DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
(GDKNS)
I. MỤC TIÊU.
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
•GDKNS:Thể hiện sự cảm thông. Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân.
- Biết quan tâm, giúp đỡ đến mọi người xung quanh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Giấy to viết đoạn văn cần luyện đọc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 1 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc liên quan đến 1 hay 1số nhân vật nhằm nói điều có ý nghĩa.
- HS nghe GV giới thiệu bài
Bài 1.
- 1 HS đọc yêu cầu, nêu tên truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể.
- HS làm bài vào VBT. Sau đó trình bày. Cả lớp nhận xét.
Tên truyện
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người
Không có
Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, dân làng
Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,…)
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện
Giao long.
- Hỏi: Nhận vật trong truyện có thể là ai?
Bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để nêu nhận xét về các nhân vật nêu trên.
- Hỏi: Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật. GV chốt: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
Phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại và ghi bảng.
Phần luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - Yêu cầu HS đọc thầm và quan sát tranh. Trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật trong câu truyện gồm có những ai?
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào?
+ Em có đồng ý với nhận xét cả bà không? Vì sao bà có nhận xét như vậy?
- GV chốt lại: Hành động của các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình.
Bài 2.
- Cho HS đọc nội dung của bài tập.
- Cho HS trao đổi để tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra.
4.Củng cố - Dặn dò.
- Cho HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.
- HS nêu: Nhận vật có thể là người hoặc con vật,…
Bài 2.
-1 HS đọc yêu cầu, sau đó nêu, cả lớp nhận xét, bổ sung:
+ Dế Mèn có lòng thương người, ghét áp bức bất công (che chở, giúp đỡ Nhà Trò).
+ Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu (cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà ).
- HS: Nhờ hành động, lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
- 3 đến 4 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
Bài 1.
- 1HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp, sau đó nối tiếp nhau trình bày. Cả lớp thống nhất ý kiến:
+ Nhân vật trong truyện là: Ni- ki-ta, Gô-sa, Chi- ôm- ca, và bà ngoại.
+ Nhận xét của bà là: Ni- ki-ta ham chơi, không nghĩ đến người khác, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu vì lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca thì biết giúp bà và nghĩ đến những con chim bồ câu, nhặt bánh vụn cho chim ăn.
+ Em đồng ý với nhận xét của bà. Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu.
- HS nghe và ghi nhớ.
Bài 2.
- HS đọc nội dung bài và suy nghĩ. Sau đó thi kể. Cả lớp nhận xét và bổ sung, bình chọn bạn kể hay nhất:
a/ Bạn nhỏ sẽ đi đến đỡ em bé dậy, phủi bụi cho em bé và xin lỗi em bé, dỗ em nín khóc rồi dẫn em về lớp.
b/ Bạn nhỏ la mắng em bé đã cản đường mình rồi tiếp tục chơi tiếp trò chơi của mình để mặc em bé khóc lóc vì bị ngã đau.
- HS đọc ghi nhớ.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen với công thức chứa chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.( BT1, BT2(2 câu), BT4(chọn 1 trong 3 trường hợp)
- Thêm yêu toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thước kẻ, bảng phụ
Bảng con, đồ dùng học tập đầy đủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC: Biểu thức có chứa một chữ.
- Gọi HS sửa bài 3b trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới.
GTB: Giờ học này các em tiếp tục làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: Bài toán yêu cầu tính giá trị của các biểu thức nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK. Sau đó gọi HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại.
- GV chốt: Tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ theo các giá trị cụ thể của chữ.
Bài 2a, c.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: Bài toán yêu cầu tính giá trị của các biểu thức nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. GV chấm bài và sửa bài.
- GV chốt: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS hình thành công thức tính chu vi hình vuông, sau đó yêu cầu HS tính chu vi hình vuông với a = 3cm vào vở.
GV chấm bài và sửa bài.
- GV chốt: Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ
- 3 HS thực hiện, mỗi em với 1 trường hợpgiá trị cụ thể của n. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
Bài 1.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tính giá trị của các biểu thức 6 x a ; 18 : b ; a + 56 ; 97 - b
a
6 x a
b
18 : b
5
6 x 5 = 30
2
18 : 2 = 9
7
6 x 7 = 42
3
18 : 3 = 6
10
6 x 10 = 60
6
18 : 6 = 3
a
a + 56
b
97 – b
50
50 + 56 = 106
18
97 – 18 = 79
26
26 + 56 = 84
37
97 – 37 = 60
100
100 + 56 = 156
90
97 – 90 = 7
Bài 2a, c
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS nêu: a/ 35 + 3 x n, với n = 7 ;
c/ 237 – (66 + x), với x = 34
- HS làm bài và sửa bài:
a/ Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7
= 35 + 21 = 56
c/ Với x = 34 thì 237 – (66 + x)
= 237 – (66 + 34)
= 237 – 100 = 337
Bài 4.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS nhắc lại: P = a x 4
- HS làm bài vào vở và sửa bài:
Giải
Với a = 3cm
Chu vi hình vuông là 3 x 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
- Thêm yêu thiên nhiên, nhớ ơn công lao dựng nước của ông cha, tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bản đồ: địa lý tự nhiên, hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt một số dân tộc ở một số vùng
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: Giới thiệu phân môn Lịch sử.
