Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Tiết 3)

.Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000

* Trọng tâm: Cách nhân, chia với 10,100, 1000.

II. Đồ dùng dạy học:

 Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 1. Tổ chức: Hát .Sĩ số.

 

doc30 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé mồ côi cha, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành “Vua tàu thuỷ”. - Ông Bạch Thái Bưởi kinh doanh đủ nghề, có lúc mất trắng tay vẫn không nản chí. - Ông Bưởi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, Pháp thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Ông được gọi là “1 bậc anh hùng kinh tế”. * Gợi ý 3: HS: Đọc gợi ý 3. - Một em làm mẫu, trả lời các câu hỏi theo gợi ý SGK. c. Từng cặp HS thực hành trao đổi: - Đổi vai cho nhau. d. Từng cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp: - Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm kể hay nhất. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài trao đổi vào vở. Thể dục Tiết 22: ôn 5 động tác của bài TDPT chung. trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. I. Mục tiêu: - Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và đúng thứ tự. - Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ động. * Trọng tâm: Luyện tập thành thạo 5 động tác đã học. II. Địa điểm , phương tiện: Sân trường, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, nêu mục đích, nội dung tiết học. - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp, xoay các khớp chân, tay. 2. Phần cơ bản: a. Kiểm tra bài thể dục phát triển chung: * Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung (1 – 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp). + Nội dung kiểm tra: - Mỗi HS thực hiện 5 động tác theo đúng thứ tự. +Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 2 – 5 em. + Cách đánh giá: Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện của từng HS theo 3 mức: - Hoàn thành tốt. - Hoàn thành. - Chưa hoàn thành. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi. HS:- Chơi thử. - Cả lớp chơi thật. 3. Phần kết thúc: - GV nhận xét , đánh giá, công bố kết quả kiểm tra. - Về nhà tập lại. địa lý Tiết 11: ôn tập. I. Mục tiêu: - Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. * Trọng tâm: Củng cố kiến thức về một số đặc điểm tự nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Bắc Bộ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy – học: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên 1 số loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu: * Hướng dẫn ôn tập: a. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV phát phiếu học tập cho HS. HS: Làm vào phiếu. - Điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ. - GV theo dõi, nhận xét. b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. HS: Thảo luận nhóm câu 2 SGK. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV kẻ sẵn bảng thống kê như SGK lên bảng và giúp HS điền đúng kiến thức vào bảng thống kê. c. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV hỏi: + Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? HS: Trả lời, các HS khác nhận xét. + Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc? => GV hoàn thiện phần trả lời của HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Toán Tiết 55: Mét vuông I. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông. - Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. - Biết 1m2 = 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2. * Trọng tâm: Biết so sánh các đơn vị đo diện tích liên quan đến mét vuông. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Tổ chức: Hát. Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên chữa bài tập. - Nhận xét. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu bài: * Giới thiệu mét vuông: - GV giới thiệu: Cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2. HS: Lấy hình vuông đã chuẩn bị ra, quan sát. - GV: Chỉ hình vuông và nói mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Giới thiệu cách đọc và viết. Đọc: Mét vuông. HS: Đọc mét vuông. Viết tắt: m2. Viết: m2. HS: Quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. 