 75 phút
38km 400m = 38400m
Trung bình mỗi phút người đó đi được là :
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
Ý kiến của tổ chuyên môn
Duyệt của Ban lãnh đạo
File đính kèm:
- giao an ToanTieng vietKHLSDL lop 4Tuan 15 day du.doc