Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

.Mục tiêu:

- Giúp HS biết thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0.

II. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên chữa bài về nhà.

B. Dạy bài mới:

1. Bước chuẩn bị:

 HS: Ôn lại 1 số nội dung sau:

a. Chia nhẩm cho 10, 100, 1000.

b. Qui tắc chia 1 số cho 1 tích.

 

doc30 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối nhau đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi. HS: Đọc thầm bài văn “Chiếc ... Tư”, suy nghĩ trả lời các câu hỏi miệng a, c, d, câu b viết vào giấy. - GV nhận xét, chốt lại lời giải: a) Mở bài: “Trong làng tôi ... chiếc xe của chú” - Giới thiệu chiếc xe đạp (đồ vật được tả) => Trực tiếp. Thân bài: “ở xóm ... nó đá nó” - Tả chiếc xe và tình cảm của chú Tư với chiếc xe. Kết bài: “Đàn con nít ... của mình” => Nêu kết thúc của bài (niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe). b) Tả bao quát chiếc xe: - Xe đẹp nhất không có chiếc xe nào bằng. - Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. - Xe màu vàng, hai cái vành ... hoa. - Giữa tay cầm .... hoa. - Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe. - Bao giờ dừng xe ......sạch sẽ. - Chú âu yếm gọi ... ngựa sắt. c) Tác giả quan sát bằng mắt, bằng tai... d) Những lời miêu tả trong bài văn: chú gắn hai con bướm ....../ chú hãnh diện với chiếc xe của mình. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài cá nhân vào vở, 1 số HS làm vào giấy và trình bày trên bảng. - GV và HS nhận xét đi đến 1 dàn ý chung. a) Mở bài: Tả bao quát chiếc áo Tả từng bộ phận b) Thân bài: - Tả bao quát chiếc áo: + áo màu xanh lơ. + Chất vải... - Tả từng bộ phận. + Cổ cồn mềm vừa vặn. + áo có hai cái túi trước ngực. + Hàng khuy xanh. c) Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo + áo rất cũ nhưng em rất thích. + Em đã cùng mẹ đi mua... + Em có cảm giác mình lớn lên... 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập làm lại bài. ------------------------------------------------------------ Đạo đức biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết2) I.Mục tiêu: - Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. - HS phải biết kính trọng, biết ơn yêu quí thầy giáo, cô giáo. - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. II. Đồ dùng: Tranh, tiểu phẩm, câu thơ, truyện... III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Gọi 2 HS nêu phần ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng: a. Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (bài 4 - 5 SGK). HS: Trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được. - Cả lớp nhận xét, bình luận. - GV nhận xét. b. Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ. - GV nêu yêu cầu. HS: Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. - GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. => Kết luận chung: + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. - GV gọi 2 - 3 em nêu lại nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, thực hành theo bài học. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) ÔN: kể chuyện đã nghe, đã đọc I- Mục đích, yêu cầu 1. Luyện cho học sinh kĩ năng nói : Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi, trò chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. Hiểu chuyện, trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện . 2. Luyện cho học sinh kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II- Đồ dùng dạy- học Sưu tầm truyện viết về đồ chơi, trò chơi trẻ em Bảng lớp viết sẵn đề bài III- Các hoạt động dạy- học Ôn định A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài:nêu mục đích, yêu cầu - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 2. Luyện kể chuyện a) HD hiểu yêu cầu bài tập - GV mở bảng lớp, gạch dưới từ ngữ quan trọng( Kể chuyện, đồ chơi,con vật gần gũi) - Gọi học sinh đọc đề bài - Truyện nào có nhân vật là đồ chơi? - Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi trẻ em? - Kể tên các truyện khác mà em đã học hoặc đã đọc? b) Học sinh thực hành luyện kể - GV nhắc học sinh kể chuyện theo đúng trình tự, cấu trúc hợp lí( có thể kể theo đoạn ) - Kể theo cặp - Thi kể trước lớp - Nhân vật trong câu chuyện là gì? - Câu chuyện có ý nghĩa gì? 3. Củng cố, dặn dò - Trong chuyện các bạn vừa kể em thích nhân vật nào nhất, vì sao? - VN xem trước bài KC tuần 16. - Hát - 2 em nối tiếp kể chuyện Búp bê của ai? theo tranh minh hoạ. - 1 em kể chuyện bằng lời của Búp bê. - Nghe, đưa ra các truyện đã chuẩn bị - Nêu tên 1 số truyện - 2 học sinh đọc đề bài - học sinh tìm từ ngữ quan trọng - 1 em đọc, quan sát tranh - Chú Đất Nung, Chú lính chì dũng cảm Võ sĩ Bọ Ngựa - Dế MènChim sơn ca