I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
II. Đồ dùng
Bảng phụ kẻ như phần b SGK/60, bỏ trống dòng 1, 2, 3 cột 4, 5
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 11 - Môn Toán - Tiết 52: Tính chất kết hợp của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán (T52) TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
Mục tiêu
Giúp học sinh :
Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân
Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
Đồ dùng
Bảng phụ kẻ như phần b SGK/60, bỏ trống dòng 1, 2, 3 cột 4, 5
Phiếu học tập
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
1’
5’
6’
Bài cũ
Gọi 2 HS lên bảng làm các bài thêm tiết 51 ở nhà
GV chấm điểm một số vở khác
Nhận xét ghi điểm
Bài mới
Giới thiệu
2a. So sánh giá trị của các biểu thức
GV viết bảng lớn :
(2*3)*4 và 2*(3*4) yêu cầu HS tính và so sánh giá trị 2 biểu thức với nhau
GV kết luận (2*3)*4 = 2(*3*4)
GV cho HS thực hành với các cặp biểu thức khác
(5*2)*4 và 5*(2*4)
(4*5)*6 và 4*(5*6)
2b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
GV treo bảng phụ
Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a*b)*c và a*(b*c) để điền vào bảng
a=3,b=4,c=5 (a*b)*c =( 3*4)*5 = 60
a*(b*c) = 3*(4*5) = 60
a=5,b=2,c=3 (a*b)*c =( 5*2)*3 = 30
a*(b*c) = 2*(5*3) = 30
a=4,b=6,c=2 (a*b)*c =( 4*6)*2 = 48
a*(b*c) = 4*(6*2) = 48
GV yêu cầu HS so sánh giá trị của từng cặp biểu thức
GV nêu :
Ta thấy giá trị của (a*b)*c và a*(b*c) luôn luôn bằng nhau nên có thể viết :
(a*b)*c = a*(b*c) (GV ghi bảng)
GV chỉ công thức trên và giảng :
a*b là 1 tích 2 thừa số vậy biểu thức (a*b)*c có dạng là 1 tích 2 thừa số nhân với số thứ 3 là c
a*(b*c) có a là số thứ nhất của tích a*b còn b*c là tích của số thứ 2 và số thứ 3 trong biểu thức (a*b)*c
Vậy muốn nhân một tích 2 số với số thứ 3 là làm thế nào?
GV nêu thêm : Đây là tính chất kết hợp của phép nhân. GV ghi công thức:
a*b*c = (a*b)*c = a*(b*c)
2c. Luyện tập thực hành
Bài 1 :
Yêu cầu HS đọc đề
GV ghi bảng 2*5*4
Biểu thức có dạng tích của ? số
Nêu các cách tính
GV yêu cầu HS tính vào phiếu
GV nhận xét nêu cách làm đúng và yêu cầu HS làm tiếp
Bài 2
HS tính theo nhóm đôi – yêu cầu :
HS đọc đề bài
GV ghi biểu thức 13*5*2
GV yêu cầu : tính bằng 2 cách
GV chấm nhận xét và hỏi : theo em cách nào thuận tiên hơn?
GV yêu cầu HS tính tiếp các bài
5*2*34 2*26*5
5*9*3*2
GV chấm, ghi điểm nhận xét
Bài 3
HS làm vở
1 HS đọc đề
GV : - Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải 2 cách
Cách 1 : Số bộ bàn ghế 15*8 = 120 (bộ)
Số HS tất cả 120*2 = 240(HS)
Cách 2 : Số HS 1 lớp 2*15 = 30 (HS)
Số HS trường 30*8 = 240 (HS)
GV : 240 là giá trị của biểu thức
8*15*2
Củng cố , dặn dò
Ôn luyện 2 cách giải
Ghi bài tập về nhà
Bài 1 : Tính bằng cách thuận tiện nhất
124+789+876+211
4521+3627+5479+6373
125*5*2*8
250*1250*8*4
Bài 2 : Một cửa hàng có 7 gian chứa muối, mỗi gian có 85 bao muối mỗi bao nặng 5 yến. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu kg muối?
2 HS làm bài a, b
2 tổ 1, 3
HS tính và so sánh
(2*3)*4 = 24
2*(3*4) = 24
HS tính giá trị và nêu kết quả
HS đọc SGK
3 HS lên thực hiện mỗi em một dòng
HS so sánh và nêu :
(a*b)*c = a*(b*c)
HS đọc
HS nghe theo dõi
HS nêu : ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ 2 và số thứ 3
HS đọc
HS :
3 số
2 cách :
Lấy tích của số thứ 1 và số thứ 2 nhân với số thứ 3
Lấy số thứ 1 nhân với tích của số thứ 2 và số thứ 3
HS tính :
2*5*4 = (2*5)*4 = 2*(5*4)
HS làm bài đổi chéo kiểm tra
HS đọc đề
HS đọc biểu thức
HS thực hiện
13*5*2 = (13*5)*2 = 13*(5*2)
HS nêu
HS làm
5*2*34 = (5*2)*34 = 5*(2*34)
2*26*5 = (2*26)*5 = 2*(26*5)
5*9*3*2 = 9*3*5*2 =
27* 10 = 270
HS đọc SGK/61
có 8 lớp, mỗi lớp 15 bộ bàn ghế, 1 bộ 2 học sinh
Số HS lớp trường
2 HS lên bảng
Lớp làm vở
HS giải 2 cách
File đính kèm:
- Toan (T52) _ Tinh chat ket hop cua phep nhan.doc