Giáo án lớp 4 Tuần 11 môn Luyện tiếng Việt: Luyện tập về động từ

MỤC TIÊU

 -Ôn tập củng cố về động từ thông qua làm bài tập từ đó biết sử dụng động từ trong khi nói , viết và đặt câu

 II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GV cho HS làm các bài tập sau

Bài 1:

 -Điền các từ :Đã ,đang ,sắp .vào chỗ trống thích hợp

a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non .Thế mà chỉ ít lâu sau ,ngô . thành cây rung rinh trước gió và ánh nắng .

b) Sao cháu không về với bà

Chào mào .hót vườn na mỗi chiều

 Sốt ruột bà nghe chim kêu

Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na

 

doc10 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 11 môn Luyện tiếng Việt: Luyện tập về động từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mỗi thùng có 124 quyển sách. Hỏi 4 trường đó nhận được tất cả bao nhiêu quyển sách? HS giải sau đó GV gọi lên bảng chữa bài. Giải: 5 thùng sách có số quyển là 124 x 5 = 620 ( quyển ) 4 trường có tất cả số quyển sách là: 620 x 4 = 2480 ( quyển ) Đáp số: 2480 quyển. Tự học Ôn: Tính từ I: mục tiêu HS xác định được tính từ.Dùng tính từ để đặt câu. II: Hoạt động dạy học HĐ1: Ôn lại lý thuyết về tính từ. HĐ2:Làm bài tập 1. Viết những tính từ sau vào từng cột cho phù hợp. Xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà. Tính từ chỉ màu sắc .. Tính từ chỉ hình dáng .. Tính từ chỉ tính chất,phẩm chất 2. Gạch dưới tính từ chỉ màu sắc,đặc điểm, tính chất của các sự vật, của hoạt động, trạng thái được in nghiêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra mắt đồng bào.Đó là một cụ già gầy gò, trán cao,mắt sáng,râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ,mặc áo ka ki cao cổ,đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm,khúc chiết,rõ ràng. HĐ3: Chấm và chữa bài. Thứ 5 ngày 18 tháng 11 năm 2010 Bồi dưỡng HS giỏi toán I.Mục tiêu: - GV tiếp tục giúp HS củng cố ôn tập các kiến thức về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. - HS làm các bài tập ứng dụng. II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm các bài tập: Bài 1: Hai bể dầu chứa tất cả là 3980l dầu . Nếu người ta chuyển 500l dầu từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì lúc đó bể thứ hai sẽ nhiều hơn bể thứ nhất là 160l. Hãy tính xem lúc đầu mỗi bể chứa bao nhiêu l dầu? GV hướng dẫn HS giải: Tổng số dầu của hai bể là bao nhiêu? Hiệu số dầu của hai bể sau khi chuyển 500 l ở thung thứ nhất sang thùng thứ hai là bao nhiêu? HS vẽ sơ đồ và giải. Gv gọi một HS lên bảng chữa bài. Giải : Ta có sơ đồ minh hoạ của hai thùng sau khi chuyển: Thùng 1: 3980l Thùng 2: 160l Thùng thứ hai sau khi chuyển có số l dầu là: (3980 + 160): 2 = 2070(l ) Thùng dầu thứ hai sau khi chuyển có số l dầu là: 2070 – 160 = 1910( l) Lúc đầu bể thứ nhất chứa số l dầu là: 1910 + 500 = 2410( l) Lúc đầu bể thứ hai chứa số l dầu là: 2070 – 500 = 1570 ( l) Đáp số: Thùng 1: 2410l; Thùng hai: 1570l. Bài 2: Tìm hai số biết rằng 5/8 của tổng hai số đó lớn hơn hiệu của hai số là 16 đơn vị. Nửa tổng của hai số phải tìm lớn gấp 8 lần nửa hiệu của chúng. GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữ bài. Bài 3: Tìm số có hai chữ số , biết rằng tổng hai chữ số của nó bằng 12. Nếu đổi vị trí hai chữ số phải tìm thì số đó tăng thêm 18 đơn vị. HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 4: Cho số có 3 chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 14, chữ số ở giữa bằng tổng hia chữ số còn lại; nếu đổi chỗ các chữ số của số đã cho thì số đó giảm đi 99 đơn vị. Hãy tìm số đã cho. GV hướng dẫn HS làm bài. Địa lí ôn tập i:mục