I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu.
- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng, H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 10 - Hoàng Kiên Cường Trường TH&THCS Cao Phạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị bài sau.
Tiết 2. Toán Kiểm tra định kỳ lần 1
Tiết 3 Tập đọc ôn tập (tiết 5)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn lời giải bài 2 + 3.
III. Các hoạt động dạy - học.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1 số học sinh còn lại).
3/ Bài tập 2:
- hs làm VBT
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Ghi tên bài, thể loại, nội dung chính, giọng đọc.
- Gv cho hs thảo luận theo nhóm
- Hs thảo luận nhóm 3.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Bài trung thu độc lập
+ Thể loại: Văn xuôi
+ Nội dung: Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của thiếu nhi.
+ Giọng đọc: Nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, tin tưởng.
+ Gv hướng dẫn tương tự các bài còn lại.
- Hs trình bày miệng tiếp sức.
- Các nhóm khác nhận xét - bổ sung.
- Gv đánh giá
- Cho s/s đọc minh hoạ 1 vài đoạn.
- Hs thực hiện
4/ Bài số 3:
- Cho Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Hs thực hiện trên vở bài tập.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhận xét - đánh giá chung.
+ VD: Bài: Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân vật: - "Tôi" đ chị phụ trách.
- Lái
- Tính cách: + Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
+ Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp.
+ Thưa chuyện với mẹ
- Nhân vật: Cương có tính cách hiếu thảo, thương mẹ, muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Nhân vật: Mẹ Cương có tính cách dịu dàng, thương con.
+ Điều ước của vua Mi-đát
- Nhân vật: Vua Mi-đát có tính cách tham lam nhưng biết hối hận.
- Nhân vật: Thần Đi-ô-ni-dốt thông minh đã dạy cho vua Mi-đát một bài học.
5/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau:
Tiết 4 : Khoa học
Bài 19 : ôn tập con người và sức khoẻ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
- áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV : - Tranh ảnh các mô hình về các loại thức ăn.
Hs: - Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Nêu sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Kể tên các nhóm dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
B- Bài mới:
1. Tự đánh giá:
- Gv cho h/s dựa vào chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá.
- H/s tự đánh giá theo các tiêu chí:
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật.
- Cho h/s trao đổi nhóm 2.
- Cho h/s nêu miệng.
+ Các loại thức ăn có chứa các vi-ta-min và chất khoáng.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
* Kết luận: Gv chốt ý
2/ Trò chơi "Ai chọn thức ăn hợp lí"
- Cho h/s thảo luận nhóm.
- Hs sử dụng những tranh ảnh, mô hình thức ăn để bày.
- H/s thảo luận nhóm 4.
- Cho h/s bày bữa ăn của nhóm mình.
- Giới thiệu các thức ăn có những chất gì trong bữa ăn.
- Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
- Ăn phối hợp các loại thức ăn có trong bữa ăn hàng ngày.
đ Về nhà nói với cha mẹ và người lớn những điều vừa học được.
4/ Ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
- Gv cho h/s làm việc CN
- Hs tự ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng.
- Hs trình bày miệng.
- Gv đánh giá
- Lớp nhận xét - bổ sung
5/ Củng cố - Dặn dò:
- Hàng ngày ta cần có chế độ ăn như thế nào?
- Nhận xét giờ học.Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5. Lịch sử : Bài 8. Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược .
Đ/c Thênh dạy hội giảng cấp trường
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Tiết4: toán 49 .Nhân với số có một chữ số
Đ/c: Vân dạy hội giảng
Tiết 2 : Tập làm văn
ôn tập giữa học kì I (tiết 6 )
I. Mục đích - yêu cầu:
Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, DT, ĐT.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn mô hình đầy đủ của âm tiết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài số 1 + 2:
+ Cho h/s đọc đoạn văn.
- 2 H/s đọc đoạn văn tả chú chuồn chuồn - Lớp đọc thầm.
- Cho h/s làm VBT
- H/s trình bày miệng
* Tiếng chỉ có vần và thanh
- Tiếng: ao
* Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh.
- Tất cả các tiếng còn lại của đoạn văn.
- Gv đánh giá chung
ị Lớp nhận xét - bổ sung.
3/ Bài số 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm 3 từ đơn, 3 từ phức, 3 từ láy
- Thế nào là từ đơn?
- Từ chỉ gồm có 1 tiếng.
- Thế nào là từ phức?
- Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Thế nào là từ láy?
- Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
- Cho h/s làm vào VBT:
VD:
+ 3 từ đơn là
- Dưới, tầm, cánh, chú...
+ 3 từ phức
- Bây giờ; khoai nước; hiện ra
+ 3 từ láy
- Rì rào, rung rinh, thung thăng.
4/ Bài số 4:
- H/s làm VBT
3 danh từ là
- Chuồn chuồn, tre, gió, đất nước
- Gv cho h/s chữa bài.
- Gv nhận xét đánh giá chung.
5/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung vừa ôn tập.
Nhận xét giờ học.
Tiết 3 .Luyện từ và câu .
Kiểm tra môn tiếng việt (đọc )
Tiết 1. thể dục . ôn 5 động tác đã học .
Tiết 5. Địa lý Bài 9 .Thành phố đà lạt .
