Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Trang minh họa/104 SGK phóng to
III/ Hoạt động dạy học
19 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Lương Thị Thúy Diễm - Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết hợp của phép nhân
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ như phần b SGK/60, bỏ trống dòng 1, 2, 3 cột 4, 5
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
- Nêu cách nhân với 10, 100,?
- Nêu cách chia số tròn chục , tròn trăm cho 10, 100,..
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1:Nhận biết t/c kết hợp của phép nhân.
- So sánh giá trị của 2 biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
GV kết luận (2 x 3) x 4 = 2 x ( 3 x 4)
- Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng (SGK)
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của từng cặp biểu thức
- Vậy muốn nhân một tích 2 số với số thứ 3 là làm thế nào?
Đây là t/c kết hợp của phép nhân. GV ghi công thức: a x b x c = (a x b) x c = ax(bxc)
b/ HĐ2: Luyện tập thực hành
* Bài 1a/61 : Gọi 1 HS nêu y/c
- GV hướng dẫn mẫu
-Biểu thức có dạng tích của bao nhiêu số?
Nêu các cách tính
*Bài 2a: Gọi 1 HS đọc y/c bài
- Theo em cách nào thuận tiện hơn?
- GV chấm, ghi điểm nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò:
-Tiết sau: Nhân với số có tận cùng là các chữ số 0
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c
- 2 HS tính và so sánh 2 kết quả đều bằng nhau (24)
- 3 HS lên thực hiện mỗi em một dòng
- HS so sánh và nêu :
+ (a x b) x c = a x (b x c)
-Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ 2 và số thứ 3
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm vở
1a/ 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 20 x 3 = 60
4 x5 x 3 = 4 x(5 x 3) = 4 x 15 = 60
- Vận dụng t/c kết hợp của phép nhân để tính nhanh.
- 2 HS lên bảng làm
- 13 x 5 x 2 = 13 x (5x2) = 13 x10 =130
Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:1/11/2012
Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm
Toán : NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I/ Mục tiêu: Giúp HS
-Biết cách thực hiện phép nhân với các số tận cùng là chữ số 0,vận dụng để tính nhanh và tính nhẩm
II/ Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề
a/ HĐ1: HS biết cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- GV viết bảng phép tính 1324 x 20
- Có thể nhân 1324 x 20 NTN ?
- GV hướng dẫn : 20 = 10 x 2
1324 x 20 = 1324 x (10 x 2)
= (1324 x 2) x 10
=2648 x 10
=26480
-Ta có: 1324 x 20 = 26480
-Ta có thể đặt tính rồi nhân
b/ HĐ2:. Nhân các số tận cùng là chữ số 0
- GV ghi bảng 230 x 70 (GV hướng dẫn tương tự như trên)
c/ HĐ3: Thực hành luyện tập
*Bài 1/62 Gọi 1 HS nêu y/c bài
- GV nhận xét
*Bài 2/62 Khuyến khích hs khá giỏi nhẩm
3/ Củng cố , dặn dò:
- Bài tập về nhà: bài 4
Tiết sau: Đề-xi-mét vuông
- Hai em làm bài 2.(Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để làm.)
- HS rút ra nhận xét: Khi thực hiện nhân 1324 x 20 ta chỉ việc thực hiện tính nhân 1324 x 2 rồi thêm vào 1 chữ số 0 vào bên phải tích
- HS nêu cách thực hiện-GV làm bảng
1324
x 20
24680
- Vài HS nhắc lại cách nhân
- Viết thêm vào bên phải tích của 1324 x 2 một chữ số 0
- 1 HS lên thực hiện - lớp làm bảng con
a) 1342 b) 13546 c) 5642
x 40 x 30 x 200
53680 406380 1128400
- HS nêu cách làm và kết quả.
a/ 407800, b/69000, c/1160000
Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:3/11/2012
Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm
Toán: MÉT VUÔNG
I/Mục tiêu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được "mét vuông", "m2"
- Biết được 1m2 = 100 dm2 .
