. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, câu, tiếng có vần âm dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến, lời lẽ, tính cách nhân vật của truyện.
2. Hiểu các từ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ cho bài.
- Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
196 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 1 môn Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiết 5), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch kết thúc đường khâu.
- Yêu cầu học sinh thực hành
- Hai học sinh nêu cách khâu.
- Hai học sinh thực hiện thao tác cầm vải, kim, vạch đường dấu.
- Học sinh vạch đường thẳng.
- Học sinh thực hành khâu.
b/ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh tự đánh giá sản phẩm của bạn.
3/ Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2007
Khoa học
Ăn nhiều rau quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có thể:
- Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học
Hình vẽ 22, 23 SGK
Sơ đồ tháp dinh dưỡng T17 SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Tại sao cần phải ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật?
? Nêu ích lợi của muối iốt và tác hại của ăn mặn?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Ăn nhiều rau quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín.
* Mục tiêu: HS biết giải thích vì sao cần ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tháp dinh dưỡng và nhận xét xem các loại rau quả chín thường dùng với số lượng như thế nào?
? Hãy kể tên một số loại rau, quả mà em vẫn ăn hàng ngày?
? Nêu ích lợi của việc ăn rau, quả?
- Nhận xét, kết luận chung.
- Rau quả chín cần ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo.
- Cam, dưa
- rau cải. rau ngót.
- Mục bạn cần biết SGK
b) Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn:
* Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Đại diện HS trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- Thực phẩm được coi là sạch và an toàn càn nuôi trồng theo qui trình hợp vệ sinh.
+ Các khâu chuyên chở, thu hoạch, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
+ Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng.
+ Không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc..
c) Hoạt động 3: Thảo luận các biện pháp giữa vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.* Cách tiến hành:
* Cách tiến hành
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Cách chọn thức ăn tươi sạch, cách nhận ra thức ăn ôi thiu.
+ Nhóm 2: Cách chọn đồ hộp và thức ăn đóng gói.
+ Nhóm 3: Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu chín.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố:
3 HS đọc mục mục bạn cần biết SGK.
Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Danh từ
I. Mục tiêu
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
- Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm: biết đặt câu với danh từ.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực và đặt một câu với từ vừa tìm được.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Phần nhận xét:
* Bài 1:
- Hai HS đọc nội dung bài tập.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, Gv chốt lại.
- Các từ chỉ sự vật là:
truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, con, nắng, mưa, con sông, rặng dừa, đời, cha ông, chân trời, ông, cha.
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- HS xếp các từ vào nhóm thích hợp.
- Chữa bài:
+ GV giải thích: “Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị”
- GV giới thiệu các từ ở bài tập 2
? Thế nào là danh từ?
- Từ chỉ người: ông cha, cha ông.
- Từ chỉ vật: sông, rừa, chân trời.
- Từ chỉ hiện tượng: nắng mưa.
- Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời.
- Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng.
=> là danh từ
- Ghi nhớ SGK>
3. Phần ghi nhớ:
3 HS đọc phần ghi nhớ SGK
4. Phần luyện tập:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài
Danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nhgiệm, cách mạng
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi trong nhóm bàn và đặt câu.
- Hai HS làm bảng.
- HS nối tiếp đọc câu đã đặt
- Nhận xét, chữa bài.
- Cô giáo em giàu kinh nghiệm dạy dỗ học sinh.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
3. Củng cố:
? Thế nào là danh từ?
Nhận xét tiết học.
Toán
Biểu đồ (tiết 2)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột.
- Biết cách đọc và phân tính số liệu trên biểu đồ cột.
- Bước đầu xưt lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
Biểu đồ cột về: “Số chuột bốn thôn đã diệt được”
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- HS chữa bài 3 SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu.
2. Làm quen với biểu đồ cột:
- Gv treo biểu đồ “Số chuột bốn thôn đã diệt được”
- Cho HS trả lời các câu hỏi và phát hiện ý nghĩa của biểu đồ cột.
? Em hiểu gì về biểu đồ cột?
- HS quan sát và nhận xét.
- Tên bốn thôn được nêu trên biểu đồ.