3. Thực hành: + Bài 1, 2: HS: Đọc kỹ đề bài và tự làm. + Bài 3: HS: Đọc đề bài, tóm tắt và tự làm. GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích của 1 viên gạch lát nền là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền. Vậy diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 (m2) Đáp số: 18 m2. + Bài 4: (1) (2) (3) (4) 5 cm 4 cm 5 cm 6 cm 3 cm HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở. - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích hình chữ nhật to là: 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là: 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 75 – 15 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập. Tập làm văn Tiết 22: Mở BàI TRONG VĂN Kể chUYệN I. Mục tiêu: - HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: Gián tiếp và trực tiếp. * Trọng tâm: Biết cách mở bài trực tiếp, gián tiếp. II. Đồ dùng: Phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: 2. Kiểm tra: - 2 HS thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực ý chí vươn lên trong cuộc sống. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu: a. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: - 2 em nối tiếp nhau đọc bài 1, 2. - Cả lớp theo dõi. - GV hỏi: ? Tìm đoạn mở bài trong truyện. HS: “Trời mùa thu tập chạy.” + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và trả lời. - GV yêu cầu HS so sánh cách mở bài thứ hai so với cách mở bài trước? - Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. - GV chốt lại: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. b. Phần ghi nhớ: - 3 – 4 em đọc nội dung ghi nhớ. c. Phần luyện tập : + Bài 1: - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện “Rùa và Thỏ”. - Cả lớp đọc thầm suy nghĩ lại. - 2 HS kể mở bài theo hai cách. + Bài 2: - 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Mở bài của truyện “Hai bàn tay em” kể theo cách nào kể theo cách trực tiếp. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập. - GV thu vở chấm bài cho HS. - Nhận xét bài làm đúng. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Tiết 22: Tính từ. I. Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là tính từ. - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ. * Trọng tâm: Cách mở bài trực tiếp và gián tiếp. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập viết nội dung bài 2. III. Các hoạt động dạy – học: 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu: * Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: - GV giao nhiệm vụ. HS: Đọc thầm truyện “Cậu học sinh ở ác - boa”, viết vào vở với các từ mô tả các đặc điểm của nhân vật. - GV chốt lại lời giải đúng: a) Tư chất của cậu bé: Chăm chỉ, giỏi. b) Màu sắc của sự vật:Trắng phau, xám. c) nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo. - HS trình bày bài làm của mình. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - 3 HS lên bảng khoanh tròn được từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa cho từ “đi lại”. b. Phần ghi nhớ: - 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ. - 1 – 2 HS nêu ví dụ để giải thích. c. Phần luyện tập: + Bài 1: Làm cá nhân. GV chốt lại lời giải đúng: HS: 2 em nối nhau đọc đầu bài và tự làm. - 3 – 4 em lên bảng làm trên phiếu. a) Các tính từ: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng. b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh. + Bài 2: Làm miệng. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - GV yêu cầu mỗi em đặt 1 câu. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. hoạt động tập thể Tiết 11: Nhận xét tuần. I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong đợt thi đua chào mừng ngày 20/11. II. Nội dung: 1. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm đã đạt được: a. Ưu điểm: - Thực hiện tốt nề nếp của lớp, trường. - Có tiến bộ về chữ viết. - ý thức học tập ở 1 số em có nhiều tiến bộ, cụ thể 1 số em đã đạt được nhiều điểm khá như: Chung, Hồng, Thắm,Trang... b. Nhược điểm: - Hay nói chuyện trong giờ, ý thức học tập của 1 số em chưa tốt như: Tùng,Thảo, Quý. - Nhận thức bài còn rất chậm như: Thu, Hạnh. 2. Phương hướng: - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại. - Tiếp tục thi đua chào mừng 22- 12. Kỹ thuật Tiết 11: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (T2) . I.Mục tiêu: - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột- - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật . - Yêu thích sản phẩm của mình làm được. * Trọng tâm: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu đường khâu, vải, kim chỉ III. Các hoạt động dạy – học: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu – ghi tên bài: ô Các hoạt động: * HĐ3:HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải: - GV gọi HS nhắc lại ghi nhớ và các thao tác khâu. - GV nhận xét, bổ xung. - HS nêu. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV quan sát, uốn nắn. - HS tự kiểm tra chéo. - Thực hành gấp mép vải và khâu viền bằng mũi khâu đột. 4. Củng cố – dặn dò: - Gọi HS nêu lại các thao tác thực hiện. - Nhận xét giờ học. - Về nhà hoần thành sản phẩm để giờ sau chấm điểm.

File đính kèm:

  • doctuan 11.doc
Giáo án liên quan