- Học sinh đọc đúng các tiếng từ khó: Xi-ôn -côp-xki, cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần,
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về nghị lực ,khao khát hiểu biết của Xi-ô-côp-xki
Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với với nội dung bài.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 13 Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để làm
-HS đọc bài văn- nhận xét
HS nghe
Thứ năm: Ngày soạn : / / / 2008
Ngày dạy : / / / 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
(BÀI SOẠN CHI TIẾT)
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng của câu hỏi; Biết dấu hiệu chính của dấu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong đoạn văn; Biết đặt câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ to, kẻ sẵn cột ở bài tập 1; Bảng phụ ghi sẵn đáp án và phần nhận xét.III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 5’
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 1’
HĐ2: Tìm hiểu ví dụ:
6-8’
HĐ3: Ghi nhớ:
3’
HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập:
20-22 ‘
- HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực nên đã đạt được thành công.
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 2 từ vừa tìm được.
-Nhận xét câu, đoạn văn của tưnøg HS và cho điểm.
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
Bài 1:-Yêu cầu HS mở SGK/125 đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
-Gọi HS phát biểu.GV có thể ghi nhanh câu hỏi trên bảng.
Bài 2,3:
+Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
+Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
+Câu hỏi dùng để làm gì?
+Câu hỏi dùng để hỏi ai?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-Gọi HS đặt câu hỏi để hỏi người khác và tự hỏi mình.
-Nhận xét câu HS đặt.
Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về lời giải đúng.
-3 HS đọc đoạn văn.
-3 HS lên bảng viết.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Mở SGK đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi.
+Câu hỏi 1 của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
+Câu hỏi 2 là của người bạn hỏi Xi-ôn -cốp-xki.
+Các câu này đều có dấu chấm hỏi và có từ để hỏi: Vì sao? Như thế nào?
+Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết.
+Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối đọc câu mình đặt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai
Để hỏi ai
Từ nghi vấn
1
Bài thưa chuyện với mẹ
Con vừa bảo gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ.
Câu hỏi của mẹ.
Để hỏi Cương
Để hỏi Cương
Gì, thế
2
Bài hai bàn tay
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muốn đi với tôi không?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ.
Câu hỏi của Bác Hồ.
Câu hỏi của Bác Hồ.
Câu hỏi của Bác Lê.
Câu hỏi của Bác Hồ.
Hỏi bác Lê.
Hỏi bác Lê.
Hỏi bác Lê.
Hỏi bác Hồâ.
Hỏi bác Lê.
Có … không
Có … không
Có … không
Đâu
Chứ.
Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Viết bảng câu văn: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
-Gọi 2 HS giỏi lên thực hành hỏi –đáp mẫu hoặc GV hỏi – 1 HS trả lời.
-Yêu cầu HS thực hành hỏi – đáp. Theo cặp.
-Gọi HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày và cho điểm từng HS .
Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Yêu cầu HS tự đặt câu.
-Gọi HS phát biểu.
-Nhận xét tuyên dương HS đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu.
3.Củng cố – dặn dò: 3 ‘
? Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi.
-Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thầm câu văn.
-2 HS thực hành hoặc 1 HS thực hành cùng GV .
-2 HS ngồi cùng bàn thực hành trao đổi.
-3 đến 5 cặp HS trình bày.
-Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
-Lần lượt nói câu của mình.
Học sinh trả lời.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về :
-Ôn tập cách Nhân với số có hai chữ số , có ba chữ số
-Ôn lại các tính chất :nhân một số với một tổng giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân , tính chất nhân 1 số với một hiệu.
Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải toán( Được phép bớt bài 5b)
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Hai em làm bài tập 3 T 63
-GV yêu cầu HS nêu lại cách nhân với số có ba chữ số, đồng thời kiểm tra vở bài tập của một số HS khác.
- Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 -HS làm ở bảng con
-GV chữa bài và lưu ý cho HS
Bài 2 -Cho HS nêu đề bài , sau đó tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm 95 x11.
-Nhận xét cho điểm HS.
Bài 3 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài và hỏi :
+ Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 142 x 12 + 142 x 18 =142 x (12 + 18) hãy phát biểu tính chất này.
-GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 -Gọi HS đọc đề bài trước lớp.
-Yêu cầu HS làm bài .
