Tập đọc (Tiết 27)
Chú đất Nung
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các tiếng từ khó: đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung, kị sĩ rất bảnh cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung câu chuyện: chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc trang 135/SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.
- 2 em đọc to thành tiếng.
- Đọc câu mình đặt.
+ Em bé ngoan quá nhỉ?
+ Cậu cho tớ mượn bút được không?
+ Có làm bài đi không?
- 4 em tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc.
Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.
Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.
Câu d: Câu hỏi của bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu nhờ cậy giúp đỡ.
- 4 nhóm nhận tình huống và thảo lụân.
Ví dụ về câu hỏi:
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
d) Chơi diều cũng thích nhỉ?
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Suy nghĩ tình huống.
- Đọc tình huống của mình.
- Nhận xét tuyên dương nhưng học sinh có tình huống hay. Ví dụ:
a) Tỏ thái độ khen chê:
- Em gái em học mẫu giáo chiều qua mang về phiếu Bé ngoan. Em khen bé: “Sao em ngoan thế nhỉ?”
- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”.
b) Khẳng định, phủ định
- Một bạn chỉ thích ăn táo. Em nói với bạn: “Ăn mận cũng hay chứ?”
- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: “Ăn mận cho hỏng răng à?”
c) Thể hiện yêu cầu mong muốn
- Em trai em nhảy nhót trên giường hùynh hụych lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”
4. Củng cố dặn dò:
- Đọc lại mục ghi nhớ.
- Về nhà đọc thuộc mục ghi nhớ. Viết những câu văn, tình huống em vừa phát biểu ở lớp. BT2 , 3 ( Phần luyện tập).
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------
Toán (Tiết 70)
Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết cách chia một tích cho một số
- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lý.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Muốn chia một số cho một tích ta làm thế nào?
- Chấm vở 1 số em.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
- 1 em trả lời.
(1) Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia)
Ví dụ 1:
- Giáo viên viết bảng ba biểu thức sau:
+ (9 x 15) : 3
+ 9 x (15 : 3)
+ (9 : 3) x 15
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện
- Giá trị của 3 biểu thức trên thế nào?
Vậy ta có:
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9: 3) x 15
Ví dụ 2 (có 1 số không chia hết cho số chia)
- Giáo viên viết lên bảng 2 biểu thức sau:
+ (7 x 15) : 3
+ 7 x (15 : 3)
- Giá trị của 2 biểu thức trên thế nào?
- Vậy ta có:
(7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3)
2. Tính chất một tích chia cho một số
+ Biểu thức: (9 x 15 ) : 3 có dạng gì?
+ Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3 = ?
( Dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15 : 3) và biểu thức (9 : 3) x 15)
- 9 và 15 là gì trong biểu thức (9 x 15) : 3?
Giáo viên: Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- Giáo viên hỏi học sinh: với biểu thức (7 x 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15?
3. Luyện tập
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Cách 1
a) (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46
b) (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên tổng kết ghi điểm.
Bài 2:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Giáo viên viết lên bảng biểu thức
(25 x 36) : 9
- Yêu cầu học sinh lên tính thông thường và tính bằng cách thuận tiện.
- Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách làm 1.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán.
- Giáo viên hỏi: Của hàng có bao nhiên mét vài tất cả?
- Cửa hàng bán bao nhiêu phần số vải đó?
- Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?
- Em nào còn cách giải khác.
- Yêu cầu học sinh lên giải.
Cách 1
Số mét vải cửa hàng có:
30 x 5 = 150 (m)
Số mét vải cửa hàng đã bán:
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 (m)
- Còn cách giải nào khác nữa.
- Học sinh đọc lại 3 biểu thức
- 3 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở nháp:
+ (9 x 15) : 9 = 135 : 3 = 45
+ 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
+ (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- Bằng nhau đều là 45
- 2 em lên bảng tính.
+ (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
+ 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Bằng nhau.
- Học sinh nhắc lại.
+ Có dạng là một tích chia cho 1 số.
+ Tính tích 3 x 15 = 135 rồi lấy 134 : 3 = 45.
- Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15).
- Là các thừa số của tích (9 x 15).
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại kết luận.
