A.Mục đích yêu cầu :
-Biết đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau
dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu các từ ngữ: ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK.
+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh
vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
- GDHS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường, ở nhà vàở mọi nơi.
41 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
- Giáo dục HS tính chính xác, trình bày sạch sẽ.
B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ , ĐDDT.
- HS : ĐDHT, xem trước bài.
C. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định: Nề nếp
2.Bài cũ: “ Biểu thức có chứa một chữ”. Gọi 2 HS lên bảng làm.
Tính giá trị của biểu thức: 125 + b ; với b= 145, 561.
8 x a ; với a = 442 , 358.
* Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Ôn lại cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
H: Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ?
- Nghe và chốt:
(….nếu thay bất kì số nào vào biểu thức có chứa một chữ thì ta đều tính được một giá trị của biểu thức đó.)
Họat động 2: Luyện tập thực hành
Bài 1 :- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm trên phiếu.
- Gọi 2 HS làm xong trước dán phiếu lên bảng. GV và cả lớp nhận xét – Chốt kết quả đúng.
Bài 2 :Tính giá trị biểu thức.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 4 em lần lượt lênbảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa theo đáp án sau:
Bài 3: - Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm trong sách, 3 em lên bảng. GV và cả lớp nhận xét và chốt kế quả đúng.
Bài 4 :- Gọi 1 em đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 3 em lần lượt lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa theo đáp án sau:
4. Củng cố : - Thu một số vở chấm. Nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Về luyện thêm trong VBT. Chuẩn bị bài “Các số có 6 chữ số”.
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
****************************************
Khoa học
Trao đổi chất ở người.
SGK trang 6 - TGDK: 30 phút
A. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
B. Chuẩn bị : - GV : Tranh hình SGK phóng to.
- HS : Giấy khổ lớn, bút vẽ.
C. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : “ Con người cần gì để sống”.Gọi HS lên trả lời câu hỏi.
H: Nêu những điều kiện cần để con người sống và phát triển?
H: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
H: Hơn hẳn những sinh vật khác, con người còn cần những gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bà- Ghi đề.
Hoạt động1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
* Mục tiêu:
- HS kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Cách tiến hành:
* GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi với nội dung sau:
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 SGK/ 6.
+ Sau đó phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình (ánh sáng, nước, thức ăn).
+ Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí.
+ Cuối cùng tìm xem cơ thể lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
- GV nghe và ghi tất cả các ý kiến lên bảng.
* Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn trên.
- Theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ thêm cho các nhóm.
* Gọi một vài HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
* Yêu cầu HS trả lời câu hỏi để rút ra kết luận.
H: Trao đổi chất là gì?
H: Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, động vật và thực vật.
- GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra kết luận
Kết luận :
- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
* Mục tiêu: HS trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Cách tiến hành:
* Làm việc theo nhóm bàn.
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo ý tưởng tượng.
- GV theo dõi và giúp HS hiểu sơ đồ trong sách chỉ là một cách còn có thể sáng tạo viết hoặc vẽ theo nhiều cách khác.
- Theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
* Trình bày sản phẩm.
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét và khen những nhóm làm tốt.
Lấy vào Thải ra
Ô-xi
Các-bô-níc
CƠ THỂ NGƯỜI
Thức ăn
Phân
Nước tiểu, mồ hôi
Nước
Sơ đồ sự trao đổi chất ở người
4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài 3.
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*********************************************
Kĩ Thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu.
SGK trang 4 - TGDK: 30 phút
A. Mục tiêu :
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ
đơn giản dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác sâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
B. Chuẩn bị-Gv : một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: (1số mẫu vải, kim, chỉ, kéo,
khung thêu, ……).
C. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
Hoạt động1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a) Vải:
- Yêu cầu HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải và nêu nhận xét về đặc điểm của vải.
- Nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận:
- Vải gồm nhiều loại như vải sợi bông, vải sợi pha, xa tanh, lụa tơ tằm, vải lanh, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
- Vải là vật liệu chính để may, khâu, thêu thành quần áo, chăn màn, nệm,…và nhiều sản phẩm khác cần thiết cho con người.
- Hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu. Nên chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên chọn vải lụa, xa tanh, ni lông… vì những vải này mềm nhũn, khó cắt, khó khâu, thêu.
b) Chỉ:
- Hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK.
- Giới thiệu 1 số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.
* Lưu ý: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của vải.
* Kết luận:
- Chỉ khâu, chỉ thêu được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học, tơ,.. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
- Chỉ khâu thường được quấn quanh lõi tròn bằng gỗ, nhựa hoặc bìa cứng, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ cho tiện sử dụng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo .
- Hướng dẫn HS quan sát H2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; So sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- GV sử dụng 2 loại kéo để cho HS quan sát và bổ sung thêm về đặc điểm, hình dáng của 2 loại kéo.
- Giới thiệu thêm: Kéo cắt chỉ tức là kéo bấm trong bộ dụng cụ khâu, thêu, may.
* Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần vặn chặt vừa phải, nếu vặn quá chặt hoặc quá lỏng đều không cắt được vải.
- Yêu cầu HS quan sát H3 và nêu cách cầm kéo.
- GV chỉ định 1-2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải.
* Chốt ý:
- Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái giữ vải. Đưa vải vào một nửa lưỡi kéo để cắt. Lưỡi kéo nhọn, nhỏ ở phía dưới để luồn xuống dưới mặt vải khi cắt.
- Chú ý đảm bảo an toàn khi sử dụng kéo và không dùng kéo cắt vải để cắt những vật cứng hoặc kim loại.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và vật dụng khác.
- Yêu cầu HS quan sát H6/SGK. Kêu tên và nêu tác dụng những dụng cụ trong hình. - GV nghe và chốt ý:
+Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.
+Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể.
+ Khung thêu cầm tay: gồm 2 khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.
+ Khuy cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác.
+ Phấn may dùng để vạch dấu trên vải.
4.Củng cố : - Gọi 1-2 HS đọc lại phần kiến thức trọng tâm của bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị :” Tiết 2”.
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************************
File đính kèm:
- TUAN 1.doc