Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000.

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

HS: 1 em lên bảng chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10:

 

doc30 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------------------------ Đạo đức học tập và thực hành kỹ năng giữa học kỳ I I.Mục tiêu: - Ôn lại cho HS những hành vi đạo đức đã học giữa học kỳ I. - Thực hành các kỹ năng đạo đức đã học ở giữa học kỳ I. II. Đồ dùng: Giấy khổ to viết sẵn nội dung ôn tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Gọi HS nêu phần ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. HS: Thảo luận nhóm, viết ra giấy. + Kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay? - Đại diện nhóm lên dán, trình bày. + Bài 1: Trung thực trong học tập. + Bài 2: Vượt khó trong học tập. + Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến. + Bài 4: Tiết kiệm tiền của. + Bài 5: Tiết kiệm thời giờ. b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: ? Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì - thể hiện lòng tự trọng. ? Trung thực trong học tập sẽ được mọi người như thế nào - được mọi người quý mến. ? Trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn thì chúng ta phải làm gì - cố gắng, kiên trì, vượt qua những khó khăn đó. ? Khi em có những mong muốn hoặc ý nghĩ về vấn đề nào đó, em cần làm gì - em cần mạnh dạn, chia sẻ, bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. ? Em thử trình bày ý kiến, mong muốn của mình với cô giáo (hoặc các bạn) - Em rất muốn tham gia vào đội sao đỏ của nhà trường để theo dõi các bạn. Em mong muốn xin cô giáo cho em được tham gia. ? Vì sao phải tiết kiệm tiền của - Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của bao người. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí. ? Em đã thực hiện tiết kiệm tiền của chưa? Nêu ví dụ. - Em đã giữ gìn sách vở, quần áo, đồ dùng học tập rất cẩn thận để không bị hỏng, mất tốn tiền mua sắm... ? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? Nêu ví dụ. - Vì thời giờ khi trôi đi thì không bao giờ trở lại. VD: Em sắp xếp thời giờ rất hợp lý (nêu thời gian biểu). - GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, thực hiện những hành vi đã học. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) Ôn: động từ A. Mục tiêu 1. Luyện tập cho HS 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ 2. Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên. B. Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp viết nội dung bài 1. Bảng phụ viết nội dung bài 2, 3 - Vở bài tập TV4 C. Các hoạt động dạy- học *. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 - GV ghi sẵn 2 câu văn lên bảng - GV nhận xét, chốt ý đúng - Từ “sắp” bổ xung ý nghĩa thời gian cho động từ “đến”. - Từ “đã” bổ xung ý nghĩa cho động từ “trút” Bài tập 2 - GV gợi ý: Đọc câu văn thơ, lần lượt điền thử cho hợp nghĩa. - GV treo bảng phụ - GV nhận xét, chốt ý đúng: a) Ngô đã thành cây b) Chào mào đã hót, cháu vẫn đang xa mùa na sắp tàn. - GV phân tích để học sinh thấy điền như vậy là hợp lí Bài tập 3 - Truyện vui đó có gì đáng cười ? - GV treo bảng phụ - GV chốt cách làm đúng 3. Củng cố, dặn dò - Những từ nào thường bổ xung ý nghĩa thời gian cho động từ ? - Dặn học sinh kể lại truyện vui - 1 em đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm, gạch chân dưới các động từ được bổ xung ý nghĩa. 2 em làm bảng lớp - 1-2 học sinh nhắc lại - 2 em đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trao đỏi cặp, ghi kết quả vào phiếu - 1 em chữa bài - Lớp làm bài đúng vào vở bài tập - 1-2 em đọc bài đúng - 1 em đọc yêu cầu về chuyện vui: Đãng trí - Lớp đọc thầm, làm bài cá nhân - Nhà bác học cứ nghĩ kẻ trộm vào đọc sách chứ không nghĩ là trộm lấy đồ đạc quý - 1 em điền bảng - Lớp nhận xét cách sửa - 1 em đọc to lại chuyện đã sửa - 1 em nêu : Các từ sẽ, đã, đang, sắp ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2008 Kĩ thuật Cắt, khâu túi rút dây I.Mục tiêu: - HS biết cách khâu túi rút dây. - Cắt, khâu được túi rút dây. - HS yêu thích sản phẩm do mình làm được. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu túi, vải hoa, chỉ, len, kéo, thước. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: - GV giới thiệu mẫu túi rút dây. HS: Quan sát mẫu túi để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi. - GV nhận xét và kết luận: Túi hình chữ nhật có 2 phần: phần thân và phần luồn dây. ? Nêu tác dụng sử dụng của túi rút dây HS: Để đựng đồ dùng, tiện sử dụng, gọn gàng, 3. