Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng vui, buồn hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp m trò chơi thả diều đã mang lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
· Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .
· Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 146.
III. Hoạt động trên lớp:
44 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 15 môn Tập đọc: Tiết 1: Cánh diều tuổi thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành với chủ .
+ Tôi xin kể câu chuyện " Dế mèn phiêu lưu kí " của nhà văn Tô Hoài .
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm
*******************************************
TCT 75 Mơn : Tốn
Tiết 3
Chia cho số có hai chữ số ( TT )
A./ Mục tiêu :
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số. .( phÐp chi hÕt, phÐp chia cã d ) . Bài tập 1
- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
B./ Đồ dùng dạy học :
- SGK và bảng phụ .
C./ Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy của Thầy
Hoạt động học của Trò
1.KTBC: 5’
-GV gọi HS lên bảng tính giá trị biểu thức:
(4578 + 7467) : 73 9072 : 81 x 45
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 32’
a) Giới thiệu bài
-Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số .
b ) Hướng dẫn thực hiện phép chia
* Phép chia 10 105 : 43
-GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính .
-GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
10105 43
150 235
215
00
Vậy 10105 : 43 = 235
* Phép chia 26 345 : 35
-GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
-GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
26345 35
184 752
095
25
Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25)
c ) Luyện tập thực hành
Bài 1
-GV cho HS tự đặt tính rồi tính.
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
a) a) 23576 56 31628 48 b) 18510 15 42546 37
117 421 282 658 035 1234 055 1149
056 428 051 184
00 44 060 366
00 33
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 ( Khơng bắt buột)
-GV gọi HS đọc đề bài toán
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
Tóm tắt
1 giờ 15 phút : 38 km 400m
1 phút : m
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò : 2’
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
( 4578 + 7467) : 73 = 12045 : 73 = 165
9072 : 81 x 45 = 112 x 45 = 5040
-HS nghe giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
-HS nêu cách tính của mình.
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
-là phép chia cĩ dư.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
-HS nêu cách tính của mình.
-4 HS lên bảng làm bài, -HS nhận xét.
-HS đọc đề toán.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38400m
TBmỗi phút vận động viên đó đi được là
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm
******************************************
TCT 30 Mơn : Khoa học
Tiết 4
Làm thế nào để biết có không khí
A./ Mục tiêu:
- HS biết làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
- Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
B./ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
-HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay một viên gạch hoặc cục đất khô.
C./ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy của Thầy
Hoạt động học của Trò
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2 .Dạy bài mới: 32’
* Giới thiệu bài:
1) Trong quá trình trao đổi chất, con người, động vật, thực vật lấy những gì từ môi trường ?
2) Theo em không khí quan trọng như thế
nào ?
-GV giới thiệu: Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu ? Làm thề nào để biết có không khí ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
-GV tiến hành hoạt động cả lớp.
-GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
-Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi
1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
* Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
-GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.
-Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
-Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
-GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.
-Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.
Hiện tượng
Kết luận
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
-GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
-Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
* Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
-Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
-Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
-GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
3.Củng cố- dặn dò: 2’
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
-3 HS trả lời.
-HS trả lời:
1) Lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
2) Vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp.
-HS làm theo.
-Quan sát và trả lời.
1)Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
Thí nghiệm
Hiện tượng
Kết luận
1
Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy.
Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy.
2
Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước.
Không khí có ở trong chai rỗng.
3
Nhúng miếng bọt biển (hòn gạch, cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng bọt biển
Không khí có ở trong khe hở của bọt biển (hòn gạch, cục đất).
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô).
-HS lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe.
-3 đế 5 HS nhắc lại.
-HS cả lớp lắng nghe.
Rút kinh nghiệm
****************************************
SINH HOẠT LỚP
Tiết 5:
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê.
- Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
Các tổ trưởng cộng điểm thi đua trong tuần.
III. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
- Các tổ trưởng lần lượt lên bảng ghi tổng số điểm thi đua trong tuần
- Lớp trưởng xếp loại thi đua các tổ
-Ý kiến các thành viên trong tổ.
- GV lắng nghe ý kiến, giải quyết:
2. GV đánh giá chung:
a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn.
c) Học tập:- Các em cĩ ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài, cịn một số em chưa tham gia phát biểu.
- Một số em viết chữ cịn xấu, vở chưa sạch, cần quan tâm hơn.
- Một số em cịn hay nĩi chuyện riêng trong giờ học, đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
d) Các hoạt động khác: Vệ sinh lớp đầy đủ, sạch sẽ.
- Bầu cá nhân tiêu biểu:.............................................................
- Bầu tổ tiêu biểu:.....................................................................
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì sĩ số, đi học đều, chuyên cần học tập, đi học đúng giờ.
- Thực hiện nề nếp qui định của nhà trường. Tham gia sinh hoạt đầy đủ.
- Thực hiện tốt phong trào “đơi bạn học tập tốt” để giúp nhau cùng tiến bộ.
- Về nhà chép bài học bài và làm bài đầy đủ.
***************************************
Duyệt của tổ trưởng
Hình thức: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ..
Nội dung: ..
Vĩnh Thanh, ngày 07 tháng 12 năm 2012
Trương Khánh Sơn
File đính kèm:
- giaoan.doc