Giáo án lớp 4 Tuần 1 - Môn: Tập đọc tiết :1 bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

I.Mục đích yêu cầu

- Đọc rành mạch trôi chảy, b¬ước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II.Chuẩn bị:-

Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần h¬ướng dẫn HS đọc.

III.Các hoạt động dạy – học:

 

doc19 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 1 - Môn: Tập đọc tiết :1 bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài thơ, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? GV nhận xét & chốt ý Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ GV mời 3 HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ trong bài GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc & thể hiện đúng nội dung các khổ thơ hợp với diễn biến tâm trạng của đứa con khi mẹ ốm. Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (Sáng nay trời đổ mưa rào Một mình con sắm cả ba vai chèo) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV theo dõi, uốn nắn Yêu cầu HS nhẩm HTL bài thơ. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. Lượt đọc thứ 1: + HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ + HS sửa lỗi phát âm & cách ngắt nghỉ hơi ở những câu sau: Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn / khép lỏng cả ngày Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương. Lượt đọc thứ 2: + HS đọc thầm phần chú giải 1, 2 HS đọc lại toàn bài HS nghe HS đọc 2 khổ thơ đầu Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ bị ốm: lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được. Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được. HS đọc khổ thơ 3 Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào. HS đọc thầm toàn bài thơ Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan – Cả đời đi gió đi sương / Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi – Vì con, mẹ khổ đủ điều / Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi: Con mong mẹ khoẻ dần dần Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui, con có quản gì / Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp HS luyện đọc diễn cảm trước lớp HS nhẩm thuộc lòng bài thơ & thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài. Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. Tranh minh hoạ SGK Bảng phụ 4/ Củng cố Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? 5/Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) Điều chỉnh bổ sung Tuần 1 Môn: luyện từ và câu Tiết :1 Bài: CẤU TẠO CỦA TIẾNG I.Mục đích yêu cầu - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh – ND Ghi nhớ). - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1 trong bảng mẫu (mục III) II.Chuẩn bị: - Kẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng. - Bộ chữ cái ghép tiếng. III.Các hoạt động dạy – học: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI CHÚ Mở đầu: GV nói tác dụng của tiết Luyện từ và câu – tiết học giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn. Bài mới: Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của 1 tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ. Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ + GV nhận xét Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó + GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng, dùng phấn màu tô các bộ phận của tiếng bầu Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu (tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành) + GV giúp HS gọi tên các thành phần: âm đầu, vần, thanh Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét + GV giao cho mỗi nhóm 1 bảng có ghi sẵn những tiếng cần phân tích (mỗi nhóm phân tích khoảng 2 tiếng) + GV nhận xét GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? GV nêu câu hỏi: + Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” là những tiếng nào? + Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”? GV kết luận: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần & thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt. GV lưu ý HS: Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV phân công HS mỗi bàn phân tích 3 tiếng GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét Chú ý lắng nghe Yêu cầu 1: + Tất cả HS đếm thầm. + 1, 2 HS làm mẫu đếm thành tiếng dòng đầu (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 6 tiếng. + Tất cả lớp đếm thành tiếng dòng còn lại (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 8 tiếng. Yêu cầu 2: + Tất cả HS đánh vần thầm + 1 HS làm mẫu: đánh vần thành tiếng + Tất cả HS đánh vần thành tiếng & ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con: bờ – âu – bâu – huyền – bầu. HS giơ bảng con báo cáo kết quả. Yêu cầu 3: + HS trao đổi nhóm hai + Đại diện nhóm trình bày kết luận, vừa nói vừa chỉ vào dòng chữ GV đã viết trên bảng: tiếng bầu gồm ba phần Yêu cầu 4: + HS hoạt động theo nhóm + HS gắn bảng những tiếng của mình để tạo thành 1 bảng lớn (như SGV) + HS rút ra nhận xét Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành HS nêu HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào VBT Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập HS đọc yêu cầu của bài tập HS suy nghĩ, giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng (ao, sao) HS làm bài vào VBT HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 mục 3 SGK Bảng con Băng giấy VBT 4/Củng cố Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ trong bài 5/ Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. HTL câu đố. Chuẩn bị bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng Điều chỉnh bổ sung Tuần 1 Môn: TOÁN Tiết :2 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP) I.Mục đích yêu cầu - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. II.Chuẩn bị: - Giáo án, SGK, SGV III.Các hoạt động dạy – học: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: Ôn tập các số đến 100000 Yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3/ Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI CHÚ Giới thiệu: Hoạt động1: Luyện tính nhẩm (trò chơi: “tính nhẩm truyền”) GV đọc: 7000 – 3000 GV đọc: nhân 2 GV đọc: cộng 700 . Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Bài tập 2: GV hỏi lại cách đặt tính dọc Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số tự nhiên? Bài tập 4: Yêu cầu HS so sánh & khoanh tròn vào kết quả là số lớn nhất HS đọc kết quả HS kế bên đứng lên đọc kết quả HS kế bên đứng lên đọc kết quả HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Bài 1: cột 1 Bài 2 : a Bài 3: a) viết được 2 số; b) dòng 1 Dành cho HS khá giỏi bài 4 4/Củng cố Tính nhẩm So sánh các số 5/Dặn dò: Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) Điều chỉnh bổ sung Tuần 1 Môn: CHÍNH TẢ Tiết :1 Bài: NGHE VIẾT: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I.Mục đích yêu cầu Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Không mắc quá 5 lỗi. - Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn ang/an. II.Chuẩn bị: - Giáo án, SGK, SGV III.Các hoạt động dạy – học: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI CHÚ Mở đầu: GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học nhằm củng cố nền nếp học tập cho các em. Giới thiệu bài Lên lớp 4, các em tiếp tục luyện tập để viết đúng chính tả, nhưng bài tập ở lớp 4 có những yêu cầu cao hơn lớp 3 Trong tiết chính tả ngày hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc & các em có nhiệm vụ viết đúng chính tả một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Sau đó các em sẽ làm bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang mà các em dễ đọc sai, viết sai. Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con GV lưu ý HS: ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu tiên nhớ viết hoa. Chú ý ngồi viết đúng tư thế. GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau GV nhận xét chung Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2b: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b GV yêu cầu HS tựa làm vào vở bài tập GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3a: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3a GV nhận xét nhanh, khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả HS theo dõi trong SGK HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn HS nhận xét HS luyện viết bảng con HS nghe – viết HS soát lại bài HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả HS đọc yêu cầu của bài tập HS tự làm vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng quay Cả lớp nhận xét kết quả làm bài Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu của bài tập HS thi giải đố nhanh & viết đúng vào bảng con HS giơ bảng. Một số em đọc lại câu đố & lời giải đúng. SGK Bảng con Bảng quay 4/Củng cố GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học 5/ Dặn dò: Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Mười năm cõng bạn đi học. Phân biệt s/x, ăn/ăng. Điều chỉnh bổ sung

File đính kèm:

  • doclop 4 tuan 1(1).doc