- ý nghĩa của mỗi cột trên biểu đồ.
- Cách đọc số liệu ghi trên các cột.
- Cột cao hơn biểu thị số chuột nhiều hơn
3. Thực hành:
* Bài 1: Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu.
? Bài yêu cầu gì?
? Để thực hiện được yêu cầu của bài em phải dựa vào đâu?
- HS làm cá nhân, hai HS lên bảng chữa bài.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Biểu đồ có bao nhiêu cột?
? Các cột biểu thị điều gì?
- Nhận xét chữa bài.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
a) Thôn.diệt được nhiều chuột nhất và thôn.diệt được ít chuột nhất.
b) Cả bốn thôn diệt được.con chuột.
c) Thôn Đoài diệt được..hơn thôn Đông.con chuột.
d) Có..thôn diệt được trên 2000 con chuột, đó là các thôn:
* GV chốt: HS biết cách quan sát và đọc các số liệu có trên bản đồ.
* Bài 2: Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng:
45
(cây)
40
35
m tổng của các số đó.
1. Giới thiệu bài:
phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
ra kiến thức.
trung du Bắc Bộ.
n thiết.
i xe đạp ra đư
30
25
20
15
10
5
0 4A 4B 5A 5B 5C (lớp)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS lên bảng chữa bài.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Biểu đồ biểu hiện điều gì?
- Nhận xét chữa bài.
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
* Gv chốt: HS biết đọc và xử lí các số liệu ghi trên biểu đồ.
4. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu.
2. Phần nhận xét:
* Bài 1, 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
- HS đọc thầm truyện “ Những hạt thóc giống”. từng cặp trao đổi, làm bài trên phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn?
Những sự việc tạo thành cốt truyện là:
+ Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để nối ngôi, nghĩ ra kế.
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn không nảy mầm.
+ Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+ Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm; vua đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
* Bài 3:
- HS nêu cầu.
- HS làm cá nhân.
- Nêu nhận xét
- Phàn ghi nhớ SGK.
3. Phần ghi nhớ:
Ba HS đọc ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài.
- Hs làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp đọc bài làm.
- Đoạn 1, 2: hoàn chỉnh.
- Đoạn 3: thiếu phần thân đoạn.
5. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
An toàn giao thông
Lựa chọn đường đi an toàn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết giải thích và so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường an toàn đến trường.
2. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
- Biết phân tích được lí do an toàn hay không an toàn.
3. Thái độ:
Có ý thức thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi xa hơn
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Ôn bài trước.
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức đi xe đạp an toàn.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 3 nhóm. Giáo viên yêu cầu các nhóm bốc câu hỏi để thảo luận.
? Em muốn đi ra đường bằng xe đạp , để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì?
? Khi đi xe đạp ra đường em cần thực hiện tốt những qui định gì để đảm bảo an toàn?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Xe đạp phải tốt (các ốc vít phải chặt, lắc xe đạp không bị lung lay)
- Có đủ phanh, đèn, chuông.
- Có đủ chắn bùn, chắn xích.
- Là xe của trẻ em có vành nhỏ dưới 650mm
- Đi bên phải, sát lề đường.
- Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường
* Kết luận: Nhắc lại các qui định khi đi xe đạp trên đường đã học.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường an toàn:
* Mục tiêu:
- Hiểu được con đường như thế noà là đảm bảo an toàn.
- Có ý thức và biết chọn con đường an toàn đi học hay đi chơi.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phát một bảng nhóm.
- Các nhóm thảo lậu và khi vào bảng theo yêu cầu:
? Theo em con đường như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp?
- Các nhóm kẻ bảng và trình bày:
Điều kiện con đường an toàn
Điều kiện con đường kém an toàn
* Kết luận: Nêu những điều kiện đảm bảo cho con đường an toàn.
c) Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đến trường:
- HS vận dụng kiến thức phần trên tự chọn cho mình con đường an toàn để đến trường.
- HS nối tiếp nêu con đường đến trường của mình.
3. Củng cố:
Cho HS vẽ về con đường an toàn đến trường mà mình đã chọn.
Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- giao an cac mon tuan 1.doc