I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2 Kiểm tra: - Nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . . ta có thể làm như thế nào? ví dụ.
- Đổi chỗ các thừa số để tính theo cách thuận tiện nhất : 5 × 745 × 2 ; 1250 × 623 × 8
GV nhận xét cho điểm HS.ảm
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 11 Tiết 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 20/11/2012
Tiết 52 Môn : Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2 Kiểm tra: - Nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . . ta có thể làm như thế nào? ví dụ.
- Đổi chỗ các thừa số để tính theo cách thuận tiện nhất : 5 × 745 × 2 ; 1250 × 623 × 8
GV nhận xét cho điểm HS.ảm
3.Bài mới Giới thiệu bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tìm hiểu bài
2
Luyện tập
GTtích chất kết hợp của phép nhân
a) So sánh giá trị của các biểu thức
- GV viết lên bảng biểu thức:
(2 × 3) × 4 và 2 × (3 × 4)
GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau.
- GV làm tương tự với các cặp BT khác:
(5 × 2) × 4 và 5 × (2 × 4)
(4 × 5) × 6 và 4 × (5 × 6)
b) GT tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV treo bảng phụ.
- YC HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a × b) × c và a × (b × c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
- Hãy so sánh giá trị của BT(a × b) × c với giá trị của biểu thức a × (b × c) khi a = 3, b = 4 và c = 5?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a × b) × c với giá trị của biểu thức a × (b × c) khi a = 5, b = 2 và c = 3?
- Hãy so sánh giá trị củaBT (a × b) × c với giá trị của biểu thức a × (b × c) khi a = 4, b = 6 và c = 2?
Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức(a×b) × c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a × (b × c)?
- Ta có thể viết (GV ghi bảng):
(a × b) × c = a × (b × c)
- GV vừa chỉ bảng vừa nêu:
* (a × b) được gọi là một tích hai thừa số, biểu thức (a × b) × c có dạng là một tích hai thừa số nhân với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
* Xét biểu thức a × (b × c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tích (a × b), còn (b × c) là tích của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a × b) × c.
*Vậy khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- YCHS đọc lại kết luận trong SGK.
Bài 1:- Bài tậpYC chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng biểu thức: 2 × 5 × 4
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2a: - Gọi HS đọc đề.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán bằng hai cách.
GV chữa bài và cho điểm HS.
Củng cố, dặn dò:
GVYC HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất kết hợp của phép nhân.
- Về nhà luyện tập thêm về tính chất kết hợp của phép nhân.
- Làm bài tập 2/ 61.- Chuẩn bị bài: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- HS tính và so sánh.
(2 × 3) × 4 = 6 × 4 = 24
và 2 × (3 × 4) = 2 × 12 = 24
Vậy (2 × 3) × 4 = 2 × (3 × 4)
- HS tính giá trị của các biểu thức
(5 × 2) × 4 = 5 × (2 × 4)
(4 × 5) × 6 = 4 × (5 × 6)
- Đọc bảng số.
- 3 em lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng.Dưới lớp làm bảng con
- Giá trị của 2 biểu thức biểu thức này đều bằng 60.
- Giá trị của 2 biểu thức biểu thức này đều bằng 30.
- Giá trị của 2 biểu thức biểu thức này đều bằng 48.
- Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a × b) × c luôn bằng giá trị của biểu thức a × (b × c).
- HS đọc : (a × b) × c = a × (b × c)
- HS nghe giảng.
- HS đọc thành tiếng
- Tính bằng hai cách.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
2 × 5 × 4 = (2 × 5) × 4
= 10 × 4 = 40
2 × 5 × 4 = 2 × (5 × 4)
= 2 × 20 = 40
- HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Có 8 lớp, mỗi lớp có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 HS.
- Số học sinh của trường.
- 2 HS lên bảng làm bài mỗi em làm một cách, cả lớp làm bài vào vở.
File đính kèm:
- tiet 052.doc