- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục biết ơn nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
_ Rèn kỹ năng sống: Tự nhận thức bản thân và đặt mục tiêu
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - Đào Thị Biển- Trường Tiểu học Đoàn Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài sau: Cuộc khỏng chiến chống quõn Tống lần thứ ha
eeeeeôfffff
Thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 Tập làm văn
Tiết thứ 24 Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thực hành viết một bài văn giai đoạn học về văn kể chuyện.Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
II. Đề bài:
Kể lại câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca bằng lời của cậu bé An- đrây- ca.
III. Biểu điểm: 10 điểm
- Yêu cầu bài viết của HS phải đúng bài văn kể chuyện.
- Câu chuyện phải có đủ 3 phần: mở đoạn, diễn biến và kết đoạn.
- Lời kể phải chân thật tự nhiên biết dùng lời của An- đrây-ca để kể lại .
- Câu văn phải đúng ngữ pháp.
Rút kinh nghiệm
eeeeeôfffff
Tiết 3 Toán
Tiết thứ 60 : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng nhân với số có 2 chữ số
- Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
- H cả lớp làm bài 1,2,3. H khá giỏi làm hết.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1: Kiểm tra bài cũ (3-5')
H làm bảng con: 357 x 43
Nhận xét : ? nêu cách làm ?
2: Luyện tập, thực hành (30- 33')
*Làm bảng con: - Bài 1/ 69 (5’)
- Kiến thức: Củng cố cách nhân với số có hai chữ số
- Chốt: Nêu các bước nhân?
* Làm SGK: Bài 2/ 70 (5’)
- Kiến thức: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có liên quan đến nhân với số có hai chữ số
- Chốt: Nêu cách tính giá trị số của biểu thức?
Bài 3/ 70 (6’)
- Kiến thức: Củng cố cách giải toán
- Chốt: Tại sao lại lấy 75 ´ 60 ´ 24?
* Làm vở: Bài 4/ 70; Bài 5/70 (1 H làm vở) (17’)
- Kiến thức: Củng cố giải toán
+ Muốn tìm số tiền bán đường ta làm thế nào?
- Muốn tìm số học sinh của 12 lớp em làm thế nào?
-Nhân từ phải sang trái. Tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột.
-Thay chữ bằng số ta tính được giá trị số của biểu thức.
-Vì một giờ bằng 60 phút, một ngày có 24 giờ.
-Ta lấy số tiền của một kg nhân với số kg đường.
-Lấy số học của một lớp nhân với 12.
*Dự kiến sai lầm:
- Kĩ năng tính của HS còn chậm, chưa chính xác
- Lời giải của bài 4 chưa đúng.
3: Củng cố (3-5’)
GV tổng kết các kiến thức vừa ôn
Rút kinh nghiệm
eeeeeôfffff
Tiết 3 Địa lí
Tiết thứ 12 Đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu: H biết:
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của hệ thống đê ven sông.
- Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (3-4')
- Nêu đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ? (Hường, Phong)
- Giới thiệu bài: Bài địa lý hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về đồng bằng Bắc Bộ 2. Bài mới (28-30 phút)
. HĐ1 : Đồng bằng lớn ở miền Bắc (12-14')
* Mục tiêu: H nắm được vị trí, hình dạng, diện tích, địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
* Cách tiến hành:
- G chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ SGK.
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam.
- Gọi HS lên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- Đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng như thế nào?
- H tìm vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ trong SGK
- H chỉ trên bản đồ
- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
- HS đọc SGK mục 1
- Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bù đắp lên?
- HS trả lời sông Hồng và sông Thái Bình
- Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?
... thứ 2 sau đồng bằng Nam Bộ.
- Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
... thấp, bằng phẳng, sông uốn lượn quanh co, làng mạc, xem H.2 SGK.
- Yêu cầu H chỉ vị trí và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích sự hình thành và đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ.
- H chỉ kết hợp mô tả
-> Kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn ở miền Bắc.
HĐ2: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ: (13 -15')
* Mục tiêu: HS biết được tên gọi các sông, lượng mưa và hệ thống đê ngăn lũ của đồng bằng Bắc Bộ.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc SGK
- H đọc mục 2, quan sát mô tả
- H chỉ 1 số sông... trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng?
... có nhiều phù sa, nước sông quanh năm có màu đỏ.
- G chỉ trên bản đồ sông Hồng và sông Thái Bình. Mô tả sơ lược... (SGV/81).
- HS quan sát.
- Khi mưa nhiều nước ở sông ngòi, hồ ao thường ntn?
- HS nêu
- Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
... mùa hè
- Vào mùa mưa, nước các sông ở đây thế nào?
- HS nêu.
* Thảo luận nhóm: Nội dung
- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì?
- Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Ngoài việc đắp đê người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét và bổ sung.
-> Kết luận (SGK/82)
- HS đọc bài học SGK.