Đ/c Giáp dạy hội giảng cấp trường .
Thứ sáu ngày 22tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Toán. Bài 50 : Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- Kẻ sẵn bảng số.
III. Hoạt động dạy và học:
A- Bài cũ:
- Nêu cách tìm tích của phép nhân.
- Nêu miệng bài 4.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
- GV cho hs so sánh
5 x 7 và 7 x 5
5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35
Vậy 5 x 7 = 7 x 5
- Hướng dẫn T2 với 4 x 3 và 3 x 4
4 x 3 = 12 ; 3 x 4 = 12
Vậy 4 x 3 = 3 x 4
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau?
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
+ Gv treo bảng số
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
4 x 8 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b và
b x a khi a = 4 và b = 8
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32.
- So sánh giá trị của biểu thức a x b và
b x a khi a = 6; b = 7
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42.
- GV hướng dẫn hs so sánh tương tự đến hết.
ịVậy giá trị của biểu thức a x b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b x a.
- Luôn bằng nhau
- Ta có thể nói ntn?
- Em có nhận xét gì về TS trong 2 tích.
- a x b = b x a
- 2 tích đều có TS là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ các TS trong 1 tích thì tích đó ntn?
- Tích đó không thay đổi.
ị GV kết luận: Đây là tính chất giao hoán cuả phép nhân.
- 3 đ 4 H nhắc lại
- Bài tập dạng tổng quát
- a x b = b x a
c. Luyện tập:
Bài 1: Hs tự làm và nêu miệng:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx.
Bài 2:
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu gì
- T hướng dẫn mẫu
- Hs đọc yêu cầu bài, tự làm bài và chữa bài:
1357 853 40263
5 7 7
6785 5971 281841
Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau
4 x 2 145 = (2100 + 45) x 4
3 964 x 6 = (2 + 4) x (3000 + 964)
102 87 x 6 = (3 + 2) x 10 287
d. Bài số 4:
- Hs đọc yêu cầu , tự làm và chữa bài:
- Cho H làm bài tập
- Cho H nêu t/c nhân với 1; 0
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = a
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2. Tập làm văn .
Kiểm tra định kỳ Tiếng việt (viết )
Tiết 3. Khoa học . Nước có tính chất gì
(Đ/c Viết dạy hội giảng )
Tiết 4 . âm nhạc
Bài 10 : học bài hát:khăn quàng thắm mãi vai em
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bhát.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện t/c của bài hát.
- Qua bài hát giáo dục các em vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đĩa, đài, nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu:
- Gọi 1 nhóm hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
- 5 Hs thực hiện
- Gv giới thiệu bài : Khăn quàng thắm mãi vai em của tác giả Ngô Ngọc Báu.
- Hs nghe gv
2/ Phần hoạt động:
- GV cho h/s nghe hát
- Hs nghe đĩa
- Cách thể hiện bài hát.
- Vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên và dễ thương.
- Gv cho h/s đọc lời bài hát 1 lần
- Gv dạy từng câu.
- Lớp thực hiện
- Hs từng dãy, tổ, nhóm - CN.
- Cho h/s ôn 2 câu
- Hướng dẫn tương tự - hết bài.
- Hướng dẫn gõ đệm theo phách, nhịp
- Hs ôn lại bài hát 3 - 4 lần
- Hs thực hiện theo Gv
- Gv nghe, sửa cho h/s
- Cho h/s ôn lại toàn bài.
- Hs thực hiện: lớp, dãy bàn, cá nhân.
- Gv cho h/s kết hợp vận động phụ hoạ.
3/ Phần kết thúc:
- GV cho lớp ôn lại 2 lần.
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài hát.
Tiết 5 . HĐ- NG
Chủ điểm 2 . Trường học thân thiện- học sinh tích cực .
I/Nận xét chung .
1/Chuyên cần : Các em ngoan đi học tương đối đều tuy nhiên vẫn có em nghỉ học không lý do : Su ,Thào Chang , Xiên .
2/Đạo đức : Không có hiện tượng gây mất đoàn kết trong trường lớp .
3/ Học tập : Theo chương trình có nhiều em có tiến bộ xong con nhiều em ỷ lại như Hlồng .
4/Lao động vệ sinh .
Trường lớp sạch sẽ .
Vệ sinh thân thể : Chưa thật sạch quần áo đầu tóc chưa gọn gàng .
II/ Tổ chức hoạt động – NGLL .
Tiết 10 . Ôn Múa sân trường Trái đất này
1 / Yêu cầu giáo dục :
-Nhận thức : Biết múa là hoạt động vui chơi giải trí có ích .
-Kỹ năng : Biết múa hát tập thể .
-Thái độ : Biết yêu thích hoạt động múa hát .
2/ Nội dung hình thức – diễn biến .
-Chuẩn bị : Gv yêu học sinh xếp thành vòng tròn nêu yêu cầu của bài .
-Tiến hành: Gv hướng dẫn học sinh ôn tập theo từng bước
- Học sinh luyện tập .
-Kết thúc cả lớp thực hiện lại một lượt .
3/ Đánh giá nhận xét : Gv nhận xét rút kinh nghiệm .
File đính kèm:
- tuan10.doc