Giáo án lớp 4 Tuần 10 môn Tập đọc: Ôn tập (tiết 1)

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.

- Yêu cầu kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học đầu học kỳ I.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc và kể chuyện thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.

- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm đoạn văn đúng yêu cầu về giọng đọc.

 

doc41 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 10 môn Tập đọc: Ôn tập (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể đánh địch. Bản thân ông trực tiếp chỉ huy quân ta ở đây. Nhiều trận đấu ác liệt đã xảy ra, kết quả quân thuỷ của địch bị đánh lui. Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt ở ải Chi Lăng buộc chúng phải lui quân. - Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. c) Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi, HS thảo luận: ?/ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta? - Nền độc lập của nước ta giữ vững, nhân dân tự hào tin tưởng vào sức mạnh, vào tiền đồ của dân tộc. - HS đọc kết luận SGK 3. Củng cố: ? Nêu tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược? - GV chốt kiến thức toàn bài. Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị trước bài sau: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long. địa lí Thành phố Đà Lạt I. Mục tiêu Học xong bài này học sinh biết: - Vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ. - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của Đà Lạt. - Dựa vào bản đồ, lược đồ và tài liệu tự tìm ra kiến thức. - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. II. Đồ dùng dạy học Bản đồ địa lí Việt Nam. Tranh ảnh về Đà Lạt. III. Hoạt động dạy học A. bài cũ: ? Nêu các hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên? - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vì sao thành phố Đà Lạt lại trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. 2. Thành phố Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước: - GV treo bảng lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS lên bảng tìm vị trí của thành phố Đà Lạt trên lược đồ và trên bản đồ * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi: ? Đà Lạt nằm ở trên cao nguyên nào? ? Đà Lạt nằm ở độ cao khoảng bao nhiêu mét? ? Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào? - GV yêu cầu? Hãy nêu lại các đặc điểm chính về vị trí địa lý và khí hậu của Đà Lạt? - GV giảng: - Chỉ 2 điểm trong H1, 2 trên lược đồ H3 và mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt - Cao nguyên Lâm Viên. - ở độ cao khoảng: 1500m - ở đây quanh năm khí hậu mát mẻ. - Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển, có khí hậu quanh năm mát mẻ - HS quan sát. - Một HS trình bày mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt. - GV nhận xét, củng cố: Hồ Xuân Hương là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ rộng chừng 5km2, có hình như mảnh trăng lưỡi liềm. Những con đường quanh hồ rợp bóng những hàng thông, hàng tùng reo hát suốt ngày đêm. Khi đi dạo ven hồ Xuân Hương, có thể nghe thấy tiếng suối chảy róc rách . Một dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng thác từ hồ chảy ra phía nam. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Li. Dòng chảy ra lượn về hướng tây, khi cách hồ 2km thì vượt qua các tảng đá hoang cương lớn tạo thành thác Cam Li, cảnh đẹp nổi tiếng của Đà Lạt. ? Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước? Kể tên một số thác nước đẹp của Đà Lạt? - GV cho HS cả lớp xem tranh ảnh về một số cảnh đẹp của Đà Lạt đã sưu tầm được. - GV: Đà Lạt có không khí mát mẻ quanh năm, lại có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, vì thế du lịch ở Đà Lạt rất phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu về ngành du lịch của Đà Lạt - Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và toả hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp, nổi tiếng như thác Cam Li, Pơ- ren - HS theo dõi ảnh của GV, sau đó giới thiệu về những tranh ảnh mình sưu tầm được với các bạn trong lớp. 3. Đà Lạt là thành phố du lịch và nghỉ mát: * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: ? Tại sao Đà Lạt lại được chọn là nơi du lịch? ? Nêu các công trình phục vụ cho du lịch? ? Kể tên một số hoạt động du lịch lý thú? - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt và dựa vào lược đồ để thuyết minh. - Nhận xét, bổ sung. - GV: ở Đà Lạt, khí hậu trong lành, mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển, chúng ta cùng tìm hiểu về hoa, quả, rau của Đà Lạt. - HS quan sát H2, 3 và trả lời các câu hỏi thảo luận: - Vì Đà Lạt có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, có các cnảh quan tự nhiên đẹp như: Rừng thông, vườn hoa, thác nước, chùa chiền,.. - Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn, - Du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi thể thao. - Đại diện các nhóm trình bày. 4 Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt - GV yêu cầu HS đọc phần 3 trong SGK. - HS thảo luận trong nhóm bàn. ? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, quả và rau xanh? - Kể tên một số loại hoa, quả, rau của Đà Lạt? ? Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị như thế nào? - Gv kết luận: Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là 1 vùng hoa, quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị cao. - Đà Lạt có nhiều rau quả xứ lạnh và được trồng nhiều quanh năm. + Lan, hồng, cúc, lay-ơn + Dâu tây, đào, + Bắp cải, xúp lơ, cà chua - Hoa chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu; Sau cung cấp cho nhiều nơi ở miền Trung và Nam Bộ. 4. Củng cố và dặn dò: ? Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt? - GV nhận xét, chốt nội dung bài. - Gv nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 10 tháng 11 năm 2008 Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008 Toán Thi giữa học kì 1 Đạo đức Tiết kiệm thời giờ (tiết 2) I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được: Thời giờ là cái quí nhất, cần phải biết tiết kiệm thời giờ. - Cách tiết kiệm thời giờ. - Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm, khoa học. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu. 2. Các hoạt động: a) Hoạt động 1: Làm bài tập 1 SGK (làm cá nhân) - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. - Nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Các sự việc a, c, đ là tiết kiệm thời giờ. + Các sự việc d, b, e là không tiết kiệm thời giờ. b) Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK (thảo luận nhóm bàn) - HS đọc yêu cầu. - Thảo luận trong nhóm bàn để xem bản thân đã sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm chưa?Và dự kiến thời gian biểu cho bản thân. - Học sinh nối tiếp trình bày (khoảng 5 HS) - GV nhận xét. c) Hoạt động 3: Trình bày giới thiệu, sưu tầm tranh ảnh. - HS trưng bày và giới thiệu các bức tranh. - Cả lớp trao đổi thảo luận. - Nhận xét. - GV kết luận: + Thời giờ là cái quí nhất, cần phải biết tiết kiệm thời giờ. + Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, khoa học và có hiệu quả. 3. Củng cố: - HS đọc ghi nhớ SGK. ? Hãy kể 1 vài gương tốt biết tiết kiệm thời giờ? - GV chốt kiến thức: Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS phải biết tiết kiệm thời giờ và chuẩn bị trước bài sau. Kỹ thuật. Khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.. i/ mục tiêu: - HS biết cách gấp mép vải bằng mũi khâu đột hoặc đột mau. - HS nắm được quy trình kỹ thuật của việc gấp mép vải và khâu viền bằng mũi khâu đột( thưa và mau ). Ii/ đồ dùng dạy học: - Mộu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột- - Vải , kim chỉ, kéo, thước kẻ, bút chì. Iii/ Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2/ Hướng dẫn bài mới: * Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. ? Mép vải được khâu như thế nào? Gấp mấy lần? - GV nhận xét và chốt: Mép vải được gấp 2 lần . Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu trong mũi khâu đột thưa và đột mau. Đường khâu được xác định ở mặt phải của mảnh vải. * Hoạt động2: - GV hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật. - HS quan sát H1,2,3,4 và thảo luận. ? Nêu các bước thực hiện. ? Cách gấp mép vải ? - Gv thao tác mẫu: gấp mép vải. ? Cách vạch đường dấu? - 1 HS lên bảng thực hành gấp mép vải và vạch dấu, kết quả như thế nào? ? Quan sát H3, nêu cách khâu viền đường đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.? - GV làm mẫulưu ý cho HS khi gấp mép vải, mặt phải ở dưới, sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kỹ đường gấp. - GV thao tác lại các bước trên lên vải cho HS quan sát. - Cho HS quan sát mẫu. - Mép vải được gấp 2 lần. Khâu bằng mũi khâu đột ở mặt phải của vải. + Gấp mép vải Đường thứ nhất Đường thứ hai + Khâu lược + Khâu viền đường mép. 3/ Thực hành: GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS. HS khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. GV quan sát, nhận xét, góp ý. 4/ Củng cố dặn dò: ? Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Thực hành”. Sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt tuần 10: Chủ đề 20-11 I/Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa. - Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ. II/Nội dung. 1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ. 2/Kết quả các mặt hoạt động. - Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua: + Đồng phục tương đối đầy đủ:Một số bạn còn mặc chưa đúng là: Hồng, Hiếu, + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng là: Hùng , Hiếu , Mạnh, Huy + Vệ sinh lớp tốt. + Hay mất trật tự trong giờ học: : Hùng , Hiếu , Mạnh, Huy + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ. 3/Lớp trưởng nhận xét chung: - Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở. - Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ. - Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng. - Đồ dùng học tập chưa đầy đủ - Nề nếp tự quản chưa có 4/Giáo viên nhận xét,đánh giá. Như ý kiến lớp trưởng. Một số em cần trấn chỉnh nền nếp xếp hàng ra vào lớp cũng như hoạt động múa hát tập thể giữa giờ. 5/Phương hướng tuần tới: - Duy trì sĩ số lớp. - Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra. - Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường. - Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp. - Nâng cao ý thức tự quản. Chuẩn bị tốt cho cuộc thi: Văn nghệ chào mừng ngày 20-11

File đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 10.doc
Giáo án liên quan