- Bước đầu biết chuyển đổi từ m2
II/ Đồ dùng dạy học: GV vẽ sẵn ở bảng phụ hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ , mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2 .
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ : Bài 3/64
2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề
a/ HĐ1: Giới thiệu m2
- GV giới thiệu: Cùng với cm2 , dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2
- GV giới thiệu hình vuông có cạnh dài 1 m . Đây là mét vuông .
- Mét vuông là gì ?
- Mét vuông viết tắt là m2.Đọc là mét vuông
- Quan sát hình vuông đếm số ô vuông 1 dm2 .
- 1 mét vuông bằng bao nhiêu dm2 ?
b/ HĐ2: Luyện tập
*BT1/65: y/c đọc và viết số đo diện tích theo mét vuông .
GV chỉ bảng y/c hs đọc các số đo vừa viết
*BT2/65 (cột 1) : Y/c 1 hs lên bảng làm 2 dòng đầu
Y/c hs giải thích cách đổi . GV nhận xét .
*BT3/65 : Gọi 1 HS đọc đề .
Gợi ý: Lát nền phòng ? viên gạch .
DT căn phòng là dt ? viên gạch .
Mỗi viên gạch có dt ? .
Vậy dt căn phòng ? m2 .
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
-Bài sau:Nhân một số với một tổng
- 3 HS lên bảng làm bài HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài bạn .
1 m
- Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m .
- 100 ô vuông 1 dm2
-1m2 = 100dm2
- HS nêu miệng và viết vào bảng con
- HS nối tiếp nhau trả lời :
1 m2 = 100dm2 1dm2 = 100cm2 1 m2 = 10 000cm2 .
KL: 1 m2 = 100dm2 = 10000cm2 .
- HS tự phân tích đề và làm bài vào vở .
Diện tích của một viên gạch lát nền
30 x 30 = 900(cm2)
Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền, vậy diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180000(cm2)
180000cm2 = 18m2
Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy: 2/11/2012
Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm
TOÁN : ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết dm2 là đơn vị đo diện tích
- Đọc, viết đúng số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ đề - xi – mét – vuông sang xen – ti – mét – vuông và ngược lại.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ :
+ Đặt tính rồi tính : 3215 x 30 ;
1602 x 200
B. Bài mới :
1. Ôn tập về xăng-ti-mét vuông :
+ 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu cm?
2. Giới thiệu đề-xi-mét vuông (dm2) *Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
- GV giới thiệu : Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông.
- Đề xi- mét vuông là gì?
- Đề-xi-mét vuông viết kí hiệu là dm2.
b) Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét-vuông.
- GV: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm.
+ 10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét ?
+ Vậy 100cm2 = 1 dm2.
3. Luyện tập thực hành :
Bài 1: Y/C HS làm bài
Bài 2: Y/C HS làm bài
Bài 3:Yêu cầu HS tự làm bài, điền số thích hợp vào chỗ trống.
Bài 5 :Dành cho hs khá giỏi
C.Củng cố - Dặn dò:
- Về làm bài tập 4; 5/64
- Bài sau : Mét vuông.
- 1 hs lên bảng thực hiện.
- cạnh dài 1cm.
- Đề-xi-mét vuông là diện tích một hình vuông có cạnh 1dm.
- HS tính và nêu :
10cm x 10cm = 100cm2
- 10cm = 1dm.
- HS nêu miệng
- Ba mươi hai đề-xi-mét vuông.
- Chín trăm mươi một đề-xi-mét vuông;
- HS làm bài vào VBT.
812dm²; 1969dm²; 2812dm2
- 48dm2 = ....cm2,
Nhẩm 48dm2 = 1dm2 x 48 = 100 cm2 x 48 = 4800 cm2,
100cm2 = 1dm2; 2000cm2 = 20dm2
1997dm2 = 199700cm2;
9900cm2 = 99dm2
Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy: 31/10/2012
Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm
Luyện tiếng việt: LUYỆN ĐỌC BÀI TUẦN 10,11
I/Mục tiêu:
- Luyện lại kĩ năng đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học
-Bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ.
