Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em lên chữa bài về nhà.
31 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đánh giá vào cuối.
VD:
- Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu 1 tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em.
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu.
- GV dán tờ phiếu viết 2 cách kết bài.
HS: Suy nghĩ so sánh và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng:
1) Kết bài của truyện “Ông Trạng thả diều”:
à Thế rồi nước Nam ta.
(Kết bài này chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. Đây là cách kết bài không mở rộng).
2) Cách kết bài khác:
à Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa “Có chí thì nên”, ai nõ lực vươn lên người ấy sẽ đạt được nhiều điều mình mong ước.
(Đây là cách kết bài mở rộng).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3 - 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 5 em đọc nối nhau bài tập 1.
- Từng cặp trao đổi trả lời câu hỏi.
- GV dán tờ giấy mời đại diện 2 nhóm lên chữa bài.
+ Bài 2:
- GV gọi HS trả lời, chốt lại lời giải.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ phát biểu.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ viết kết bài vào vở.
- GV nhận xét những em viết hay.
- 1 số em đọc trước lớp.
5. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS thuộc nội dung ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Đạo đức
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng:
Tranh, đồ dùng để hoá trang.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thảo luận về “Phần thưởng”.
- GV kể chuyện “Phần thưởng”.
HS: Cả lớp nghe.
- Đóng lại tiểu phẩm.
+ Em có nhận xét gì về việc làm của Hưng?
- Em thấy việc làm của Hưng rất đáng khen.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất yêu bà.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn là người cháu hiếu thảo.
+ Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? (hỏi bạn đóng vai Hưng)
- Vì em rất yêu bà, bà là người dạy dỗ, nuôi nấng em hàng ngày.
- GV giảng trên tranh:
+ Theo em bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của cháu?
- Bà cảm thấy rất vui, phấn khởi.
+ Qua câu chuyện trên, bạn nào cho cô biết đối với ông bà, cha mẹ chúng ta phải như thế nào?
- Phải hiếu thảo.
+ Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Vì ông bà, cha mẹ là những người sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta
=> Rút ra bài học (ghi bảng).
HS: 3 em đọc bài học.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
HS: Làm theo nhóm.
+Bài1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- 1 nhóm làm vào phiếu to dán bảng và trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng.
+ b, d, đ là Đ
+ a, c là S.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
+ Bài 2:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận và khen các nhóm.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương về nội dung bài học.
------------------------------------------------------------
Tiếng Việt(*)
Tính từ
A. Mục đích, yêu cầu:
- Luyện cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính cách.
- Biết dùng tính từ để biểu thị mức độ đó
B. Đồ dùng dạy- học
- Vở bài tập TV4.
- Từ điển TV
C. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ-YC
2. Hướng dẫn luyện tính từ
+ Hướng dẫn ôn lí thuyết
- GV gọi học sinh đọc ghi nhớ1: Tính từ là gì ?
- Nhận xét và kết luận
- GV gọi học sinh đọc ghi nhớ 2: Tính từ đi kèm từ chỉ mức độ.?
- Nhận xét và kết luận
+ Hướng đẫn luyện tập
- Yêu cầu học sinh mở vở bài tập
- Cho HS tự làm bài tập
- GV theo dõi và giúp đỡ HS
- Gọi HS lên chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài.
- Hát
- Nghe giới thiệu, mở sách
- 2 em đọc
- 2em đọc, lớp đọc thầm
- Vài HS nhắc lại
- Làm lại bài tập 1,2,3 trong vở bài tập.
- Lần lượt đọc bài làm trước lớp.
------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ( Tiết 3 )
A. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâuđột đúng quy trình, đúng kỹ thuật
- Yêu thích sản phẩm mình làm được
B. Đồ dùng dạy học: Vật liệu và dụng cụ
- Một mảnh vải kích thước: 20 cm x 30 cm
- Len khác màu vải
- Kim khâu len, thước kẻ, bút chì, kéo cắt vải
C. Các hoạt động dạy học
II. Kiểm tra: Dụng cụ vật liệu học tập
III. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
b) Bài mới
+ HĐ3: Học sinh thực hành khâu viền đường gấp mép vải
- GV gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải
- Nhận xét và củng cố cách khâu
- GV nhắc lại một số điểm lưu ý
- Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành
- Học sinh thực hành
- GV quan sát uốn nắn học sinh làm yếu
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
- GV tổ chức trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chí đánh giá
+ Gấp đường mép vải, tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật
+ Khâu viền được đường gấp bằng mũi khâu đột
+ Mũi khâu tương đối đều, không dúm
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định
- GV nhận xét đánh giá kết quả
- Hát
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Nhận xét và báo cáo
- Vài học sinh nhắc lại
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lấy vật liệu dụng cụ thực hành
- Cả lớp thực hành làm bài
- Học sinh trưng bày sản phẩm thực hành
- Nhận xét và đánh giá
IV. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh
- Về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Kiểm tra viết: Nhà trường ra đề
------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng nhân với số có 2 chữ số.
- Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Tự đặt tính, tính rồi chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV gọi HS nhận xét.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu của bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- Một HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:
75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là:
4500 x 24 = 108 000 (lần)
Đáp số: 108 000 lần.
+ Bài 4, 5:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- Một HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số học sinh của 12 lớp là:
30 x 12 = 360 (HS)
Số học sinh của 6 lớp là:
35 x 6 = 210 (HS)
Tổng số học sinh của trường là:
360 + 210 = 570 (HS)
Đáp số: 570 HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
------------------------------------------------------------
Kĩ thuật(*)
Ôn Khâu đột mau
I.Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau.
- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh quy trình khâu, mẫu đã khâu.
- Vải, kim, chỉ,
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu lại cách khâu đột mau.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS thực hành khâu đột mau:
- GV gọi HS nêu lại phần ghi nhớ.
HS: Nêu:
B1: Vạch đường dấu.
B2: Khâu theo đường vạch dấu.
- GV nhắc HS 1 số điểm cần lưu ý khi khâu đột.
HS: Thực hành khâu đột.
- GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn cho HS.
3. Đánh giá kết quả học tập:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá.
+ Khâu được mũi khâu theo đường vạch dấu.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít.
+ Đường khâu thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập khâu cho đẹp.
------------------------------------------------------------
An toàn giao thông
Lựa chọn đường đi an toàn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết giải thích, so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn.
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn con đường đi an toàn nhất để đến trường.
- Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn.
II. Chuẩn bị:
Phiếu học tập, sơ đồ về những con đường.
III. Các hoạt động chính:
1. Hoạt động 1: Ôn bài trước.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập.
? Theo em con đường hay đi đoạn đường như thế nào là an toàn
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng.
3. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV dùng sơ đồ hoặc sa bàn về con đường từ nhà đến trường.
- 2 - 3 em chỉ ra con đường đảm bảo an toàn hơn.
c. Kết luận:
Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn.
4. Hoạt động bổ trợ:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS tự vẽ con đường từ nhà đến trường.
HS: Lên giới thiệu con đường mà em đi.
? Em có thể đi đường nào khác đến trường
? Vì sao mà em không chọn con đường đó
c. Kết luận:
Cần lựa chọn con đường đi hợp lý và bảo đảm an toàn.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------ựự------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan12.doc