Giáo án lớp 4 Tuần 1 môn Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết 16)

1. Đọc lưu loát bài:

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài:

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa SGK.

 

doc49 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 1 môn Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết 16), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
reo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam, ) HS: Đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. VD: + Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất. + Bản đồ châu lục thể hiện 1 bộ phận lớn của bề mặt trái đất – các châu lục. + Bản đồ Việt Nam thể hiện 1 bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đất – nước Việt Nam. + Bước 2: - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. => KL: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ trái đất theo 1 tỷ lệ nhất định. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. + Bước 1: HS: Quan sát H1 và H2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. ? Ngày nay, muốn vẽ bản đồ chúng ta thường phải làm như thế nào? ? Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ H3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường? + Bước 2: - Đại diện HS trả lời. - Sửa chữa và bổ sung. 2. Một số yếu tố của bản đồ: *Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. + Bước 1: GV nêu các câu hỏi để thảo luận. - Tên bản đồ cho ta biết gì? - Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? - Chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ. - Tỷ lệ bản đồ cho em biết điều gì? HS: Các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ và thảo luận theo câu hỏi của GV. + Bước 2: - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. GV KL: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỷ lệ và ký hiệu bản đồ. * Hoạt động 4: Thực hành vẽ 1 số ký hiệu bản đồ. + Bước 1: Làm việc cá nhân. - HS: Quan sát bảng chú giải ở H3 và 1 số bản đồ khác và vẽ ký hiệu của 1 số đối tượng địa lý như: đường biên giới quốc gia, núi sông, thủ đô, + Bước 2: Làm việc theo cặp. => GV tổng kết bài. HS: 2 em thi đố cùng nhau. - 1 em vẽ ký hiệu, 1 em nói ký hiệu đó thể hiện cái gì. (3’) 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Nhân vật trong truyện I. Mục tiêu: 1. HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, là đồ vật, cây cối được nhân hóa. 2. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. 3. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. II. Đồ dùng dạy - học: - Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ theo yêu cầu bài tập 1. - Vở bài tập Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Bài văn kể chuyện khác với bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? - Nhận xét. HS: Đó là bài văn kể lại 1 hoặc 1 số sự việc liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật nhằm nói lên 1 điều có ý nghĩa. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: ? Kể tên những truyện các em mới học HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Sự tích hồ Ba Bể. GV: Dán 3, 4 tờ phiếu to gọi 3, 4 HS lên bảng làm bài. HS: Cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét bài làm trên bảng. GV: Chốt lại lời giải đúng: - Nhân vật là người: - Nhân vật là vật: + Hai mẹ con bà nông dân + Bà cụ ăn xin, con giao long + Những người dự lễ hội + Dế Mèn + Nhà Trò + Bọn nhện + Bài 2: Nhận xét tính cách nhân vật. HS: Đọc yêu cầu bài tập, trao đổi theo cặp và nêu ý kiến. - Trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. àCăn cứ để nêu nhận xét trên: Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ Nhà Trò. - Trong “Sự tích hồ Ba Bể”: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. àCăn cứ để nêu nhận xét: Cho bà cụ ăn xin ngủ, ăn trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp những người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn. 3. Phần ghi nhớ: GV: Nhắc các em thuộc phần ghi nhớ. HS: 3 – 4 em đọc nội dung phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo. 4. Luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ, trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Nhân vật trong truyện là ai? ? Nhận xét của bà về tính cách của từng cháu - Ba anh em Ni – ki – ta, Gô - sa, Chi - ôm - ca và bà ngoại. + Ni – ki – ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. + Gô - sa láu lỉnh + Chi - ôm – ca nhân hậu, chăm chỉ. ? Em có đồng ý với nhận xét của bà về từng cháu không ? Dựa vào đâu mà bà có nhận xét như vậy - Có. - Dựa vào tính cách và hành động của từng nhân vật. + Bài 2: GV: Nhận xét cách kể của từng em. HS: Đọc yêu cầu bài tập. HS: Trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể xảy ra và đi tới kết luận: + Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi quần áo cho em, xin lỗi em, dỗ em nín, + Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy nô đùa, mặc em khóc. HS: Suy nghĩ thi kể. (3’) 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những em học tốt. - Về nhà thuộc phần ghi nhớ. