I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :.
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài tập 3/57.
GV nhận xét cho điểm HS.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 10 Tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 11 tháng 11năm 2011
Tiết 50 Môn : Toán
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :.
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài tập 3/57.
GV nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tìm hiểu bài
2
Luyện tập
Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
a) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
- GV viết lên bảng biểu thức 5 × 7 và 7 × 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
GV làm tương tự với một số cặp phép nhân khác,ví dụ 4 × 3và3 × 4
GVchốt:Vậy haiphép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- GV treo bảng số như đã giới thiệu ở phần bài học ĐDDH.
- GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức a × b và b × a để điền vào bảng.
- Hãy so sánh giá trị biểu thức a × b với giá trị của biểu thức b × a khi a = 4 và b = 8?
-Hãy so sánh giá trị biểu thức a × b với giá trị của biểu thứcb × a khi a = 6 và b = 7?
Hãy so sánh giá trị biểu thức a × b với giá trị của biểu thức b × a khi a = 5 và b = 4?
- Vậy giá trị của biểu thức a × b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b × a?
- Ta có thể viết a × b = b × a.
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a × b và b × a?
Khi đổi chỗ các thừa số của tích a × b cho nhau thì ta đượctích nào?
- Khi đó giá trị của a × b có thay đổi không?
Vậy khi tađổi chỗ cácthừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
- YC HS nhắc lại kết luận trên.
Bài 1:Bài tập y/c chúng ta là gì?
- GV viết lên bảng 4 × 6 = 6 × £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £.
- Vì sao lại điền 4 vào ô trống?
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2(a,b)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
- HS nêu 5 × 7 = 35 , 7 × 5 = 35 vậy 5 × 7 = 7 × 5.
- HS nêu tương tự như trên.
- Theo dõi.
- HS đọc bảng số.
2 HS lên bảng, mỗi em thực hiện một dòng để hoàn thành bảng như sau:
a
b
a × b
b × a
4
8
4 × 8 = 32
8 × 4 = 32
6
7
6 × 7 = 42
7 × 6 = 42
5
4
5 × 4 = 20
4 × 5 = 20
Giá trị của biểu thức a × b và b × a đều bằng 32.
- Giá trị của biểu thức a × b và b × a đều bằng 42.
- Giá trị của biểu thức a × b và b × a đều bằng 20.
- Giá trị của biểu thức a × b luôn bằng giá trị của biểu thức b × a.
- HS đọc: a × b = b × a.
- Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích
a × b thì ta được tích b × a.
- Không thay đổi.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Điền số thích hợp vào £.
- HS điền số 4.
- Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 × 6 = 6 × £, hai tích này có chung thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £.
- HS làm bài và kiểm tra bài của bạn.
4 × 6 = 6 × 4 3 × 5 = 5 × 3
207 × 7 = 7 × 207 2138 × 9 = 9 ×2138
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
4
Củng cố, dặn dò:
- Viết công thức và phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Về nhà làm bài tập 4/ 58.
- Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000, . . . Chia cho 10, 100, 1000, . . .
File đính kèm:
- tiet 050.doc