-GV chữa bài gợi ý để HS nêu được cả 2 cách giải
Bài 5a -Gọi HS nêu đề bài
-Hình chữ nhật có chiều dài là a , chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế nào ?
-Yêu cầu HS làm phần a.
-GV hướng dẫn HS làm phần b về nhà.
3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học
-HS thực hiện theo YC.
-HS nghe.
- Cả lớp làm bài vào bảng
+ 2 HS lần lượt nêu trước lớp
-3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở .
+Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng...
-HS nêu.
-HS đọc đề toán.
-HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở .
1 HS đọc .
S = a x b
-3 HS thi đua .
BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố và nâng cao các dạng toán cơ bản đã học cho học sinh.
- Rèn kỹ năng làm tính và giải toán cho các em.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: - Hai học sinh nêu cách nhân một số với số có 2; 3 chữ số?
- Thực hiện nhân 324 x 456; 790 x 213
-Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng
* HS TB& YẾU:
Bài 1: Đặt tính và tính:
256 x 453 708 x 157
870 x 423
Bài 2: Tìm X biết:
X : 145 = 318 X : 213 = 1456
Bài 3: Một khu đất hình chữ nhật có chu vi 456 m, chiều dài hơn chiều rộng là 24 m. Tính diện tích của khu đất đó?
* HS KHÁ GIỎI:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau:
458 x 105 + 324 x105
457 x 207 - 207 x 386
Bài 2: Tìm hai số có tổng bằng 77, biết giữa chúng có 4 số chẵn?
Bài 3: Hai công nhân trong một tuần sản xuất được 155 sản phẩm. Nếu người thứ nhất sản xuất thêm 8 sản phẩm và người thứ hai sản xuất thêm 17 sản phẩm thì hai người sản xuất bằng nhau. Hỏi trong một tuần mỗi người sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài,chữa bài sai.
3.Củng cố dặn dò:
-Dặn dò về nhà,nhận xét giờ học.
Hai em thực hiện
-Học sinh nghe
Học sinh trung bình và yếu đọc kỹ đề toán và làm bài vào vở.
Học sinh vận dụng cách tìm số bị chia chưa biết để làm bài
Xác định dạng toán và giải. Lưu ý nửa chu vi = chu vi : 2
Học sinh khá giỏi đọc kĩ đề toán và làm bài vào vở.
-Tìm hiệu của hai số để đưa bài toán về dạng cơ bản.
-Tìm cách đưa bài toán về dạng tổng hiệu để giải.
- Học sinh chữa một số bài
BD -PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về từ loại DT, ĐT, TT
- Vận dụng kiến thức đã học làm đúng bài tập có liên quan.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: ? Em hiểu thế nào là tính từ? Cho ví dụ.
- Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài:
HĐ2: Củng cố lí thuyết:
- Củng cố HS nắm chắc từ loại DT, ĐT, TT
Lấy ví dụ minh hoạ
HĐ3: Luyện tập:
*Phụ đạo:
Bài 1: Cho các từ sau hãy xếp chúng vào 3 nhóm DT, ĐT TT
Học sinh, cây dừa, suy nghĩ, xanh ngắt, vàng mượt, nhảy dây, trò chuyện, công nhân, bơi lội.
Bài 2: Đặt câu với 3 từ đã cho ở BT1
*Bồi dưỡng:
Bài 1: Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: nhanh, đẹp xanh
Bài 2: Tìm DT, ĐT, TT có trong đoạn văn sau:
Trăng đêm nay sáng quá. Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
- Gv bổ sung , củng cố kiến thức cho HS
3.Củng cố dặn dò: - Dặn dò về nhà
- Nhận xét giờ học
Hai em trả lời.
Học sinh lắng nghe.
HS suy nghĩ làm bài vào vở
- Củng cố HS nắm chắc từ loại DT, ĐT, TT
Lưu ý kĩ năng viết câu
Thể hiện mức độ đặc điểm theo 3 cách
DT: trăng, đêm, mai, anh, em, Tết Trung thu, ngày mai, mai đây.
ĐT: mừng, vui, mong ước, đến
TT: sáng, hơn, độc lập, đầu tiên, tươi đẹp.
- HS chữa bài- nhận xét.
Thứ sáu: Ngày soạn : / / / 2008
Ngày dạy : / / / 2008
( Đ/c Don dạy thay)
*******************************************************
File đính kèm:
- Hieu tuan 13.doc