1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 14 Buổi chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2013.
Ôn Tiếng việt:
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I.Mục tiêu.
- Củng cố về quan hệ từ, từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ để câu năm thêm hay.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau:
Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Bài tập 2: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.
a) Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân.
c) Nam học giỏi toàn. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ:
- GV cho HS thực hành.
- GV giúp đỡ HS chậm viết bài.
- Cho HS trình bày miệng.
- GV và cả lớp đánh giá, cho điểm.
Ví dụ: Hà là bạn của em nhưng em chơi thân với Linh hơn. Linh có nước da trắng hồng và mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt trái xoan bầu bĩnh. Linh không những học giỏi mà Linh còn hay giúp đỡ các bạn trong lớp.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lời giải:
Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Lời giải:
a) Mưa đã ngớt và trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân.
c) Không những Nam học giỏi toán mà Nam còn chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
- HS thực hành viết bài.
- HS trình bày miệng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ôn Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 0,1904 : 8
c) 6,48 : 18 d) 3,927 : 11
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện:
a)70,5 : 45 – 33,6 : 45
b)23,45 : 12,5 : 0,8
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 5 = 9,5
b) 21 x X = 15,12
Bài tập 4: (HSKG)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
6,18 38
2 38
10 0,16
- Thương là:.........
- Số dư là:.............
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
a) 1,24 b) 0,0213
c) 0,36 d) 0,357
Lời giải:
a) 70,5 : 45 – 33,6 : 45
= ( 70,5 – 33,6) : 45
= 36,9 : 45
= 0,82.
b) 23,45 : 12,5 : 0,8
= 23,45 : (12,5 x 0,8)
= 23,45 : 10
= 2,345
Lời giải:
a) X x 5 = 9,5
X = 9,5 : 5
X = 1,9
b) 21 x X = 15,12
X = 15,12 : 21
X = 0,72
Lời giải:
- Thương là: 0,16
- Số dư là:0,1
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013
Ôn Tiếng việt: LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI.
I.Mục tiêu.
- Củng cố về từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ loại đã cho.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1:
H: Chọn câu trả lời đúng nhất:
a) Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
b) Là các loại từ trong tiếng Việt.
c) Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát( như DT, ĐT, TT).
Bài tập 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:
Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói…nở nụ cười tươi đỏ.
Bài tập 3: Đặt câu với các từ đã cho:
a) Ngói
b) Làng
c) Mau.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải: Đáp án C
Lời giải:
- Danh từ: Nắng, nông trường, màu, lúa, màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười.
- Động từ: Nghiền, nở.
- Tính từ: Xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ.
Ví dụ:
a) Trường em mái ngói đỏ tươi.
b) Hôm nay, cả làng em ra đồng bẻ ngô.
c) Trồng bắp cải không nên trồng mau cây.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ôn Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 8640 : 2,4 b) 550 : 2,5
c) 720 : 4,5 d) 150 : 1,2
Bài tập 2: Tìm x:
a) X x 4,5 = 144
b) 15 : X = 0,85 + 0,35
Bài tập 3:Tính:
400 + 500 +
55 + +
Bài tập 4: (HSKG)
Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ chạy được 36km, trong 5 giờ sau, mỗi giờ chạy được 35km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu km?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
a) 360 b) 22
c) 16 d) 12,5
Lời giải:
a) X x 4,5 = 144
X = 144 : 4,5
X = 32
b) 15 : X= 0,85 + 0,35
15 :X = 1,2
X = 15 : 1,2
X = 12,5
Lời giải:
a) 400 + 500 +
= 400 + 500 + 0,08
= 900 + 0,08
= 900,08
b) 55 + +
= 55 + 0,9 + 0,06
= 55,9 + 0,06
= 56,5
Lời giải:
Ô tô chạy tất cả số km là:
36 x 3 + 35 x 5 = 283 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được km là: 283 : (3 + 5) = 35,375 (km)
Đáp số: 35,375 km.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013
Ôn Tiếng việt LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung.
II.CHUẨN BỊ:
- Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
-Kiểm tra 3Hs.
-2 HS nhắc lại 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
-Gv nhận xét, cho điểm.
2.Dạy-học bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
Các em đã hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, hiểu được nội dung, tác dụng của biên bản. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập ghi biên bản một cuộc họp của tổ lớp hoặc của chi đội em.
-Hs lắng nghe.
2.2-Hs làm bài:
-Cho Hs đọc yêu cầu của đề.
-Gv ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
-1Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội.
-Cho HS làm
-1Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Cho Hs đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp (Gv đưa bảng phụ lên cho Hs đọc).
-1Hs đọc.
-Cho Hs làm bài, trình bày bài làm.
-Hs làm bài cá nhân.
-Một số em đọc biên bản mình làm cho cả lớp đọc.
-Gv nhận xét, khen những Hs làm bài tốt.
-Lớp nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu Hs về nhà ghi lại biên bản đã làm ở lớp vào vở.
Luyện toán
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
- Ôn lại các dạng toán đã học.
- Học sinh làm bài đúng, chính xác.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Cho học sinh làm các bài tập vào vở.
1. Khoanh vào các chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a. Giá trị của chữ số 9 trong số 3,009 là:
A. 1000 B. 100 C. D.
b. 73, 85 < 73 5
A. 0 B. 1 C. 8 D. 9
c. 4, 32 tấn = …….kg
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 43,2 B. 432 C. 4320 D. 43200
2 Đặt tính rồi tính:
a. 73,5 + 12,6 b. 79,6 – 5,73
…………….. ……………..
…………….. ……………..
c. 2,78 x 3,7 d. 29,5 : 3,64
…………… ……………..
………….... ……………..
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a. 25,7 + 0,4 = 26,1 b. 4 = 4,11
c. 8 m2 7 dm2 = 8,7 m2 d. 30 – 2,4= 27,6
4. Hai khu đất có tổng diện tích là 4,5 ha., khu đất thứ nhất có diện tích bằng diện thích khu đất thứ hai. Hỏi mỗi khu đất có diện tích bao nhiêu mét vuông?
- Giáo viên thu bài và chấm.
- Nhận xét cách làm bài của học sinh.
3. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và xem bài.
Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2013
Luyện viết: Nhà bố ở
I. Mục đích, yêu cầu:
- Luyện viết một bài thơ: Nhà bố ở.
- Luyện viết đúng đường nét, cở, dòng, ô li quy định.
- Rèn chữ viết ngay ngắn, trình bày đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Vở + bút.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
- Giới thiệu bài:
- Cho học sinh quan sát bài viết.
- Bài viết thuộc thể loại văn gì?
- Cho học sinh nhận xét các chữ viết hoa, danh từ riêng.
- Cho học sinh quan sát độ cao các con chữ đó.
- Cho học sinh viết vào vở.
- Nhắc học sinh tư thế ngồi viết.
- Thu bài chấm.
* Cũng cố - dặn dò:
Hoạt động học
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Thơ.
- Các con chữ đầu dòng.
- Chữ viết nghiêng.
- Học sinh viết.
- Lắng nghe – Viết đúng.
- Nộp bài
Tổng kết bài.
File đính kèm:
- giao an buoi chieu.doc