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về biểu thức có chứa 1 chữ. - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét và cho điểm. HS: 3 em lên bảng làm bài, dưới lớp nhận xét, sửa chữa. 2. Bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 6 x a với a = 5 ? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a ? Với a = 7 ta làm thế nào a = 10 ta làm thế nào HS: Nêu yêu cầu bài tập. HS: Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính: 6 x a = 6 x 5 = 30 6 x a = 6 x 7 = 42 6 x a = 6 x 10 = 60 Các phần còn lại HS tự làm. + Bài 2: GV cho cả lớp tự làm sau đó thống nhất kết quả. HS: Nêu yêu cầu bài tập. + Bài 3: GV cho HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống. HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm. + Bài 4: GV vẽ hình vuông độ dài cạnh a lên bảng ? Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? ? Nếu hình vuông có cạnh là a, thì chu vi là bao nhiêu GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4 HS: Nêu yêu cầu của bài tập. HS: Lấy số đo 1 cạnh nhân với 4. HS: Chu vi là a x 4 HS: Nêu lại công thức tính chu vi hình vuông. HS: 3 em lên bảng làm bài tập. - Dưới lớp làm vào vở. a) Chu vi hình vuông a là: 3 x 4 = 12 (cm) b) Chu vi của hình vuông là: 5 x 4 = 20 (dm) c) Chu vi của hình vuông là: 8 x 4 = 32 (cm) GV nhận xét và cho điểm. (3’) 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các bài tập còn lại. Luyện từ và câu Luyện tập về cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu: 1. Phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. 2. Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ. II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo tiếng. - Bộ chữ xếp các tiếng. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét cho điểm. HS: 2 em lên bảng làm bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: - 1 em đọc đầu bài, đọc cả VD mẫu. - Làm việc theo cặp. - Thi giữa các nhóm xem nhóm nào nhanh và đúng. - GV cho điểm các nhóm. + Bài 2: ? Tìm hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ HS: Nêu yêu cầu bài tập và đứng tại chỗ trả lời HS: ngoài – hoài (vần giống nhau là oai) + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu bài tập và suy nghĩ làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. GV: Cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng. - Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt xinh – nghênh - Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt - Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh + Bài 4: Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần giống nhau: giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. HS: Đọc yêu cầu bài tập, phát biểu, GV chốt lại ý kiến đúng. + Bài 5: Giải câu đố: Chữ là “bút” HS: 2 – 3 HS đọc yêu cầu của bài và câu đố. - Thi giải đúng và nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy và nộp cho cô giáo. (3’) 3. Củng cố – dặn dò: - Hỏi lại nội dung bài. - Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị trước bài sau. Thể dục Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số đứng nghiêm, đứng nghỉ Trò chơi: chạy tiếp sức I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ năng: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu tập hợp nhanh, trật tự, động tác điểm số, đứng nghỉ phải đều, dứt khoát, đúng theo khẩu lệnh. - Trò chơi “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu HS chơi đúng luật. II. Đồ dùng dạy - học: - Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập. - Phương tiện: 1 còi, 2 - 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ vẽ sân chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: (6 – 10 phút) - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Trò chơi “Tìm người chỉ huy” - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 2. Phần cơ bản (18 – 22 phút) a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ + Lần 1: GV điều khiển lớp tập có nhận xét, sửa chữa những động tác sai. - GV quan sát và sửa chữa những em tập sai. - Cho tập hợp lớp và các tổ thi trình diễn. GV quan sát biểu dương những tổ tập đẹp. + Lần 2: - HS: Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển 3 – 4 lần. - HS: Cả lớp tập lần 2 b. Trò chơi “Chạy tiếp sức” - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. - GV cùng 1 nhóm làm mẫu. - Quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. HS: 1 tổ chơi thử - Cả lớp chơi 1 – 2 lần sau đó, cả lớp thi đua chơi 2 lần. 3. Phần kết thúc: (4 – 6 phút) - HS: Đi thành vòng tròn, thả lỏng toàn thân. - GV hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả bài học. - Về nhà tập cho cơ thể khỏe mạnh. hoạt động tập thể ổn định tổ chức lớp I. Mục tiêu: - ổn định tổ chức nề nếp lớp. - Học nội quy trường lớp. II. Nội dung: - GV ổn định tổ chức lớp học. - Chia các tổ, bình bầu tổ trưởng, tổ phó. - Học nội quy của trường lớp. + Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ. + Mua sắm đầy đủ dụng cụ, sách vở phục vụ học tập. + Đi học đều, nghỉ học phải có lý do chính đáng. + Khi đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, guốc dép đầy đủ. + Trong lớp giữ trật tự. - GV khen 1 số em trong tuần đầu có ý thức học tập tốt. - Nhắc nhở 1 số em chưa ngoan để tuần sau tiến bộ.

File đính kèm:

  • doctuan 1.doc