Tập đọc
Ông Trạng thả diều
I/ Mục tiêu :
1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ khó : thả diều , nghe giảng, mảng gạch vỡ
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thâng vượt khó của Nguyễn Hiền.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Đọc hiểu :
- Hiểu nghiã các từ ngữ : trạng, kinh ngạc .
- Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi .
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc.
53 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Trường TH Hoài Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tranh được vẽ bằng những màu vàng nâu sáng sủa , hài hoà.
HS xem tranh và thảo luận trả lời :
- Gội đầu
- Trần Văn Cẩn
- Vẽ về đề tài sinh hoạt.
- Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính .
- Màu sắc nhẹ nhàng ;màu trắng hồng của thân cô gái , màu hồng của hoa , màu xanh dịu mát của nền và màu đem thẩm của tóc .
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tập Làm Văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
I/ Mục tiêu :-
- Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp , mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện .
- Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo cách gián tiếp và trực tiếp .
- Vào bài một cách tự nhiên , lời văn sinh động , dùng từ hay .
II/ Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
ĐT
A.KTBC :
- Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống .
- Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi .
B.Dạy học bài mới :
1.GTB : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết mở đầu câu chuyện theo hai cách : gián tiếp và trực tiếp .
2. Treo tranh minh hoạ và hỏi : Em biết gì qua bức tranh này ?
Bài 1,2 : Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu :Tìm đoạn đầu bài trong truyện trên.
-HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được
- Bài 3 :
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung , HS trao đổi trong nhóm
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài
GV KL : Cách mở bài thứ nhất : kể ngay ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp . Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp .
+ GV hỏi : Thế nào là mở bài trực tiếp , mở bài gián tiếp ?
3 . Ghi nhớ :
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ .
4. Luyện tập :
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung , cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi : Đó là những cách mở bài nào ? Vì sao em biết ?
Bài 2 : Gọi HS đọc truyện : Hai bàn tay . Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi :
+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào ?
5. Củng cố- dặn dò :
- Hỏi : + Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện ?
- Nhận xét tiết học .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
5’
1,
10’
2,
20’
2’
2 cặp HS lên bảng trình bày .
nhận xét bạn trao đổi theo tiêu chí đã nêu .
HS lắng nghe
Đây là câu chuyện Rùa và Thỏ . Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ . Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ.
2 HS tiếp nối nhau đọc truyện . Cả lớp đọc thầm theo và tìm đoạn mở bài của truyện .
+ Mở bài : Trời thu mát mẻ . Trên bờ sông , một con Rùa đang cố gắng tập chạy .
HS đọc yêu yêu cầu bài tập .
HS trao đổi trong nhóm
+ Mở bài trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện .
+ Mở bài gián tiếp ; nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể .
HS đọc ghi nhớ
1HS đọc yêu cầu của đềø bài . 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi .
Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp .
HS trả lời.
TB
TB
TB
TB
TB
TB
K
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Khoa học
Mây được hình thành như thế nào?
Mưa từ đâu ra ?
I/ Mục tiêu :
Sau bài học , HS có thể :
- Trình bày mây được hình thành như thế nào .
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra .
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên .
II/ Đồ dùng dạy học :
Hình trang 46 , 47 SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
ĐT
A.KTBC :
- GV hỏi : Nước tồn tại ở những thể nào ? Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể .
B. Bài mới :
1.GTB : Trong tự nhiên có các hiện tượng như mây, mưa gió , bão Vậy mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ? Bài học hôm nay sẽ giải thích với chúng ta điều đó .
2.Tìm hiểu bài:
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên .
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp .
-GV cho HS quan sát hình vẽ , đọc lời chú thích và tự trả lời câu hỏi :
+ Mây được hình thành như thế nào ?
+ Nước mưa từ đâu ra ?
b. Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước .
GV tổ chức HS ngồi theo 4 nhóm . Mỗi nhóm phân vai theo :
+ giọt nước , hơi nước , mây trắng , mây đen ,giọt mưa .
Cho các nhóm thực hành lần lượt lên bảng trình bày . Các nhóm khác nhận xét .
GV đánh giá tuyên dương những nhóm trình bày tốt.
