1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ : cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bé nhỏ, thui thủi, kẻ yếu, chỗ mai phục
- Đọc lưu loát toàn bài . Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn )
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
16 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 01 môn : Tập đọc tên bài : Dế mèn bênh vực kẻ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn . Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ học để biết thế nào là văn kể chuyện .
2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm Văn kể chuyện : 17 phút
. Mục tiêu : Hs có khái niệm ban đầu thế nào là văn kể chuyện .
. Cách tiến hành :
1. Hd Hs nhận xét các ví dụ :
w Bài tập 1 : Hoạt động nhóm :
- Cho hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho hs kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- Chia nhóm, phát các tờ phiếu khổ to cho các nhóm, cho Hs làm bài theo nhóm, rồi dán lên bảng lớp .
- Nhận xét kết quả làm bài các nhóm.
w Bài tập 2 :
- Cho 1 hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho 1 hs đọc bài Hồ Ba Bể , cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời các câu hỏi :
Bài văn có nhân vật không ?
Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật hay không ?
- Cho các nhóm thảo luận, so sánh 2 bài : Sự tích hồ Ba Bể và Hồ Ba Bể để kết luận : Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện .
- Nhận xét kết quả làm bài các nhóm.
w Bài tập 3 :
Gv yêu cầu hs suy nghĩ trả lời : Theo em, thế nào là kể chuyện ?
2. Hd Hs học ghi nhớ :
- Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ .
- Gv giải thích thêm phần ghi nhớ, kết hợp minh hoạ thêm bằng các câu chuyện khác .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- 1 Hs khá giỏi kể chuyện .
- Các nhóm làm bài, nhóm nào xong dán lên bảng .
- Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm.
- Cả lớp nhận xét .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- 1 Hs khá giỏi đọc bài .
- Hs làm bài cá nhân, suy nghĩ để trả lời.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Cả lớp nhận xét .
- Hs làm việc cá nhân . Trả lời câu hỏi .
- 1 HS đọc phần ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm .
- Hs đọc thuộc ghi nhớ.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập : 10 phút
. Mục tiêu : Hs thực hành kể chuyện theo tình huống cho trước .
. Cách tiến hành :
* Bài tập 1 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Gv nhắc Hs cần chú ý :
Nhân vật trong câu chuyện là ai ?
Nội dung câu chuyện là gì ?
Lời kể là của ai ?
- Cho Hs tập kể theo cặp.
- Một số Hs thi kể trước lớp.
- Nhận xét .
* Bài tập 2 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho Hs suy nghĩ trả lời theo gợi ý :
Những nhân vật trong truyện là ai ?
Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Gv kết luận .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Vài Hs trả lời những gợi ý của Gv .
- Hs tập kể theo cặp.
- Vài Hs thi kể trước lớp .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Hs suy nghĩ trả lời .
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Nhận xét tiết học .
Về nhà học thuộc nội dung phần ghi nhớ, viết lại câu chuyện vào vở .
Chuẩn bị bài sau : Nhân vật trong truyện .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 01 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài : LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Ngày dạy : 13 - 9 - 2007
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs có khả năng :
1. Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học.
2. Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ .
II- Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần .
Bộ chữ cái ghép tiếng, mỗi bộ phận nên chọn một màu để dễ phân biệt .
Vở bài tập Tiếng Việt .
III- Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 Hs lên bảng phân tích 3 bộ phận của tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách.
Hs cả lớp làm bảng con .
Nhận xét đánh giá bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Gv giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu của bài học .
2. Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm . 15 phút
. Mục tiêu : Hs thực hành phân tích cấu tạo của tiếng .
. Cách tiến hành :
1. Hd Hs giải bài tập 1 :
- Yêu cầu Hs đọc đề bài và bài mẫu .
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy khổ to đã kẻ sẵn bảng cho các nhóm, các nhóm thi đua làm bài, nhóm nào xong dán bài lên bảng, cử đại diện trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv kết luận .
2. Hd Hs giải bài tập 2 :
- Các nhóm tiếp tục thảo luận, làm bài tập 2 .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gv kết luận .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Hs làm bài trong nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân : 10 phút
. Mục tiêu : Hs tìm được và hiểu được thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
. Cách tiến hành :
1. Hd Hs giải bài tập 3 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho Hs làm bài tập vào vở .
- Cho vài Hs trình bày bài làm.
