I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Thực hiện được chia một tích cho một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng con .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng sửa bài tập về nhà
- GV chấm vở một số em. Gọi HS nêu qui tắc chia một số cho một tích.
- GV nhận xét cho điểm HS.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 14 Tiết 70, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 9/12/2005
Tiết 70 Môn : Toán
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Thực hiện được chia một tích cho một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng con .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng sửa bài tập về nhà
- GV chấm vở một số em. Gọi HS nêu qui tắc chia một số cho một tích.
- GV nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tìm hiểu bài
2
Luyện tập
a) So sánh giá trị các biểu thức
GVviết lên bảng3BTsau:(9×15) : 3 ; 9 × (15 : 3) ; (9 : 3) × 15
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên.
- Vậy ta có (9 × 15) : 3 = 9 × (15 : 3) = (9 : 3) × 15
b) Tính chất một tích chia cho một số:
- Biểu thức (9 × 15) : 3 có dạng như thế nào?
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào?
- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 × 15) : 3 ?
-9 và 15 là gì trong BT(9 × 15) : 3 ?
- GV: vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- Hỏi: vớiBT (7 × 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) × 15 ?
- GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia.
Bài 1:Bài tậpYC chúng ta làm gì?
- GV khuyến khích HS tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo 3 cách khác nhau.
Cách 1
a) (8 × 23) : 4 = 184 : 4 = 46
b) (15 × 24) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2
a) (8 × 23) : 4 = (8 : 4) × 23
= 2 × 23 = 46
b) (15 × 24) : 6 = 15 × (24 : 6)
= 15 × 4 = 60
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, NX và cho điểm HS.
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV viết lên bảng BT (25 × 36) : 9 và yêu cầu HS đọc biểu thức.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách tính thuận tiện, sau đó gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 tính theo cách thông thường (trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau), HS 2 tính theo cách em cho là thuận tiện nhất.
- Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách thứ nhất?
- Đọc biểu thức.
- 3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp.
(9 × 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 × (15 : 3) = 9 × 5 = 45
(9 : 3) × 15 = 3 × 15 = 45
- Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau và cùng bằng 45.
- Có dạng là một tích chia cho một số.
- Tính tích 9 ×15 = 135 rồi lấy
135 : 3 = 45.
- Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15)
- Là các thừa số của tích (9 × 15).
- HS nghe và nhắc lại kết luận.
- Vì 7 không chia hết cho 3.
- Tính giá trị của biểu thức.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
+ HS 1: (25 × 36) : 9
= 900 : 9 = 100
+ HS 2: (25 × 36) : 9
= 25 × (36 : 9)
= 25 × 4 = 100
- Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số, còn ở cách làm thứ 2 ta được thực hiện một phép chia trong bảng đơn giản, sau đó là phép tính nhân nhẩm được.
4
Củng cố, dặn dò:
- Phát biểu qui tắc chia một tích cho một số.
- Về làm bài trong vở BTT
- Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tiet 070.doc