I. MỤC TIÊU
- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (nội dung ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Bài văn về hồ Ba Bể (viết vào bảng phụ).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
54 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 1 môn Tập làm văn: Tiết 1: Thế nào là kể chuyện (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên (một triều đại phong kiến Trung hoa đã ba lần mang quân xâm lượt nước ta vào thời nhà Trần). Trong tiết học hôm nay, các em sẽ phát triển câu chuyện từ một trích đoạn theo trình tự không gian.
- Truyện kể về Yết Kiêu, một chàng trai khoẻ mạnh, yêu nước, quyết tâm giết giặc cứu nước.
- Lắng nghe.
5. HD HS luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc từng đoạn trích phân vai,GV là người dẫn chuyện.
- Nhắc HS : Giọng Yết Kiêu khải khái, rắn rỏi, giọng người cha hiền từ, động viên, giọng nhà vua dõng dạc, khoan thai.
-Hỏi: + Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+ Yết Kiêu xin cha điều gì?
+ Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?
+ Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Câu chuyện Yết kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
- Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng tá có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn.
+ Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào?
+ Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
- Gọi HS giỏi chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện.
- GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2.
- 3 HS đọc theo vai.
+ Cảnh 1 có nhân vật người cha và Yết Kiêu.
+ Cảnh 2 có nhân vật Yết Kiêu và nhà vua.
+ Yết Kiêu xin cha đi giết giặc.
+ Yết Kiêu là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc.
+ Cha Yết Kiêu tuy tuổi già, sống cô đơn, bị tàn tật nhưng có lòng yêu nước, gạt hoàn cảnh gia đình để động viên con lên đường đi đánh giặc.
+ Những sự việc trong hai của truỵên được diễn ra theo trình tự thời gian.
Giặc Nguyên sang xâm lượt nước ta , Yết Kiêu xin cha lên đường giết giặc. Sau khi cha đồng ý, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long Yết kiến vua Trần Nhân Tông.
-2 HS đọc thành tiếng.
- Câu chuyện kể theo trình tự không gian, Yết Kiêu tới kinh thành, yết kiến vua Trần Nhân Tông kể trước sự việc diễn ra ở quê giữ Yết Kiêu và cha mình.
+ Đặt lời đối thoại sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép.
+ Giữ lại lời đối thoại.
Con đi giết giặc đây, cha ạ!
Cha ơi, nước mất thì nhà tan
Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giời dưới nước.
Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.
Ví dụ câu Yết Kiêu nói với cha: - Con đi giết giặc đây, cha ạ!
Thấy giặc Nguyên hống hách, đem quân sang xâm lượt nước ta. Yết Kiêu rất căm giận và chàng quyết định xin cha đi giết giặc.
Giặc Nguyên sang xâm lượt nước ta. Căm thù giặc Yết Kiêu quyết định nói với cha; “Con đi giết giặc đây, cha ạ!”
-HS lắng nghe.
Văn bản kịch
Chuyển thành lời kể
- Nhà vua: Trẫm cho ngươi nhận lấy một loại ginh khí.
- Cách 1 (có lời dẫn gián tiếp): Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích.
- Cách 2 (có lời dẫn trức tiếp): Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”.
- Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện.
+ Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm.
+ Nhắc các nhóm dùng 2 câu mở đầu của từng cảnh để làm câu mở đoạn. Khi kể chuyện có thể dùng những từ ngữ để miêu tả hình dáng, nội dung nhân vật.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+ Gọi HS kể từng đoanï truyện.
+ Nhận xét và cho điểm HS .
+ Gọi HS kể toàn chuyện.
+ Nhận xét, bình chọn HS kể đúng nội dung hay nhất và cho điểm HS .
+ Hoạt động trong nhóm. Ghi các nội dung chính vào phiếu và thực hành kể trong nhóm.
- Mỗi HS kể từng đoạn chuyện.
- 3 HS kể toàn truyện.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS vềà nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào VBT (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: . . . . . . . .
Ngày dạy: . . . . . . . . .
TIẾT 18: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU T
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1. KTBC:
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét và cho điểm HS .
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
2. Giới thiệu bài:
- Đưa ra tình huống: Ti-vi đang có phim hoạt hình rất hay nhưng anh em lại giục em học bài, khi đó em phải làm gì?
- Khi khéo léo thuyết phục người khác thì học sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Như cậu bé Cương trong bài Thưa chuyện với mẹ đã khéo léo dùng lời lẽ, việc làm của mình như nắm tay mẹ để mìng đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
- Lắng nghe, trao đổi với nhau, trả lời câu hỏi tình huống.
* Em sẽ không xem ti vi mà đi học bài.
* Em sẽ nói với anh là em xem nốt phim hoạt hình này rồi em sẽ học bài cho đến khi xong mới đi ngủ.
- Lắng nghe.
3. HD HS luyện tập:
* Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+ Mục đích trao đổi là để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+ Em chonï nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
* Trao đổi trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
* Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi. Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+ Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+ Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu).
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
* Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
* Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.
* Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
Em gái
-Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé!
Anh trai
(kêu lên)
-Trời ơi! Con gái sai lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu!
Em gái
(tha thiết)
-Anh lúc nào cũng lo anh bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình điều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ !
Anh trai (gãi đầu vẻ lúng túng)
-Nhưng anh vẫn thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy, chã còn ra con gái nữa. Thế sao không học đàn. Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà?
Em gái
-Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã thấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa? Như là múa ấy, thật mê li.
Anh trai
-Em khéo nói lắm, thôi được, nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ?
Em gái
-Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất hợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việcv học tập và việc giúp mẹ đâu.
Anh trai
-Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học.
Em gái
(vui mừng)
-Có thế chứ. Em rất cám ơn anh.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Hỏi : +Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT (nếu có) và tìn đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Ngày kiểm: . . . . . . . . TUẦN 10
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
File đính kèm:
- TAPLAMVANLOP4.doc