- Nhận xét, chữa bài .
2. Hd Hs giải bài tập 4 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Gv nêu câu hỏi :
Qua hai bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau ?
- Gv nhận xét, kết luận .
- Cho hs tìm các câu tục ngữ , ca dao khác có các tiếng bắt vần với nhau .
- Gv nhận xét, kết luận .
3. Hd Hs giải bài tập 5 :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Gv nêu câu đố .
- Cho vài Hs trình bày lời giải.
- Nhận xét, chữa bài .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Hs làm bài tập vào vở .
- 3 Hs lên bảng trình bày bài làm .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Hs suy nghĩ trả lời.
- Hs lần lượt trả lời câu đố .
- Lần lượt nhiều Hs trình bày.
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Hs theo dõi trong sgk, suy nghĩ tìm lời giải.
- 3 Hs trình bày lời giải .
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Gv nêu câu hỏi : Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có, nêu ví dụ ?
Vài Hs trả lời .
Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu-Đoàn kết .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 01 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tên bài : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
Ngày dạy : 14- 9 - 2007
I – Mục đích , yêu cầu :
Sau khi học xong bài, hs có khả năng :
Hs biết được nhân vật là đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện . Văn kể chuyện phải có nhân vật .
Nhân vật trong truyện là người hay là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá . Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật .
Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
II- Đồ dùng dạy học :
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT 1 ( theo sgv trang 51 ).
Vở bài tập .
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2-3 Hs nêu lên sự khác nhau giữa văn kể chuyện và các loại văn khác .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
Giới thiệu tên bài và mục đích – yêu cầu của tiết học .
2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm nhân vật và tính cách của nhân vật: 10 phút
. Mục tiêu : Hs có khái niệm ban đầu về nhân vật và tính cách của nhân vật trong văn kể chuyện.
. Cách tiến hành :
1. Hd Hs nhận xét :
w Bài tập 1 : Hoạt động cá nhân :
- Cho hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho hs nêu tên những truyện mới học .
- Cho Hs làm bài cá nhân vào vở .
- Dán 3-4 tờ phiếu khổ to, cho 3-4 Hs lên làm bài .
- Nhận xét, sửa sai kết quả làm bài của Hs .
w Bài tập 2 : Làm việc theo bàn .
- Cho 1 hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho hs suy nghĩ trao đổi theo bàn .
- Cho các cặp trình bày ý kiến.
- Nhận xét ý kiến của Hs .
2. Hd Hs học ghi nhớ :
- Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ .
- Gv giải thích thêm phần ghi nhớ .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- 3-4 Hs nêu tên truyện .
- Hs làm bài cá nhân .
- 3-4 Hs lên làm bài.
- Cả lớp nhận xét .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Hs trao đổi theo bàn .
- Địa diện các bàn trình bày ý kiến .
- Cả lớp nhận xét .
- 3-4 HS đọc phần ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm .
- Hs đọc thuộc ghi nhớ.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập : 15 phút
. Mục tiêu : Hs thực hành xác định nhân vật và nhận xét tính cách của nhân vật . Bước đầu tập xây dựng nhân vật trong tình huống cho trước .
. Cách tiến hành :
* Bài tập 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gọi Hs đọc nội dung và câu chuyện của bài tập .
- Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận theo yêu cầu của bài tập, cử thư ký tổng hợp các ý kiến trong nhóm, cử đại diện lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 2 : Đóng vai :
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài tập .
- Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1, 2 đóng vai theo tình huống : Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác ; nhóm 3, 4 đóng vai theo tình huống : Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác.
- Các nhóm thảo luận, phân vai, cử đại diện lên trình bày .
- Gv nhận xét phần đóng vai của từng nhóm .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Cả lớp đọc thầm .
- Hs làm bài trong nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv .
- Các nhóm đóng vai .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Nhận xét tiết học .
Về nhà học thuộc nội dung phần ghi nhớ .
Chuẩn bị bài sau : Kể lại hành động của nhân vật .
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TV4 01.doc