- Vì 7 không chia hết cho 3.
- Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách.
- 1 học sinh lên bảng làm. Học sinh cả lớp làm vào vở toán.
Cách 2
(8 x 23) : 4 = (8 : 4) x 23
= 2 x 23 = 46
(15 x 24) : 6 = (24 : 6) x 15
= 4 x 15 = 60.
- Học sinh nhận xét.
+ Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- 1 em tính thông thường:
+ (25 x 36) : 9 = 900 : 9 = 100
- 1 em tính thuận tiện:
+ 25 x 36 : 9 = 25 x (36 : 9)
= 25 x 4
= 100
+ Cách 1 phải nhân với số có 2 chữ số.
+ Cách 2: Ta thực hiện 1 phép chia trong bảng sau đó lấy 25 x 4 là phép tính nhân nhẩm được.
- 1 em đọc.
- 1 em tóm tắt trước lớp.
- 30 x 5 = 150 (m)
- 1/5 số vải đó.
- 150 : 5 = 30 (m)
- Học sinh trả lời.
- 2 em lên giải:
Cách 2
Số tấm vải cửa hàng bán:
5 : 5 = 1 (tấm)
Số mét vải cửa hàng bán được là:
30 x 1 = 30 (m)
Đáp số: 30 (m)
- 2 em thi đua làm nhanh.
Giải
Nếu số vải bán được chia đều cho các tấm thì mỗi tấm bán đi là:
30 : 5 = 6 (m)
Tổng số mét vải bán đi là:
6 x 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 (m)
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
4. Củng cố dặn dò
- Vừa rồi các em học bài gì?
- Nêu lại cách chia một tích cho một số ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 28)
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
1. Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
2. Biết vận dụgn kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa các cối xay trong SGK.
- Viết sẵn đoạn thân bải tả cái trống BTIII.
- Chuẩn bị giấy để học sinh viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài Cái trống (BT III).
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
- Thế nào là miêu tả?
- Nêu 1 vài câu văn miêu tả mà em thích trong đoạn thơ Mưa.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Phần nhận xét
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh đọc bài văn.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa và giới thiệu.
Hỏi: Bài văn tả cái gì?
+ Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
- Phần mở bài dùng để giới thiệu đồ vật được miêu tả. Phần kết bài thường nói tình cảm, sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật ấy.
+ Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
+ Mở bài trực tiếp là như thế nào?
+ Thế nào là kết bài mở rộng?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự thế nào?
Bài 2:
+ Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ.
3. Luyện tập:
- Gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
+ Câu văn nào tả bao quát cái trống?
+ Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
- 2 em trả lời.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Tả cái cối xay gạo bằng tre.
+ Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”? Mở bài giới thiệu cái cối.
+ Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi.. từng bước chân anh đi..” kết bài nói tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà.
+ Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
+ Là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối.
+ Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật.
+ Từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, 2 cái tai, hàng răng cối, cần cối, đầu cần, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
+ Tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật ấy!
- 2 em đọc mục ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc đoạn văn, 1 học sinh đọc câu hỏi của bài.
- Giáo viên dùng bút chì gạch chân câu văn tả bao quát cái trống, bộ phận, từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
+ Câu: Anh chàng trống này… ở trước phòng bảo vệ.
+ Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
+ Những từ ngữ tả hình dáng âm thanh của cái trống.
- Hình dáng: tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nông, nom rất hùng dũng, hai đầu bịt kín bằng da trâu luộc kỹ, căng rất phẳng.
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồm, giục giã “Tùng! Tùng! Tùng” - giục trẻ rảo bước tới trường/ trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục, trống “xả hơi” một hồi dài là lúc học sinh được nghỉ.
- Yêu cầu học sinh viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên. Giáo viên nhắc học sinh: các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý để các đoạn văn có ý liên kết với nhau.
- Gọi học sinh trình bày bài làm. Giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng học sinh và cho điểm những em viết tốt.
- Học sinh tự làm vào vở.
- 3 học sinh - 5 học sinh đọc đoạn mở bài, kết bài của mình.
3. Củng cố dặn dò:
- Hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------
Sinh hoạt (Tiết 14)
File đính kèm:
- lop 4 tuan 14.doc