I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân một tổng với một số, một số với một tổng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV treo hình vẽ sẵn nội dung bài tập 4/65, sau đó gọi 2 HS lên bảng sửa bài theo hai cách khác nhau.
GV nhận xét cho điểm HS.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 12 Tiết 56, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai ngày 21/11/2005
Tiết 56 Môn : Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân một tổng với một số, một số với một tổng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV treo hình vẽ sẵn nội dung bài tập 4/65, sau đó gọi 2 HS lên bảng sửa bài theo hai cách khác nhau.
GV nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới:Giới thiệu bài:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tìm hiểu bài
2
Luyện tập
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
4 × (3 + 5) và 4 × 3 + 4 × 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau.
Vậyta có:4 ×(3+ 5)= 4 × 3 + 4 × 5
Quy tắc một số nhân với một tổng
- GV chỉ vào biểu thức 4 × (3 + 5) và nêu: 4 là một số, (3+5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 × (3 + 5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3+5).
- Yêu cầu HS đọc biểu thức phía trên dấu bằng (=): 4 × 3 + 4 × 5
- GV nêu: Tích 4 × 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 × (3 + 5) nhân với một số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 × 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 × (3 + 5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+5).
- Như vậy biểu thức 4 × 3 + 4 × 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 × (3 + 5) với các số hạng của tổng (3 + 5).
- GV hỏi: Như vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
- Gọi số đó là a, tổng là (b + c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b + c).
- Biểu thức a × (b + c) có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
- Vậy ta có: a × (b + c) = a × b + a × c
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một tổng.
Bài1:Bài tập YC chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: Bài tập YC chúng ta là gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Cách 1
36 × (7 + 3) = 36 × 10 = 360
207 × (2 + 6) = 207 × 8 = 1656
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức trong bài.Từ kết quả so sánh, nêu cách nhân một tổng với một số .
- Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số chúng ta có thể làm thế nào?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
4 × (3 + 5) = 4 × 8 = 32
4 × 3 + 4 × 5 = 12 + 20 = 32
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Theo dõi.
- Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- HS viết: a × (b + c)
- HS viết: a × b + a × c.
- HS viết và đọc lại công thức.
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a
b
c
a × (b + c)
a × b + a × c
4
5
2
4 × (5 + 2) = 28
4 × 5 + 4 × 2 = 28
3
4
5
3 × (4 + 5) = 27
3 × 4 + 3 × 5 = 27
6
2
3
6 × (2 + 3) = 30
6 × 2 + 6 × 3 = 30
Tính giátrị của biểu thứctheo hai cách.
- 2 HS lên bảng làm bài mỗi em làm một cách, cả lớp làm bài vào vở.
Cách 2
36 × (7 + 3) = 36 × 7 + 36 × 3
= 252 + 108
= 360
207 x (2 + 6)= 207 x 2 + 207 x 6
= 414 + 1242
= 1656
- HS thảo luận nhóm cặp
- Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số chúng ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một tổng.
- Về nhà làm bài 2 (câu b) bài 4/67. Chuẩn bị bài: Một số nhân với một hiệu
Nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tiet 056.doc