tiêu Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên, thành phố Đà lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình , khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ. II: đồ dùng dạy học A:Bài cũ : -Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ? -Kể tên một số địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt ? B: Bài mới : 1: Vị trí miền núi và trung du HĐ1: Làm việc cả lớp Hoạt động của Gv Hoạt động của HS -Khi học về miền núi và trung du ,chúng ta đã học về những vùng nào ? GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam -GV gọi học sinh chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu vực Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam _GV phát bản đồ trống yêu cầu hs điền tên dãy Hoàng Liên Sơn ,đỉnh Phan –xi –păng các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lượt đồ trống Việt Nam -Dãy Hoàng Liên Sơn (Với đỉnh Phan –xi –păng );Trung du Bắc Bộ ;Tây Nguyên ;thành phố Đà Lạt -HS theo dõi -Gọi một số hs lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam . HS nhận lượt đồ trống rồi điền theo yêu cầu của GV 2:Đặc điểm thiên nhiên HĐ2: Làm việc theo nhóm Đặc điểm thiên nhiên Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên Địa hình Dãy núi cao, đồ sộ ,nhiều đỉnh nhọn ,sườn núi rất dốc ,thung lũng thường hẹp và sâu Vùng đất rộng ,cao lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Khí hậu Những nơi cao lạnh quanh năm ,có tháng mùa đông có khi có tuyết rơi . Có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô GV chuyển : Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở hai vùng đã dẫn đến những khác nhau về con người và hoạt động sản xuất .Chúng ta tiếp tục tìm hiểu 3:Con người và hoạt động Đặc điểm Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên Con người và các hoạtđộng sinh hoạt, sản xuất Dân tộc Dân tộc Trang phục Trang phục Lễ hội + Thời gian Lễ hội + Thời gian Tên một số lễ hội Tên một số lễ hội Hoạt động trong lễ hội Hoạt động trong lễ hội Con người và các hoạtđộng sinh hoạt, sản xuất Trồng trọt Trồng trọt Nghề chăn nuôi Nghề chăn nuôi Nghề thủ công Nghề thủ công Khai thác khoáng sản Khai thác khoáng sản Khai thác sức nước và rừng Khai thác sức nước và rừng Học sinh hoàn thành bài tập Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Nêu đặc điểm của đồng bằng trung du Bắc Bộ? . ở đây người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc? -Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải. Thế mạnh ở đây là trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè -Đất trống đang được phủ xanh bằng việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. 3. Củng cố ,dặn dò Luyện tiếng Vịêt Luyện viết chữ I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ đep. - HS có thói quen rèn viết chữ. - HS luyện viết một đoạn trong bài Thưa chuyện với mẹ. II.Các hoạt động dạy học: - GV cho HS đọc lại đoạn thứ 3 trong bài II. hoạt động dạy và học GV hướng dẫn HS luyện viết HS đọc lại đoạn thứ 3 trong bài. Gv hướng dẫn HS viết các từ khó. GV đọc cho HS viết bài. HS viết bài vào vở. GV đọc lại bài cho HS khảo bài. GV thu một số bài chấm và nhận xét chung. III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. GV dặn dò về nhà. Tiếng Anh Giáo viên chuyên trách dạy Ôn địa lý I. Mục tiêu HS nắm được kiến thức đã học về địa lý bài 6 đến bài 10. II. hoạt động dạy và học Hoạt động1: GV cho HS làm bài tập ở vở bài tập địa lý. 1. Khoanh vàochữ cái trước ý trả lời đúng. Tây Nguyên là nơi : A. dân cư đông đúc B. dân cư thưa thớt C. có nhiều dân tộc chung sống. 2. Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt tập thể là:.. 