I.MỤC TIÊU
-Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát lời phán oai vệ của thần Đi-ô-ni dốt).
-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.(TL các câu hỏi SGK).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tờ giấy to viết đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc.
28 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 11 môn Tập đọc: Tiết 18: Điều ước của vua Mi-Đát (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc thuộc ghi nhớ. Làm lại BT1 vào vở.
CB: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực.
-----------------------------------------------------------
Toán
Tiết 52: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I.MỤC TIÊU
Giúp HS:
-Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
-Bước đầu vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để thực hành tính.
-Tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Bảng phụ kẻ bảng phần a.
-Các tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: So sánh giá trị của hai biểu thức.
-GV viết lên bảng hai biểu thức:
( 2 x3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
-2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức. Cả lớp làm vào nháp.
-GV yêu cầu HS so sánh hai kết quả của hai biểu thức.
-GV cho HS làm tương tự với cặp biểu thức.
(5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4)
(4 x 5) x 6 và 4 x ( 5 x 6)
-Gv treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng, giới thiệu cấu tạo bảng và cách làm.
-3 Hs lên tính giá trị của các biểu thức.
-Yêu cầu HS nhìn bảng so sánh kết quả và rút ra quy tắc.(SGK)
-Gv kết luận, 1 số HS nhắc lại.
2.Hoạt động 2; Thực hành.
Bài 1a: Làm cá nhân.
* Tính bằng hai cách (theo mẫu )
-1 HS đọc yêu cầu của BT.
-GV hướng dẫn mẫu. ( như SGK )
-GV đính các biểu thức lên bảng.
-HS làm vào vở, 1 số HS làm trên tấm bìa.
- Nhận xét kết quả
Cách 1: 4 x 5 x 3 = ( 4 x 5 ) x 3 = 20 x 3 = 60
Cách 2: 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3 ) = 4 x 15 = 60
3 x 5 x6 .
Cách 1: 3 x 5 x 6 = ( 3 x 5 ) x 6 = 15 x 6 = 90
Cách 2 : 3 x ( 5 x 6 ) = 3 x 30 = 90
Bài 2: Làm theo nhóm 4.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Muốn tình bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất gì của phép nhân ?
-GV phát tấm bìa cho các nhóm làm bài.
-Các nhóm trình bày kết quả.
13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2 ) = 13 x 10 = 130
5 x 2 x 34 = ( 5 x 2 ) x 34 = 10 x 34 = 340
2 x 26 x 5 = 26 x ( 2 x 5 ) = 26 x 10 = 260
5 x 9 x 3 x 2 = ( 5 x 2 ) x ( 9 x 3 ) = 10 x 27 = 270
Bài 3:Học sinh khá giỏi làm.
-GV đính bài toán.
-3 HS đọc bài toán.
-GV đặt câu hỏi tìm hiểu và yêu cầu HS nêu cách giải bài toán
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
-Cả lớp giải vào vở, 1 HS giải trên tấm bìa
-Chấm điểm 1 số bài HS làm.
3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
-Nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
-GV đính bài lên bảng cho HS hai đội thi đua. Tính bằng cách thuận tiện nhất.
8 x 2 x 3 x 5.
-Nhận xét tiết học.-Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK.
-CB: nhân với sô có tận cùng là chữ số 0
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng việt
Phân biệt ch/ tr ; d/ gi / r
Mục đích yêu cầu:
-Củng cố kĩ năng viết đúng chính tả phân biệt tr/ ch; d/ gi / r
-Làm đúng các bài tập điền âm đầu tìm từ ứng dụng với nghĩa cho trước.
-Có ý thức viết đúng chính tả.
II.Đồ dùng dạy học.
-Hệ thống bài tập
III.Hoạt động dạy học
Hướng dẫn luyện tập.
*Cách phân biệt r với d và gi
1.Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ Hán Việt do vậy ghi lại từ Hán Việt mà viết : ra cố, đồng rạng, ranh giá, rã chiến, rao động, rới hạn.là phạm lỗi chính tả.
