Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: chán nản, diễn thuyết, xưởng, sửa chữa, gánh hàng, .
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
Đọc - hiểu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng,.
-Xaực ủũnh giaự trũ.
-Tửù nhaọn thửực baỷn thaõn.
39 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 12 môn Tập đọc: Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
- HS đọc.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở cùng loại đó là:
48 x 25 = 1200 (trang)
Đáp số: 1200 trang
-HS thực hiện
Luyện từ và câu
Tính từ (tieỏp theo)
I. Mục TIEÂU:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất; bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được.
- HS vận dụng kiến thức đã học vào viết văn hay.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét. Bảng phụ viết BT1 luyện tập.
HS: SGK, vở
III. Hoạt động ạy - học:
HĐGV
HĐHS
A.OÅn ủũnh toồ chửực:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt 2 câu với 2 từ về ý chí và nghị lực của con người.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc 3 câu tục ngữ và nói ý nghĩa của từng câu.
- Gọi HS nhận xét câu văn bạn viết trên bảng.
- Nhận xét , cho điểm từng HS
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - GV ghi đề
2. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- yêu cầu HS trao đổi và thảo luận
- Gọi HS phát biểu, nhận xét
+ Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
GV: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh, hoặc từ láy: trăng trắng, từ tính từ trắng đã cho ban đầu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu, nhận xét
- Kết luận: có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
+ Thêm các từ : rất, quá ,lắm, và trước hoặc sau tính từ.
+ T ạo ra phép so sánh.
+ Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất?
3. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy các ví dụ
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
- Nhận xét, kết lựan lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẽ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài .
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng.
Như miệng em cười đâu đây thôi...
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng và đại diện đọc các từ vừa tìm được.
- Gọi HS nhóm khác bổ sung.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- yêu cầu HS đọc câu và trả lời đọc yêu cầu của mình.
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại 20 từ tìm được và chuẩn bị bài sau: MRVT: ý chí -Nghị lực.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét câu văn bạn viết trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới trao đổi, thảo luận. Đại diện nhóm trình bày
a. Tờ giấy màu trắng: Mức độ trắng bình thường.
b. Tờ giấy màu trăng trắng: mức độ trắng ít.
c. Tờ giấy màu trắng tinh: mức độ trắng phau.
+ ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng. ở mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. ở mức độ trắng phau thì dùng từ ghép trắng tinh.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời
- ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng.
+Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất.
- Lắng nghe.
- Trả lời theo ý hiểu của mình.
- 2 HS đọc thành tiếng.
Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao thất, cao hơn, thấp hơn
-1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất, HSdưới lớp ghi vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS trao đổi, tìm từ, HS ghi các từ tìm được vào phiếu.
- 2 nhóm dán phiếu lên và đọc các từ vừa tìm được.
- HS đọc thành tiếng.
- Lần lượt đọc câu mình đặt
+ Mẹ về làm em vui quá!
+ Mũi chú hề đỏ chót...
- HS thực hiện
Tuần 12
Thứ saựu ngày 09 tháng 11 năm 2012
Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I. Mục tieõu:
- HS viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt tuyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
- Lời kể tự nhiên chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Bảng lớp viết dàn bài vắn tắt của bài văn kể chuyện.
HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy - học:
HĐGV
HĐHS
A.OÅn ủũnh toồ chửực:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra giấy bút của HS .
C. Thực hành viết:
- GV có thể sử dụng 3 đề sau để HS lựa chọn khi viết bài.
+ Đề 1: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
+ Đề 2: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-Đrây-ca bằng lời của cậu bé An-Đrây-ca
+ Đề 3: kể lại câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
+ Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học.
- Cho HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung
D. Củng cố - Dặn dò:
-Gv nhận xét giờ học
-Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn kể chuyện.
- HS chuẩn bị vở, giấy
- HS đọc đề và chọn một trong 3 đề trên để làm
- HS viết bài vào vở
- HS nộp bài
Toán
Luyện tập
I.Mục tieõu :
- Giúp học sinh củng cố về:
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
-Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
-HS khá, giỏi làm thêm bài tập 4
-Gd HS cẩn thận khi tính toán, vận dụng thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV và học sinh: SGK.
III.Hoạt động dạy - học:
HĐGV
HĐHS
A.OÅn ủũnh toồ chửực:
B.Kiểm tra bài cũ :
- 4 HS lên bảng cho làm các bài tập 4 , kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
-Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS .
C.Bài mới :
1.Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu của tiết học rồi ghi tên lên bảng .
2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 -Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình .
Kết quả: a, 1462 b, 16692 c, 47311
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2 (cột 1, 2)
- Kẻ bảng số như bài tập lên bảng, yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng .
- Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng ?
- Điền số nào vào ô trống thứ nhất ?
-Yêu cầu HS điền tiếp vào các phần ô trống còn lại .
Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài .
D.Củng cố, dặn dò :
-Củng cố giờ học
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét .
- HS nghe .
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào bảng con.
- HS nêu cách tính .
-Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng .
- Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234, vậy điền vào ô trống thứ nhất số 234.
- HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
- HS đọc .
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở.
Bài giải
24 giờ có số phút là :
60 x 24 = 1440 ( phút )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
75 x 1440 = 108 000 ( lần )
Đáp số: 108 000 lần
- HS thực hiện
Khoa học
Nước cần cho sự sống
I. Mục tieõu :- Giúp HS:
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
+ Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước địa phương.
II. Đồ dùng dạy- học:
HS: Chuẩn bị cây trồng từ tiết 22.
GV: Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK.
III. Hoạt động dạy- học
HĐGV
HĐHS
A.OÅn ủũnh toồ chửực:
B.Kiểm tra bài cũ: 3 HS lên bảng
+ 1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
+ HS trình bày vòng tuần hoàn của nước.
- GV nhận xét cho điểm.
C.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
* Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 nội dung.
-Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ theo nội dung của nhóm mình thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước ?
+ Nội dung 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
+ Nội dung 3: Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao ?
-Gọi các nhóm có cùng nội dung bổ sung, nhận xét.
*Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người.
- Hoạt động cả lớp.
- Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì ?
- GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lập lên bảng.
-Yêu cầu HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm.
- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 / SGK.
-Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình.
- ở địa phương ta người dân sử dụng nước trong những hoạt động nào?
D.Củng cố- dặn dò:
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà hoàn thành phiếu điều tra.
- Phát phiếu điều tra cho từng HS.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
+ Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát...
+ Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
+ Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng.
- HS bổ sung và nhận xét.
- HS Hoạt động.
+ Uống, nấu cơm, nấu canh.
+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo.
+ Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non.
- Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- HS sắp xếp.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau nêu.
- HS cả lớp.
File đính kèm:
- TUAN 12.doc