II/Hoạt động:
1/ Đọc lại các bài tập đọc đã học
-Đọc lại các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9(Chọn một số bài như:Người ăn xin,Những hạt thóc giống,Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,Chị em tôi,Trung thu độc lập,Đôi giày ba ta màu xanh,Thưa chuyện với mẹ,Điều ước của vua Mi-đát..)
-Đọc lại bài tuần 11:Ông trạng thả diều,có chí thì nên
2/Đọc diễn cảm một số đoạn văn,thơ:
-Bài Người ăn xin:từ Tôi chẳng biết..đến..hết bài
-Bài Chị em tôi:từ Tôi sững sờ..đến hết bài.
-Bài Trung thu độc lập:từ Ngày mai..đến ..vui tươi.
-3 khổ cuối bài Nếu chúng mình có phép lạ.
-Bài Ông Trạng thả diều :từ Thầy phải kinh ngạc..đến ..đom đóm vào trong.
Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy: 3/11/2012
Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm
Luyện tiếng việt: LUYỆN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 9,10
I/Mục tiêu:
-Ôn lại một số từ về chủ điểm trên đôi cánh ước mơ,các từ cùng nghĩa với từ ước mơ,hiểu được ý nghĩa các thành ngữ.
-Ôn lại phần động từ,nhận biết được động từ trong câu.
-Ôn lại tác dụng của dấu hai chấm,dấu ngoặc kép,một số từ thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân,Măng mọc thẳng.
II/ Hoạt động
1/Tìm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước,tiếng mơ.
2/Ghép vào sau từ ước mơ những từ thể hiện sự đánh giá(Cao,không cao,thấp)
3/Các thành ngữ dưới đây có nghĩa như thế nào?
Ước sao được vậy
Đứng núi này trông núi nọ
4/Viết tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường,gạch chân những động từ trong các cụm từ đó.
5/Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu:
Dấu câu
Tác dụng
a)Dấu hai chấm
b)Dấu ngoặc kép
.
..
Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy: 1/11/2012
Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm
Luyện toán: LUYỆN TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I/Mục tiêu:
-Ôn lại cách nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân
-Ôn cách vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thự c hành tính.
II/Hoạt động:
1/Tính bằng hai cách:
5 x 2 x 7 3 x 4 x 5
7 x 3 x 4 2 x 5 x 8
2/Tính bằng cách thuận tiện nhất :
2 x 26 x 5 5 x 9 x 3 x 2
3/ Có 8 phòng học ,mỗi phòng học có 15 bộ bàn ghế,mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh ngồi học .Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học.
Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy: 3/11/2012
Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
-Nhận xét tình hình lớp vừa qua
-Nêu kế hoạch tuần tới.
II/ Các hoạt động:
1.Nhận xét các hoạt động trong tuần qua :
- Duy trì sĩ số, các nề nếp tốt.
- Ôn tập tốt; vệ sinh lớp, khu vực sạch sẽ.
- Lớp chăm sóc cây xanh tốt.
- Mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ, trực nhật tốt
-Nhận xét đánh giá bài thi giữa HK1
-Luyện chữ thi VSCĐ
2/Công tác tuần 12 :
- Phát động HS giành nhiều điểm 9-10 nhân ngày 20/11
- Làm sạch đẹp lớp, môi trường
- Thực hiện và củng cố nề nếp thưa gởi
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân
- Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp.
- Rèn chữ viết cho HS thi VSCĐ.
- Thu tiếp các khoản tiền đầu năm.
-Chuẩn bị hội thi Búp măng xinh,tìm hiểu về Đoàn,tham gia giải toán,anh văn qua mạng
File đính kèm:
- TUAN 11 LOP 4.doc