2.Phụ âm r không kết hợp với âm đệm ( oa, oă, uâ, oe,)Trừ vài ba từ phiên âm và từ tượng thanh có thể viết trước âm đệm như :dây cu-roa, cuộn ruy-băng, roàn roạt, roèn roẹt,
3.r không láy đôi với d, gi, cho nên khi gặp 1 từ láy ta biết 1 chữ mở đầu bằng r thì chữ thứ 2 cứ viết r
*Bài 1: Tìm thêm 1 tiếng để tạo từ ngữ chứa các tiếng có cùng âm đầu ch/ tr
.chấu trong. .chạp ..chóng
Chan. .trải chóng. Chắc..
..trạo chia.. .trai trắn.
Trục.. .chọi trung ..trẻo
*Giáo viên nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 2: Giải câu đố sau:
a)Sừng sững mà đứng giữa trời
Mặc ba áo kép, mặc mười áo đơn.
(Là cây gì?)
b)Trong trắng ngoài xanh
Đóng danh từng khúc
(Là cây gì?)
*Giáo viên nhận xét. Cho điểm những học sinh giải đố nhânh nhất.
Bài 3: Tìm thêm tiếng để tạo từ ngữ chứa tiếng cùng âm đầu d, r, gi
Dân.. rân.. dịu rẽ.. rũ..
giũ giặc .dáng .gũi
.gìn rong..
-Thu chấm, nhận xét.
-Chữa bài.
Bài 4: Tìm tiếng có âm đầu r, d, gi điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau và chép lại cho đúng.
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnhấc, vườn đầy tiếng chim.
Hạt mưa mải miết chốn tìm
Cây đào trước cửa lim.im mắt cười.
Quất gom từng.ọt nắng.ơi.
Làm thành quả trăm mặt trời vàng mơ.
Tháng..iêng đến tự bao..ờ.
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào
*Giáo viên thu chấm.
-Chữa bài. -Nhận xét.
IV.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chú ý khi viết chú ý đến những lỗi chính tả đã học.
------------------------------------------------------------
toán
Luyện tập về nhân với số có một chữ số
I.Mục tiêu.
-Giúp học sinh củng cố nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
-Vận dụng nhân với số có một chữ số trong tính toán nhanh , đúng.
-Phát triển tư duy cho học sinh.
II.Đồ dùng dạy học.
Hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Đặt tính rồi tính
a)23541 x 2 b) 53165 x 6
c)12604 x 7 d) 27082 x 4
-Nhận xét và chốt kết quả đúng.
a.47082 b.318990
c.88228 d.108328
Bài 2.Tính giá trrị của biểu thức.
a)35761 + 61773 x 2 b)2385 x 4 + 21205 x 5
c)15853 x5 – 62608 d) 6906 x 7 – 9885 x 3
a.159307 b. 108410
c.16657 d.18687
Bài 3: Tính
a)25038 x 3 + 10872 b)25038 + 3 x 10872
c) 50726 x 4 – 39827 d) (42163 + 10872 ) x 4
e)42163 + 10872 x 4
Bài 4 :Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 4 x 7 x 5 b) 25 x 985 x 4
c) 15 x 9 x2 d) 2 x 3238 x 50
e) 2005 -5 + 5 + 5+ 5+ 5+.+ 5 ( 11 số 5)
-----------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 21: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.MỤC TIÊU
-Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong sgk.
-Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra.
KN:
-Thể hiện sự tự tin
-Lắng nghe tích cực
-Giao tiếp
-Thể hiện sự cảm thông
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Giấy khổ to viết sẵn đề tài của cuộc trao đổi. Viết tên một số nhân vật để HS chọn đề tài trao đổi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Phân tích đề bài.
-GV đính đề bài lên bảng, 2 HS đọc to, lớp theo dõi.
-Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Gv nhắc HS chú ý:
+ Đây là cuộc trao đổi giữa em với người thân trong gia đình ( bố, mẹ, anh, chị, ông ,bà), do đó, phải đóng vai khi trao đổi trong lớp học: 1 bên là em, 1 bạn đóng vai bố, mẹ, ông, bà hay anh, chị..của em.