và bông cúc trắng, Voi nhà, Chú sẻ - Chú Mèo đi hia - Truyện kể có nhân vật, cấu trúc theo 3 phần - Thực hành kể - 3 em thi kể trước lớp - HS nêu tên nhân vật - Nêu ý nghĩa - HS nêu nhận xét ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008 Kĩ thuật Vật liệu dụng cụ trồng rau hoa I. Mục tiêu: - HS biết đặc điểm, tác dụng của vật liệu dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. - Biết sử dụng 1 số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa. II. Đồ dùng dạy - học: Hạt giống, rau cuốc, cáo phân III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. HS: Đọc nội dung 1 SGK. - GV đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa. - Trả lời câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét và kết luận nội dung 1 theo các ý trong SGK. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. HS: Đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dáng, cấu tạo, cách sử dụng 1 số dụng cụ trồng rau, hoa. - GV nghe và nhận xét. VD: + Tên dụng cụ: Cái cuốc + Cấu tạo: Có 2 bộ phận là lưỡi và cán cuốc. + Cách sử dụng: 1 tay cầm giữa cán, tay kia gần phía đuôi cán. - GV nhắc nhở HS phải thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn như: không cầm dụng cụ để đùa nghịch, phải rửa sạch dụng cụ và cất vào nơi quy định. - Ngoài ra còn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp những dụng cụ khác như: cày, bừa, máy cày, máy bừa 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Quan sát đồ vật I. Mục tiêu: - HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lý, bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ 1 số đồ chơi trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Một em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: - GV nêu yêu cầu. HS: 3 em nối nhau đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a, b, c, d. - Một số em giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp. - Đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở bài tập. - GV và cả lớp nhận xét từng em theo các tiêu chí đề ra. Bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế... - HS: Trình bày kết quả. + Bài 2: - GV hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì? - Phải quan sát theo 1 trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận. - Quan sát bằng nhiều giác quan. - Tìm ra những đặc điểm riêng. 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 - 3 em đọc nội dung cần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: - GV nêu yêu cầu của bài. HS: Làm bài vào vở. - Đọc dàn ý mình đã chọn. VD: 1) Mở bài: Giới thiệu gấu bông, đồ chơi em thích. 2) Thân bài: + Hình dáng: - Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. + Bộ lông: - Màu nâu sáng, pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. + Hai mắt: - Đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch ngợm và thông minh. + Mũi: - Màu nâu đỏ, trong như một chiếc cúc áo gắn trên mõm. + Trên cổ: - Thắt 1 chiếc lơ đỏ chót làm nó thật bảnh- + Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: - Có 1 bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu. 3) Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như 1 cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài văn của mình. ------------------------------------------------------------ Toán Chia cho số có 2 chữ số (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Trường hợp chia hết: a. Đặt tính: 10105 : 43 = ? - GV hướng dẫn HS chia lần lượt như SGK. Lần 1: Lần 2: Lần 3: 1 0 1 0 5 4 3 1 5 0 2 3 5 2 1 5 0 0 - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. VD: 101 : 43 = ? Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 dư 2. 150 : 43 = ? Có thể ước lượng 15 : 4 = 3 dư 3. 3. Trường hợp chia có dư: 26345 : 35 = ? - GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên. 4. Thực hành: + Bài 1: HS: Đặt tính rồi tính. - 3 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở. - GV cùng cả lớp chữa bài. + Bài 2: GV hỏi: Bài toán các đơn vị đã cùng đơn vị chưa? HS: Đọc đầu bài, cả lớp theo dõi. - Chưa cùng đơn vị. - Đổi như thế nào? - Đổi giờ ra phút, km ra mét. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - 1 em lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. Giải: 1 giờ 15 phút = 75 phút. 38 km 400 m = 38 400 m. Trung bình mỗi phút người đó đi được là: 38 400 : 75 = 512 (m). Đáp số: 512 m. - GV thu 1 số bài chấm cho HS. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật(*) ------------------------------------------------------------ Giáo dục ngoài giờ lên lớp ------------------------------------------------------------ Hoạt động tập thể --------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan15.doc