3. Củng cố dặn dò. (2- 3')
- Nối các mũi tên vào sơ đồ mối quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau tìm hiểu về người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
eeeeeôfffff
Tiết 4 Khoa học
Tiết thứ 24 : Nước cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- H nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người và động thực vật.
- Nêu đựơc dẫn chứng về vai trò của nước trong cuộc sống.
- GDMT: Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên . Cần biết bảo vệ nguồn nước bằng các việc làm cụ thể để bảo vệ cuộc sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 50, 51 - SGK
- Giấy khổ A0, bút dạ/ mỗi nhóm.
- Sưu tầm tranh ảnh về vai trò của nước.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (2-3')
- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? (Mỹ, Thanh)
- GV kiểm tra việc sưu tầm của HS
+ Giới thiệu bài: Trong cuộc sống nếu thiếu nước sẽ ra sao? Vậy nước có vai trò như thế nào cô và các em cùng tìm hiểu qua bài hôm nay
2. Bài mới (28-30 phút)
a. HĐ1:Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.(13-15')
* Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV thu tranh ảnh... đã sưu tầm, phân loại 3 nhóm kiến thức.
- Chia lớp 3 nhóm đọc nội dung SGK, quan sát hình ảnh SGK, dựa vào sự hiểu biết của mình thảo luận các câu hỏi sau
Bước 2: Các nhóm thảo luận
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày
-> GDMT: Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần biết bảo vệ nguồn nước bằng các việc làm cụ thể để bảo vệ cuộc sống của con người.
b. HĐ 2: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. (13-14')
*Mục tiêu:
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Động não
Nêu ý kiến của mình về: con người còn sử dụng nước vào các việc gì?
GV ghi lên bảng
Bước 2: Thảo luận và phân loại các ý kiến theo nhóm kiến thức.
- GV nêu từng mục đích sử dụng, HS phân loại, chon lựa để điền đúng.
- Ví dụ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật?
,
-H ghi kết quả thảo luận ra giấy
-H trình bày,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- H nêu ý kiến
+ Con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường,...
+ Con người sử dụng nước trong viêc vui chơi, giải trí...
+ Con người sử dụng nước trong việc sản xuất nông nghiệp.
+ Con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
Bước 3: Thảo luận từng vấn đề cụ thể.
- Nêu dẫn chứng về vai trò của nước trong vệ sinh thân thể, nhà cửa
...lau nhà, tắm giặt,...
- Nêu dẫn chứng về vai trò của nước trong vui chơi giải trí?
bể bơi,...
- Nêu dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp?
... tưới rau, ...
- Nêu dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp?
.. nhà máy thuỷ điện...
-> GDMT: Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Cần biết bảo vệ nguồn nước bằng các việc làm cụ thể, tránh gây ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 51.
4. Củng cố dặn dò.(2-3')
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
eeeeeôfffff
Tiết 7 Hoạt động tập thể
Tiết thứ 12 :
SƠ KếT LớP TUầN 12 - SINH HOạT ĐộI
I. MụC TIÊU:
- Rèn cho H kỹ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người.
HS tự nhận xét tuần 12.
Rèn kĩ năng tự quản.
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
Rèn ý thức học tập.
II.CÁC HOạT ĐộNG CHủ YếU:
HOạT ĐộNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CủA TRò
*Hoạt động 1: .Sơ kết lớp tuần 11:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
2. Lớp tổng kết :
- Học tập: …………………………………………
…………………………………………………….
……………………………………………………..
…………………………………………………….
Nề nếp:……………………………………………
………………………………………….……………
……………………………………………………
……………………………………………………
Vệ sinh:…………………………………………..
……………………………………………………….
Tuyên dương…………….........................................
………………………………………………………
3. Công tác tuần tới:
- Phát huy ưu điểm tuần qua.
- Thực hiện thi đua giữa các tổ lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
………………………………………………………
…………………………………………………….
………………………………………………………..
………………
*2: Hoạt động2 Sinh hoạt theo chủ đề: Kĩ năng tìm kiếm- Sự hỗ trợ khi khó khăn
-GV nêu vấn đề cho các nhóm thảo luận
+Khi gặp khó trong cuộc sống, em thường nhờ ai giúp đỡ?
+Người đó đã giúp đỡ em ntn?
+Những ai( hoặc tổ chức,cơ quan) nào là đáng tin cậy? Vì sao?
+Tìm kiếm sự hỗ trợ có ích lợi gì?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời.
GV nhận xét kết luận
4- Hoạt động nối tiếp: Nhận xét giờ học
-
- Các tổ trưởng báo cáo.
- Đội cờ đỏ sơ kết thi đua.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét chung.
- Lắng nghe và ghi vào vở báo bài.
- Thực hiện.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
Đại diện nhóm nêu ,em khác nhận xét, bổ xung
HS thảo luận theo nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày lần lượt từng nhóm, nhóm khác bổ xung
HS thực hiện.
File đính kèm:
- Giao an cac mon lop 4tuan 1220132014chia 2 cotda cap nhat chuan KTKN.doc