Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài:cỏ xước, Nhà Trò, áo thâm, ăn hiếp, mai phục.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ & câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn:Nhà Trò, mới lột, ngắn chùn chùn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyên, với lời lẽ & tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
123 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học An Phú A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu bài tập
GV dán bảng 4 tờ giấy khổ to, mời 4 em lên bảng làm bài
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: (Nhận xét tính cách nhân vật. Căn cứ nêu nhận xét)
GV nhận xét
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV có thể bổ sung câu hỏi: Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào?
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
Nếu bạn ấy biết quan tâm đến người khác?
Nếu bạn ấy không biết quan tâm đến người khác
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Kể lại hành động của nhân vật
Hát
2 HS lên bảng trả lời.
Là kể lại một chuỗi sự việc có liên quan đến một hay nhiều nhân vật. Mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa.
1 HS đọc yêu cầu bài
1 HS nói tên những truyện các em mới học
HS làm bài vào VBT
4 em lên bảng làm bài
Cả lớp nhận xét &sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu bài
HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến:
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, thương người, ghét áp bức, bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. Căn cứ để nêu nhận xét trên: lời nói & hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò.
+ Sự tích Hồ Ba Bể: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu, thương người, sẵn sàng giúp người hoạn nạn, luôn nghĩ đến người khác. Căn cứ để nêu nhận xét: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm lại, quan sát tranh minh hoạ
HS trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận:
a.Biết quan tâm: Chạy đến nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn, xin lỗi, dỗ em nín khóc.
b.Không biết quan tâm:
Bỏ chạy – hoặc tiếp tục nô đùa mặc cho em bé khóc.
HS thi kể trước lớp.
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
TOÁN
Tiết 5: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
Ôn lại biểu thức có chứa một chữ, làm quen với biểu thức có chứa phép tính nhân, chia.
2.Kĩ năng:
Ôn lại cách tính & cách đọc giá trị của biểu thức.
Ôn lại cách đọc & cách sử dụng số liệu ở bảng thống kê.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
29’
5’
1’
Khởi động:
Bài cũ:
Biểu thức có chứa một chữ
Yêu cầu HS sửa bài về nhà.
GV nhận xét
Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài.
Hoạt động: Luyện tập –thực hành
Bài tập 1:
-Đây là dạng toán nào?
-Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
GV treo bảng phụ HDHS làm phần a.
Gọi HS lên bảng làm bài còn lại.
GV sửa bài nhận xét.
Bài tập 2:
GV tổ chức cho HS thi đua cặp đôi, những HS còn lại làm nháp.
GV nhận xét tuyên dương.
Bài tập3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV tổ chức cho HS thi “tiếp sức”
- GV cùng HS cả lớp theo dõi nhận xét- tuyên dương.
Bài tập 4:
GV vẽ hình vuông trên bảng
Hãy tìm chu vi hình vuông?
GV cho HS nêu cách tính chu vi hình vuông có cạnh dài lần lượt là 3cm, 5cm, 8cm.
GV chấm một số vở –nhận xét.
Củng cố
Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình vuông?
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Các số có 6 chữ số
Làm bài 3/7 (SGK)
Hát
2 HS lên bảng sửa bài
HS nhận xét bài bạn.
HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở nháp + 1HS lên bảng làm
Kết quả là:
a. 32; 42; 60. b. 9; 6; 3.
c. 106; 82; 156. d. 79; 60; 7.
- HS sửa bài
HS đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện.
- Từng cặp HS lên bảng làm bài
a.Với n=7 thì 35+3 x n= 35+3 x 7
= 35+21=56
b.Với m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5
= 168 – 45 = 123.
c.Với x = 34 thì 237 - ( 66 + x) =
237 -(66 + 34) = 237 – 100 = 137.
d.Với y = 9 thì 37 x (18 : y)
= 37 x (18: 9)=37 x2 = 74
HS sửa & thống nhất kết quả
HS đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện, cử đại diện lên bảng thi đua.
Kết quả là:
40; 28; 167; 32.
HS đọc yêu cầu bài
HS nêu quy tắc: Chu vi hình vuông lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
HS nêu cách tính:
3 x 4 = 12 (cm)
5 x 4 = 20 (cm)
8 x 4 = 32 (cm)
HS sửabài.
Vài HS nhắc lại
KHOA HỌC
Tiết 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức:
HS kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào & thải ra trong quá trình sống.
Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Kĩ năng:
HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 6, 7
Giấy trắng khổ to, bút vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
12 phút
2 phút
Khởi động
Bài cũ: Con người cần gì để sống
- Như mọi sinh vật khác, con người cần những gì để duy trì sự sống của mình?
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
Mục tiêu:
Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào & thải ra trong quá trình sống.
Nêu được thế nào gọi là trao đổi chất.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát & thảo luận theo cặp
Trước hết, em hãy kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6.
Sau đó, phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình (ánh sáng, thức ăn, nước uống).
Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí.
Cuối cùng tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
Bước 2: Thảo luận
Trong khi thảo luận, GV kiểm tra & giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
Bước 4: GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết & trả lời câu hỏi:
Trao đổi chất là gì?
Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật & động vật.
Kết luận của GV:
Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi & thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường & thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
Con người, thực vật & động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Mục tiêu:HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV nêu yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình
Lưu ý: hình 2 trang 7 chỉ là một gợi ý. HS hoàn toàn có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi nhóm.
Bước 2: Trình bày sản phẩm
GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày ý tưởng của bản thân hoặc của nhóm đã thể hiện
Bước 3: Nhận xét
GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian học về chủ đề Con người & sức khoẻ.
4.Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người (tt).
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát & thảo luận theo cặp những nhiệm vụ GV giao
HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo hướng dẫn trên
Vài HS lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
HS đọc & trả lời câu hỏi
HS nhận xét & bổ sung
HS trình bày theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV
Từng nhóm trình bày sản phẩm của mình
Các nhóm khác nghe & có thể hỏi hoặc nêu nhận xét
Sinh hoạt tập thể
Đánh giá tuần 1.
I/ Mục tiêu:
-Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Nêu phương hướng hoạt động cho tuần tới.
-Ổn định tổ chức lớp, chia tổ, phân công nhiệm vụ cho từng tổ.
II/ Nội dung:
1-Đánh giá hoạt động tuần qua.
-HS đi học tương đối đầy đủ, chăm chỉ học tập, nề nếp tương đối tốt, còn một số HS chưa có đủ ĐDHT, sách vở còn thiếu.
-Tham gia và làm tốt buổi lao động VS trường lớp.
2-Kế hoạch tuần tới.
-Tiếp` tục duy trì các nề nếp, tiến hành ĐH chi Đội.
-Nhắc nhở HS cẩn thận khi qua đường, nghiêm cấm HS đi xe máy đến lớp khi chưa có bằng lái xe.
-Nhắùc HS đóng các khoản đầu năm, mua đồ TD, phù hiệu.
3-Ổn định tổ chức lớp.
-GV cùng HS bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ.
+Lớp trưởng: Điểu xuân thị Thanh Duyên (Chi đội trưởng )
+Lớp phó : Điểu Khang.
+Các tổ trưởng: Bùi Minh Tuân(T1); Điểu Xuân Thị Thanh Dương(T2); Phạm Thị Yến Vi(T3); Vũ Sĩ Trường(T4).
Soạn xong tuần 1 (29/8)
Khối trưởng kí duyệt
Ngày
Đặng Thị Hồng Anh
Hà Thị Sĩ
File đính kèm:
- tuan 1.doc