3. Củng cố - dặn dò :
- GV gọi HS đọc lại Mục Bạn cần biết
-Nhận xéy tiết học .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
4’
28’
3’
Hs nêu : Nước tồn tại ở 3 thể , đó là thể lỏng , thể khí và thể rắn
Từng HS đọc câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46 , 47 SGK. Sau đó nhìn vào hình vẽ kể với bạn
HS quan sát hình vẽ và trả lời .
HS ngồi theo 4 nhóm đã phân thảo luận với nhau về lời thoại và lên trình bày trò chơi trước lớp .
HS đọc mục Bạn cần biết
TB
K
K
K
TB
Hoạt động tập thể
Nhận xét tình hình về các mặt hoạt động
của lớp trong tuần
I./Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
II./ Lên lớp :
A.Cán bộ lớp nhận xét: B.GV nhận xét:
1. Học tập:.
-Tuần qua các em vừa ôn tập vừa tiến hành thi GKI.
-Điểm thi của các em tương đối cao .Các em cần phát huy tốt hơn nữa.
-Một số em điểm còn thấp cần cố gắng hơn.
2.Vệ sinh:
Tuần này tổ trực nhật trực còn bẩn các em cần rút kinh nghiệm cho tuần tới.
III. Công tác tuần tới:
A. Học tập:
-Tuần tới các em tiếp tục học tuần 11 ,một số em còn yếu cần cố gắng hơn nữa.
B.Vệ sinh:
Tuần này các em cần trực nhật lớp sạch sẽ hơn.
IV.Ý kiến của HS
Tiết 4 - Kĩ thuật
Thêu móc xích
I/ Mục tiêu :
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích .
- Thêu được các mũi thêu móc xích .
- HS hứng thú học thêu .
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh quy trình thêu móc xích .
- Mẫu thêu móc xích và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
- Vật liệu : kim khâu , chỉ thêu , thước , phấn , kéo
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích bài học .
2.2 Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
GV giới thiệu mẫu : GV hướng dẫn HS kết hợp quan sát 2 mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi về đặc điểm của đường thêu móc xích .
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và yêu cầu HS trả lời về ứng dụng thêu móc xích .
2.3 Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật .
- GV treo tranh quy trình thêu móc xích , hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK để trả lời câu hỏi về cách vạch dấu đường thêu móc xích .
- GV vạch dấu trên mảnh vải ghim trên bảng ,chấm các điểm trên đường dấu cách đều 2 cm. Hướng dẫn HS thao tác bắt đầu thêu , thêu mũi thứ nhất, thêu mũi thứ hai và cách kết thúc đường thêu .
- GV lưu ý cho HS :
+ Thêu từ phải sang trái
+ Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu .
+ Không rút chỉ chật quá hoặc lỏng quá .
- GV hướng dẫn nhanh lần 2 các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích .
3. Củng cố , dặn dò :
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ ở cuối bài
5’
33’
2’
HS bày vật dụng : kéo , thước , chỉ thêu , kim khâu lên bàn
HS quan sát 2 mặt đường thêu và nêu :
+ Mặt phải của đường thêu là nhưngc vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắc xích
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau , nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau .
HS quan sát và chú ý nghe .
HS đọc Ghi nhớ
Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản
I/ Mục tiêu :
- HS biết vận dụng kĩ thuật thêu lướt vặn để thêu hình hàng rào đơn giản .
- Thêu được hình hàng rào đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn .
- HS yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Mẫu thêu hình hàng rào đơn giản
- Vật liệu và vật dụng cần thiết : kim khâu , chỉ màu , vải , kéo
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị và kết quả thực hành ở tiết 1 của HS.
- Nhận xét và tổ chức cho HS thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản.
2 . Bài mới :
2.1.Hoạt động 4 : GV đánh giá kết quả học tập của HS .
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
GV treo bảng tiêu chuẩn đánh giá :
- Cho HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá trên bảng để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS .
3. Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS
- Dặn HS chuẩn bị bài sau Thêu móc xích
5’
32’
2’
HS đưa ra sản phẩm của mình đã làm ởi tiết trước chưa hoàn chỉnh
HS trưng bày sản phẩm của mình lên bàn .
Dựa vào tiêu chuẩn Gv treo trên bảng để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
File đính kèm:
- GA 11.doc