2. KTBC:
3. Dạy bài mới
* GTB và ghi tựa bài.
*HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV giới thiệu vị trí đất nước ta và dân cư ở mỗi vùng, hỏi:
+ Phần đất liền nước Việt Nam có hình dáng gì? Nước Việt Nam bao gồm những phần nào ?
+ Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- GV chốt: Phần đất liền nước ta có hình chữ S, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phái đông và phía nam là vùng biển rộng lớn. Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
*HĐ2: Làm việc theo nhóm 4
- GV phát mỗi nhóm 1 tranh, ảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó. Yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.
-GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có một nét văn hóa riêng, song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
*HĐ 3: Hoạt động cá nhân
- Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày nay là nhờ ông cha ta đã có công dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
- GV kết luận: Môn LS và ĐL ở lớp 4 giúp các em hiểu biết thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
4. Củng cố - dặn dò
- Gọi HS đọc nội dung sau bài.
- Học sinh tả sơ lược về thiên nhiên đời sống người dân nơi em ở.
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- KT dụng cụ học tập
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi trên bản đồ, trả lời:
+ Phần đất liền cong chữ S. Bao gồm phần đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
+ Nước Việt Nam có 54 dân tộc chung sống.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS nhận tranh các dân tộc Tày, Nùng, Ê-đê, Chăm, Kinh,… Sau đó thảo luận và mô tả về bức tranh nhóm mình trước lớp.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Vua Hùng có công dựng nước ; Ngô Quyền, Hai Bà Trung, Lê Đại Hành,… có công giữ nước,…
- HS nghe và ghi nhớ.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS trình bày. Cả lớp nghe và nhận xét.
SINH HOẠT LỚP- TUẦN 1
I. Nội dung:
- Sơ kết việc học trong tuần 1.
- Triển khai phương hướng học tập ở tuần 2.
- Chủ điểm: “Mái trường thân yêu”.
II. Tiến trình:
1. Ổn định: Hát đầu giờ
2. Kiểm điểm công việc trong tuần 1( từ 22/08 đến 26/08/2011)
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt lớp.
- Tổ trưởng và Đội Sao Đỏ báo cáo kết quả thi đua các tổ qua các mặt GD sau:
a/ Đạo đức
b/ Học tập
c/ Lao động vệ sinh
d/ Phòng chóng TNGT, TNTT.
- Lớp trưởng nhận xét: Tuyên dương tổ thực hiện tốt các nề nếp, nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt. Xếp hạng thi đua giữa các tổ.
- GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt các nề nếp. Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy qui định của trường, lớp. Chấn chỉnh lại những việc HS còn sai phạm nhiều, thực hiện chưa tốt nội quy lớp để tuần sau được tốt hơn.
3. Kế hoạch tuần 2.
- Chủ điểm: “Mái trường thân yêu”. Kỉ niệm ngày lễ 2/9 và 5/9.
- Học chương trình tuần 2 theo PPCT( Từ 29/08 đến 02/09/2011).
a/ Đạo đức:
+ Thực hiện nội quy trường lớp.
+ Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường.
+ Không nói tục, chửi thề, gây sự với bạn.
+ Nói chuyện trong giờ học.
+ Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp.
+ Nghỉ học phải xin phép có chữ kí của cha mẹ HS.
b/ Học tập:
+ Vào lớp thuộc bài, chép bài đầy đủ.
+ Ghi chép bài đúng vở quy định, bao bìa dán nhãn cẩn thận, giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
+ Tham gia tập thể dục, múa sân trường nghiêm túc.
c/ Lao động vệ sinh:
+ Tham gia lao động tập thể theo sự phân công của nhà trường.
+ Tổ trực phải châm nước trầu bà.
+ Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đồng phục đến lớp được giặt ủi cẩn thận.
+ Đầu tóc gọn gàng, tay chân luôn sạch sẽ, mang dép có quay hậu.
+ Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, phải dội nước và khóa nước sau khi đi vệ sinh.
+ Không xả rác trong lớp, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
d/ Phòng chóng TNGT, TNTT:
+ Đi đường không chạy giỡn, xô đẩy, qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ và theo tín hiệu đèn giao thông. Không chạy xe lạng lách ngoài đường.
+ Không được trèo cây, chạy nhảy trên bàn học, xô đẩy khi lên xuống cầu thang.
4. Văn nghệ.
- Cho cả lớp hát tập thể 1 bài hát đã học ở lớp 3.
- Gọi HS hát cá nhân.
KÍ DUYỆT - TUẦN 1
File đính kèm:
- TUAN 1.docx