I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Nhận thức giá trị trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Tài liệi - phương tiện: Sgk đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (10) Xử lí tình huống;
- HS xem tranh trong sgk và đọc nội dung tình huống.
- HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn long trong tình huống.
- GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.
+ Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
+ Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
81 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 1 môn Đạo đức: Trung thực trong học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luaọt chụi.
- GV hửụựng daón caựch chụi.
- GV ủaựnh giaự vaứ ủửa ra keỏt quaỷ: ủoọi naứo ghi ủửụùc nhieàu teõn moựn aờn laứ thaộng cuoọc.
Bửụực 3: Thửùc hieọn
Hoaùt ủoọng 2: Tỡm hieồu lớ do caàn aờn phoỏi hụùp ủaùm ẹV vaứ ủaùm TV12
*Muùc tieõu:
- Keồ teõn caực moựn thửực aờn vửứa coự chaỏt ủaùm ủoọng vaọt vửứa coự chaỏt ủaùm thửực vaọt.
- Giaỷi thớch taùi sao khoõng chổ aờn ủaùm ủoọng vaọt hoaởc chổ aờn ủaùm thửùc vaọt.
*Caựch tieỏn haứnh:
Bửụực 1: Thaỷo luaọn caỷ lụựp
- GV yeõu caàu caỷ lụựp ủoùc laùi danh saựch caực moựn aờn ủaừ laọp.
- GV ủaởt vaỏn ủeà: Taùi sao neõn aờn phoỏi hụùp ủaùm ủoọng vaọt – thửùc vaọt? Giaỷi thớch?
Bửụực 2: Laứm vieọc vụựi phieỏu hoùc taọp theo nhoựm.
- GV chia lụựp thaứnh caực nhoựm nhoỷ vaứ phaựt phieỏu hoùc taọp cho caực nhoựm.
Bửụực 3: Thaỷo luaọn caỷ lụựp
GV yc HS ủoùc muùc Baùn caàn bieỏt ủeồ choỏt yự.
D/ Cuỷng coỏ vaứ daởn doứ:
-Taùi sao khoõng neõn chổ aờn ủaùm ủoọng vaọt hoaởc ủaùm thửùc vaọt?
- Chuaồn bũ baứi 9.
Toán: (T19) Bảng đơn vị đo khối lượng.
I. Mục tiêu:
Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc- tô- gam, quan hệ của đề- ca- gam, héc- tô- gam và gam với nhau.
Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: (5’) Bài cũ. - GV kiểm tra HS làm bài tập ở nhà. Nhận xét và ghi điểm.
HĐ2: (12’) Hình thành kiến thức mới.
a) GV giới thiệu đề- ca- gam.
HS nêu tất cả những đơn vị đo khối lượng đã học ( tấn, tạ, yến, kg, g). Cho HS nêu lại: 1 kg = 1000g.
GV nêu: “Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam, người ta dùng đơn vị đề - ca - gam”. đề-ca- gam viết tắt là dag. 1dag = 10g.
GV cho HS đọc lại để ghi nhớ mối quan hệ giữa đề-ca-gam và gam.
b) GV giới thiệu Héc- tô- gam: HD hs tương tự như với đề - ca - gam.
c) GV giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học. GV viết vào bảng kẻ sẵn theo thứ tự từ lớn đến bé.
HS nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo kế tiếp nhau.
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
Một số HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng. GV yêu cầu cả lớp đọc thầm ghi nhớ bảng bày.
HĐ3: (25’) Thực hành.
* BT1: - GV cho HS nêu yêu cầu của bài 1 rồi tự làm bài và chữa bài lần lượt theo từng cột.Gv nhận xét.
Giúp HS củng cố lại mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng đã học theo cả hai chiều xuôi và ngược.
Cách làm BT trong cột thứ 3 tương tự như một số bài đã làm ở tiết trước.
* BT2: - HS tự làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ hs yếu và chấm chữa bài. GV yêu cầu một số em lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Lưu ý :- HS nhớ viết tên đơn vị trong kết quả tính như: 380g + 195 g = 575g.
* BT4:- GV cho HS tự đọc đề toán và giải bài toán rồi chữa bài.
1 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
HS chép bài giải đúng vào vở.
HĐ4: (4’) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm các BT trong VBT.
Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn: (T8) Luyện tập xây dựng cốt truyện.
I. Mục tiêu:
Thực hành tưởng tượng và tạo lập một côt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
Đồ dùng dạy học. Bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: (5’) Bài cũ. Một HS nói lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước.
HĐ2: (30’) Hướng dẫn xây dựng cốt truyện.
Xác định yêu cầu của đề bài.
Một HS đọc yêu cầu của đề.
GV cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng: (tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật.)
GV nhắc HS: để xây dựng cốt truyện em phải tưởng tượng để hình dung diễn biến của câu chuyện, chỉ cần kể vắn tắt.
Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
Hai HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1 và 2 sgk.Cả lớp theo dõi.
Một vài HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
GV nhắc HS: từ đề bài đã cho, các em có htể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau.
Thực hành xây dựng cốt truyện.
HS làm việc cá nhân, 1 HS giỏi làm mẫu.
Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
HS viết vắn tắt câu chuyện của mình
HĐ3: (5’) Củng cố, dặn dò.
GV mời 2 HS nói lại cách xây dựng cốt truyện
GV nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe.
Địa lí: (T4) hoạt động sản xuất
của người dân tộc ở hoàng liên sơn
I. Mục tiêu: HS biết
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hạot động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
Dựa vào bản đồ, bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập mqh địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
Dựa vào tranh vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Trồng trọt trên đất dốc.
HĐ1: (12’) Làm việc cả lớp.
HS dựa vào kênh chữ ở mục 1 trong sgk, hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? ở đâu?
GV yêu vầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên
Việt Nam.
- HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Ruộng bậc thang được làm ở đâu?
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruông bậc thang?
+ HS nêu mối quan hệ giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người.
HS trình bày kết quả trước lớp.
GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
2. Nghề thủ công truyền thống.
HĐ2: (10’) Làm việc theo nhóm.
- HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý:
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng cảu một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm.
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
Cả lớp cùng GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
3. Khai thác khoáng sản.
HĐ3:(10’) Làm việc cá nhân.
HS dựa vào mục 3, hình 3 trong sgk, trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
+ Mô tả quy trình sản xuất phân lân,....
- Đại diện các nhóm HS trình bày.
GV sửa chữa hoàn thiện phần trình bày của HS.
GV tổng kết bài.
HĐ tiếp nối (4’): - GV yêu cầu hai HS đọc bài học trong sgk
GV hệ thống lại bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
Kĩ thuật: (T4 ) Khâu thường.
I. Mục tiêu:
HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
Đồ dùng dạy học: Tranh qui trình, mẫu khâu thường, vải, kim, chỉ, thước, phấn
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (5’) Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích: Khâu thường còn gọi là khâu tới, khâu luôn.
HD học sinh quan sát mặt trái, mặt phải của mẫu khâu thường, kết hợp với quan sát hình 3a, 3b sgk để nêu nhận xét.
GV nhận xét và kết luận đặc điểm của đường khâu mũi thường:
+ Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
+ Mũi khâu ở mặt phải và mũi khâu ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
GV nêu vấn đề: Vậy thế nào là khâu thường?
Hai HS đọc mục 1 của phần ghi nhớ sgk.
HĐ2: (15’) HD thao tác kĩ thuật.
GV HDHS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
HS quan sát hình 1 sgk nêu cách cầm vải và cầm kim khâu. GV nhận xét và HD thao tác theo sgk.
HS quan sát hình 2a, 2b sgk, nêu cách lên kim, xuống kim. GV nhận xét và HD lại.
GV lưu ý HS một số điểm:
+ Khi cầm vải, lòng bàn tay hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ (cách khoảng 1cm). Ngón cái ở trên đè xuống ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
+ Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm quá chặt hoặc quá lỏng sẽ khó khâu.
+ Chú ý giữ an toàn khi thao tác để tránh kim đâm vào tay hoặc bạn bên cạnh.
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa HD.
GV HD thao tác kĩ thuật khâu thường.
GV treo tranh qui trình, HDHS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
HDHS quan sát hình 4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
GV nhận xét và HD vạch dấu đường khâu theo 2 cách.
GV gọi HS đọc nội dung phần b, mục 2 sgk.
GV làm mẫu thao tác kĩ thuật khâu mũi thường. Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
HĐ3: (20’) Thực hành.
GV gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường.
GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành. HS thực hành khâu.
HĐ4: (5’) Đánh giá, nhận xét.
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho tiết học sau.
Toán: (T20) Giây, thế kỉ.
I. Mục tiêu:
Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
II. Đồ dùng dạy học: Đồng hồ thật có đủ 3 kim.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (5’) Bài cũ: - 1 HS lên bảng nhắc lại tên các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo khối lượng. Lớp cùng GV nhận xét, bổ sungvà ghi điểm.
HĐ2: (5’) Giới thiệu về giây.
GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu:
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số liền tiếp hết 1 giờ.
+ Kim phút đi từ một vạch đến vạch liền tiếp hết 1 phút.
+ Cho một HS nhắc lại: 1 giờ = 60 phút.
GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho HS quan sát và nêu.
1 phút = 60 giây.
GV hỏi thêm: 60 phút bằng mấy giờ? 60 giây bằng mấy phút?.
HĐ3: (5’) Giới thiệu về thế kỉ.
GV giới thiệu: Đơn vị đo thời gian lớn hơn (năm) là (thế kỉ).
1 thế kỉ = 100 năm. một số HS đọc lại.
GV giới thiệu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ 1; từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ 2,...
GV nêu câu hỏi như sgk, HS trả lời. HD học sinh dùng số La Mã để ghi tên thế kỉ.
HĐ4: (20’) Thực hành.
* BT1: - HS đọc đề bài 1, tự làm bài vào vở. GV theo dõi chấm chữa bài.
Một số em lên bảng chữa bài.
Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
1phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
* BT2: - HS tự làm bài. GV theo dõi giúp đỡ các em hs yếu.
GV yêu một số em nêu kết quả.
Lớp và GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
HĐ5: (4’) Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại bài.
File đính kèm:
- giao an lop 4 buoi 1 theo CKTKN.doc