+ Em và người thân cùng đọc 1 truyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Phải cùng đọc 1 truyện mới trao đổi với nhau được. Nếu chỉ mình em biết chuyện đó thì người thân sẽ chỉ nghe em kể lại chuyện, không thể trao đổi về chuyện đó cùng em.
+ Khi trao đổi, hai người phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
2.Hoạt động 2: Chuẩn bị cuộc trao đổi.
+Cho HS đọc gợi ý1.
-Hỏi: Em chọn nhân vật nào? trong truyện nào?
-GV đính tờ phiếu đã viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện.
-HS nói nhân vật mình chọn.
+HS đọc gợi ý 2.
-1 HS giỏi làm mẫu – nói nhân vật mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi theo gợíy trong SGK.
+Hs đọc gợi ý 3 (Hs trao đổi theo nhóm đôi)
+ Người nói chuyện với em là ai ?
+ Em xưng hô như thế nào ?
+ Em chủ động nói chuỵên với người thân hay người thân gợi chuỵên?
-1 HS giỏi làm mẫu.
-Từng cặp HS trao đổi.
-HS thi đóng vai thực hành trao đổi trước lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
+Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương nhóm nào đóng vai trao đổi tốt nhất.
-Về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp.
CB: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
----------------------------------------------------------
Toán
Tiết 53: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I.MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
-Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Các bông hoa, tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt Động 1: Giới thiệu phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
+GV viết lên bảng: 1324 x 20 = ?
-Hỏi: Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào?
-Số 20 bằng 2 nhân với số nào?
-GV hướng dẫn HS tính
1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 )
= ( 1324 x 2 ) x 10
= 2648 x 10
= 26480
-Số 20 có mấy chữ số 0 tận cùng?
-Gv nêu cách thực hiện: Khi nhân 1324 x 20 ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi sau đó thêm số 0 vào bên phải của tích 1324 x 2 (Gv đính bảng), HS nêu lại.
-GV yêu cầu cả lớp đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20.
+GV viết bảng : 230 x 70 =- ?
-Hỏi: Có thể nhân 230 với 70 như thế nào?
-GV hướng dẫn HS làm các bước như SGK.
-Hỏi: số 230 có mây chữ số 0 tận cùng? Số 70 có mấy chữ số 0 tận cùng?
-Vậy cả hai thừa số 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng?
-GV nêu cách thực hiện và đính bảng. Hs đọc lại.
-Yêu cầu HS đăt tính và tính 230 x 70 vào bảng con.
230
x 70
16100
2.Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Làm cá nhân.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV đính 2 phép tính nhân lên bảng, HS hai dãy làm vào vở và trên bông hoa, mỗi dãy làm 1 phép tính.
13546 5642
x 30 x 200
406380 1128400
Bài 2: Làm cá nhân.
-GV khuyến khích HS tính nhẩm không đặt tính.
-GV đính 2 phép tính nhân lên bảng, mỗi dãy làm 1 phép tính vào vở.
1326 x 300 = 397800 3450 x 20 = 69000
Bài 3: Học sinh khá giỏi làm.
-GV đính bài toán, 2 HS đọc.
-GV đặt câu hỏi tìm hiểu bài toán, yêu cầu HS nêu cách giải.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
-GV tóm tắt bài toán trên bảng.
-Các nhóm nhận tấm bìa và làm bài.
-Trình bày kết quả.
-GV Nhận xét- ghi điểm.
Bài 4: Làm việc cả lớp.
- Gv đính bài toán. 2 em đọc
+Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
+ Muốn tình diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ?
- Cả lớp giải vào vở, 1 em giải trên tấm bìa.
- Gv chấm điểm , nhận xét.
4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
-GV đính 2 phép nhân, HS 2 đội lên thi đua đặt tính và tính.
5642 x 200 =
-Nhận xét tiết học.
CB: đề – xi mét vuông.
------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 11 sanh.docx