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: HS: Quan sát các hình 2 đến hình 9 SGK để nêu quy trình và cách thực hiện từng bước trong quy trình. - GV nhắc nhở HS 1 số điểm cần lưu ý (SGV). 4. Thực hành khâu túi rút dây: - Kiểm tra lại dụng cụ thực hành. HS: Thực hành đo, cắt vải, gấp khâu 2 bên đường nẹp phần luồn dây. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá để giờ sau dựa vào đó đánh giá. - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập làm lại cho quen. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Mở BàI TRONG VĂN Kể TRUYệN I. Mục tiêu: - HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: Gián tiếp và trực tiếp. II. Đồ dùng: Phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - 2 HS thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực ý chí vươn lên trong cuộc sống. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: HS: 2 em nối tiếp nhau đọc bài 1, 2. - Cả lớp theo dõi. - GV hỏi: ? Tìm đoạn mở bài trong truyện HS: “Trời mùa thu - tập chạy.” + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và trả lời. - GV yêu cầu HS so sánh cách mở bài thứ hai so với cách mở bài trước? - Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. - GV chốt lại: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 3. Phần ghi nhớ: - 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập : + Bài 1: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện “Rùa và Thỏ”. - Cả lớp đọc thầm suy nghĩ lại. - 2 HS kể mở bài theo hai cách. + Bài 2: HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. - GV hỏi: ? Mở bài của truyện “Hai bàn tay em” kể theo cách nào HS: kể theo cách trực tiếp. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập. - GV thu vở chấm bài cho HS. - Nhận xét bài làm đúng. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------ Toán Mét vuông I. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông. - Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. - Biết 1m2 = 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu mét vuông: - GV giới thiệu: Cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2. HS: Lấy hình vuông đã chuẩn bị ra, quan sát. - GV: Chỉ hình vuông và nói mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Giới thiệu cách đọc và viết. Đọc: Mét vuông. HS: Đọc mét vuông. Viết tắt: m2. Viết: m2. HS: Quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. 3. Thực hành: + Bài 1, 2: HS: Đọc kỹ đề bài và tự làm. + Bài 3: HS: Đọc đề bài, tóm tắt và tự làm. GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích của 1 viên gạch lát nền là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền. Vậy diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 (m2) Đáp số: 18 m2. (1) (2) (3) (4) 5 cm 4 cm 5 cm 6 cm 3 cm + Bài 4: HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở. - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích hình chữ nhật to là: 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là: 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 75 - 15 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật(*) Ôn: Cắt, khâu túi rút dây I.Mục tiêu: - Cắt, khâu được túi rút dây. - HS yêu thích sản phẩm do mình làm được. II. Các hoạt động dạy học: - GV giới thiệu mẫu túi rút dây. HS: Quan sát mẫu túi để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi. - GV nhận xét và kết luận: Túi hình chữ nhật có 2 phần: phần thân và phần luồn dây. ? Nêu tác dụng sử dụng của túi rút dây HS: Để đựng đồ dùng, tiện sử dụng, gọn gàng, 3. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: HS: Quan sát các hình 2 đến hình 9 SGK để nêu quy trình và cách thực hiện từng bước trong quy trình. - GV nhắc nhở HS 1 số điểm cần lưu ý (SGV). 4. Thực hành khâu túi rút dây: - Kiểm tra lại dụng cụ thực hành. HS: Thực hành đo, cắt vải, gấp khâu 2 bên đường nẹp phần luồn dây. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá để giờ sau dựa vào đó đánh giá. - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập làm lại cho quen. ------------------------------------------------------------ Hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được. II. Nội dung: 1. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS. a. Ưu điểm: - Đi học đúng giờ. - Sách vở tương đối đầy đủ. b. Nhược điểm: - Hay nghỉ học không lý do. - Khăn quàng, guốc dép chưa đầy đủ. - Chữ viết quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả - Ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ. 2. GV khen 1 số em có ý thức học tập tốt: 1. Ngân 3. Minh 2. Hồng Vân 4. Thông 3. Phương hướng: - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.

File đính kèm:

  • docTuan11.doc
Giáo án liên quan