3. Khố, váy là .. đặc trưng của người Tây Nguyên. 4. Người Tây Nguyên thường tổ chức việc này vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. 5. Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Đà Lạt có khí hậu như thế nào? 6. Nêu một số cảnh quan tự nhiên đẹp, các công trình du lịch, các hoạt động du lịch lí thú ở Đà Lạt? Hoạt động2: GV cho HS làm rồi nhận xét. Tự học toán Luyện tập về hình chữ nhật và hình vuông . tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật và hình vuông I:mục tiêu: -Giúp HS luyện tập về hình chữ nhật và hình vuông .Tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật và hình vuông II: Hoạt động dạy học : Cho hs làm các bài tập sau đó chữa bài Bài 1: -Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 18 m ,chiều rộng bằng chiều dài .Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó . Bài 2: -Một lớp học có chiều dài là18 m và chiều rộng bằng chiều dài .Tính chu vi và diện tích lớp học đó . Bài 3: -Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 84 m . Tính diện tích của mảnhvườn đó ,biết rằng chiều rộng ngắn hơn chiều dài 2 m *Sau khi chấm chữa GV nhận xét giờ học Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2007 Hoạt động tập thể Đá bóng Khối 4 Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007 Luyện toán Củng cố tính chất kết hợp của phép nhân,đổi đơn vị đo m2,dm2,cm2 I: mục tiêu Củng cố tính chất kết hợp của phép nhân,đổi đơn vị đo m2,dm2,cm2 II: Hoạt động dạy học GV hướng dẫn hs làm các bài tập 91; 92;93 trang 18 ; 19 sách bài tập toán 4 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 2dm2=............cm2 100cm2 =............dm2 15dm2=.............. cm2 200cm2=...............dm2 5dm2=................. cm2 50000cm2=.................dm2 126dm2=.............. cm2 5400cm2=................dm2 25dm2=............. cm2 12000cm2=................dm2 Bài 2: 1m2 50dm2= dm2 12 m2 5dm2= dm2 142 m2 12dm2= dm2 124 m2 23dm2= dm2 14 m2 9 dm2= dm2 24 m2 7dm2= dm2 Bài 3: Khoanh vào trước chữ trả lời đúng 3 m2 5 cm 2 =? 35 cm2 305 cm2 3005 cm2 30005 cm2 ______________________ Tiếng Việt Luyện tập về danh từ ,động từ ,tính từ I:mục tiêu Rèn kĩ năng xác định danh từ, động từ ,tính từ thông qua việc xác định trong đoạn văn ,đoạn thơ .Biết đặt câu có danh từ, động từ ,tính từ ii. hoạt động dạy học HS lần lượt làm các bài tập sau Bài 1:Xác định các danh từ, động từ ,tính từ có trong đoạn văn sau -Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa . -Đến bây giờ ,Vân vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ ,mái tóc bạc ,đôi mắt đầy thương yêu và lo lắng của ông . (Bài làm : các từ in nghiêng là danh từ ,các từ in đậm là tính từ ,các từ ngạch chân là động từ ) Bài 2: Đặt ba câu có : a)Chủ ngữ là danh từ /vị ngữ là động từ ví dụ : Mặt trăng đã nhô lên khỏi rặng núi b)Chủ ngữ là danh từ /vị ngữ là tính từ ví dụ : Những hạt sương đêm long lanh trên cành a)Chủ ngữ là động từ /vị ngữ là động từ “là” ví dụ : Lao động là vinh quang Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng động từ, tính từ và danh từ để kể về việc học tập của em ,rồi gạch chân các động từ có sử dụng trong đoạn văn vừa viết *Sau khi hs làm gv chấm một số bài ,sau đó chữa bài ,nhận xét _______________________ Tổ chức trò chơi âm nhạc I : Mục tiêu Thi hát một số bài hát trong chương trình có một từ cho sẵn. II: Hoạt động dạy học GV đưa ra một từ- VD : “mẹ” rồi cho hs hát các bài hát có tiếng “ mẹ” ai hát cuối cùng tổ đó thắng. Thi biểu diễn một số điệu múa mà các em đã được học.` *Nhận xét dặn dò

File đính kèm:

  • doctuan11 b2.doc