Giáo án Lớp 4 Tuần 1 Năm 2007

 -Đọc trôi chảy được toàn bài. Đọc đúng: chùn chùn, năm trước, cỏ xước, chỗ mai phục. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 -Hiểu các từ ngữ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

 -Học tập lòng dũng cảm, nghĩa hiệp của Dế Mèn.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 Năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật liệu và dụng cụ để giờ sau học tiếp. __________________________________________ Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2007 Tập làm văn NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I/ Mục tiêu: -Học sinh biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối, … được nhân hoá. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. -Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. -Giáo dục những đức tính tốt. II/ Đồ dùng dạy-học: Phiếu bài tập. III/ Các hoạt động dạy-học: 1-Ổn định: Kiểm tra sĩ số – Hát. 2-Bài cũ: Gọi hai học sinh trả lời: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3-Bài mới: a)Giới thiệu bài: Nhân vật trong truyện. b)Nội dung: *Tìm hiểu bài: -Bài tập 1: Giáo viên nêu bài tập. +Giáo viên cho học sinh nêu tên những truyện các em mới học. +Giáo viên dán lên bảng tờ phiếu. / Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. / Sự tích hồ Ba Bể. -Bài tập 2: Nêu nhận xét tính cách của các nhân vật: a)Dế Mèn. b)Mẹ con bà nông dân. Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy? -Giáo viên rút ra phần Ghi nhớ. *Luyện tập: -Bài tập 1: Giáo viên nêu bài tập. +Nhân vật trong câu chuyện. +Nhận xét của bà về tính cách của từng đứa cháu. +Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao bà có nhận xét như vậy? -Bài tập 2: Giáo viên nêu bài tập. +Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi về các hướng sự việc có thể diễn ra. +Giáo viên nhận xét, đánh giá. -Một học sinh đọc yêu cầu của bài. +Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể. +Học sinh làm bài vào vở. +Ba học sinh lên bảng làm bài. /Nhân vật là vật:Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. / Nhân vật là người: hai mẹ con bà nông dân, bà cụ ăn xin, những người dự lễ hội. Nhân vật là vật: giao long. -Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. Căn cứ: lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò. -Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. Căn cứ: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt. -Vài học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK -Một học sinh đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ. +Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại. +Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. Gô-sa láu lỉnh. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ. +Em đồng ý với nhận xét của bà. Là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu. -Học sinh đọc nội dung bài tập. +Học sinh trao đổi, tranh luận. +Học sinh suy nghĩ, thi kể. 4-Củng cố-Dặn dò: -Học sinh nhắc lại nội dung bài. -Giáo viên nhận xét tiết học. Nhắc học sinh về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ. Dặn học sinh đọc trước nội dung của tiết Tập làm văn tới. Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: -Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. -Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. -Cẩn thận, chính xác. II/ Đồ dùng dạy-học: Kẻ bảng phu bài tập 1, 3. III/ Các hoạt động dạy-học: 1-Bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3b. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2-Bài mới: a)Giới thiệu bài: Luyện tập. b)Nội dung: *Bài 1: Giáo viên đưa bảng kẻ sẵn. -Giáo viên hướng dẫn làm mẫu. -Giáo viên cho học sinh làm bài. -Giáo viên nhận xét, chữa bài. *Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. -Giáo viên hướng dẫn cách làm. -Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. *Bài 3: Giáo viên nêu bài tập. -Giáo viên đưa bảng kẻ sẵn, giải thích cách làm. -Cho học sinh trao đổi, làm bài rồi chữa bài. *Bài 4: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. -Giáo viên vẽ hình vuông có độ dài cạnh là a lên bảng. -Giáo viên nhấn mạnh cách tính chu vi. -Học sinh tự làm bài vào vở rồi chữa bài. a 6 x a 5 6 x 5 = 30 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 -Hai học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở. Nếu n=7 thì 35+3xn=35+3x7=56 Nếu m=9 thì 168-mx5=168-9x5=123 Nếu x=34 thì 237-(66+x)=237-(66+34)=137 Nếu y=9 thì 37x(18:y)=37x(18:9)=74 -Học sinh trao đổi theo cặp, làm bài vào vở rồi chữa bài. c Biểu thức Giá trị của biểu thức 5 8xc 40 7 7+3xc 28 6 (92-c)+81 167 0 66xc+32 32 -Học sinh nêu cách tính chu vi hình vuông P = a x 4 -Học sinh tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh 3 cm. P = ax4 = 3x4 = 12 (cm) 3-Củng cố-Dặn dò: -Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức và tính chu vi hình vuông. -Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài và làm phần còn lại của bài tập 4. Âm nhạc BÀI 1 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 I/ Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, nhớ lại 3 bài hát đã học ở lớp 3 cũng như một số kí hiệu ghi nhạc đã học. - Rèn kĩ năng xác định tên nốt nhạc trên khuông nhạc và các kí hiệu ghi nhạc. - Giáo dục HS lòng yêu thích học môn âm nhạc. II/ Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Nhạc cụ, băng đĩa nhạc, bảng ghi các kí hiệu nhạc. 2.Học sinh: Nhạc cụ gõ, SGK Âm nhạc 4, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1-Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2-Bài mới: a)Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài lên bảng. b)Nội dung: *Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát đã học ở lớp 3. -GV gọi HS nêu tên một số bài hát học ở lớp 3. -GV chọn 3 bài hát để ôn: Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng. -GV bắt nhịp cho HS ôn lại từng bài hát. Mỗi bài từ 1 - 2 lần. -GV tổ chức cho HS biểu diễn 3 bài hát vừa ôn lại. *Nội dung 2: Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3. -GV nêu câu hỏi: +Ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu ghi nhạc nào? +Em hãy kể tên các nốt nhạc. +Em biết những hình nốt nhạc nào? -GV vừa đưa bảng phụ có kẻ sẵn khuông nhạc và tên một số nốt nhạc, yêu cầu học sinh tập nói tên nốt nhạc. -GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV đọc tên một số nốt nhạc: Son đen, Son trắng, … -HS nêu. Cả lớp nhận xét, bổ sung. -HS tự nhẩm lời 3 bài hát đã học. -HS hát đồng thanh kết hợp gõ nhịp, vỗ tay và thể hiện một số động tác phụ họa. -HS biểu diễn theo hình thức tốp ca, songg ca hoặc đơn ca. -HS nhớ lại và trả lời câu hỏi của GV. +Ở lớp 3 đã học các kí hiệu: khuôn nhạc, nốt nhạc. +Nốt nhạc: Đô-rê-mi-pha-sol-la-si. +Hình nốt nhạc: hình nốt đen, nốt trắng, dấu lặng đen… -Cả lớp quan sát, 3 – 5 HS tập nói tên nốt nhạc. -HS tập viết nốt nhạc trên khuông. 3-Củng cố: Cả lớp hát lại một bài hát đã ôn tập. 4-Nhận xét, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn dò HS tập ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị cho các tiết học sau. ____________________________________________________ Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I/ Mục đích, yêu cầu: -Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần nhau trong thơ. -Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết học trước. -Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt. II/ Đồ dùng dạy-học: -Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần. -Bộ xếp chữ. III/ Các hoạt động dạy-học: 1-Bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2-Bài mới: a)Giới thiệu bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng. b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập: *Bài tập 1: -Giáo viên nêu bài tập. -Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp. -Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải. *Bài tập 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu. *Bài tập 3: -Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. -Giáo viên cho học sinh làm bài. -Giáo viên nhận xét. *Bài tập 4: Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau? *Bài tập 5: -Giáo viên nêu bài tập. -Giáo viên gợi ý: +Đây là câu đố chữ nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng. +Câu đố yêu cầu: bớt đầu=bớt âm đầu; bỏ đuôi=bỏ âm cuối. -Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập. -Từng cặp học sinh trao đổi, làm bài, trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. Ngoài – hoài (vần giống nhau: oai). -Học sinh suy nghĩ, làm bài. -Học sinh phát biểu. +Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt-thoắt; xinh-nghênh. +Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt-thoắt. +Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh-nghênh. -Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau - giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. -Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và câu đố. -Học sinh thi giải đúng, giải nhanh câu đố. Dòng 1: Chữ bút bớt đầu thành chữ út. Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú (mập). Dòng 3, 4: Để nguyên thì chữ đó là chữ bút. 3-Củng cố-Dặn dò: -Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ. -Giáo viên nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài, xem trước bài tập 2, tiết Luyện từ và câu tuần 2.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4.doc