I/ Mục tiêu bài học :
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
Trăng ngàn, man mác, vằng vặc, quyền mơ ước, đổ xuống, cao thẳm, thơm vàng,
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( TL được các CH trong SGK)
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị, Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)
III/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trải nghiệm - Thảo luận nhóm
IV/ Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66,
- HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu CN lớn.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
V/ Tiến trình dạy học :
103 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Kiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng đá bị nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài. Sau khi những núi lửa này ngừng hoạt động, các lớp đá nóng chảy nguội dần, đông đặc lại. Dưới tác dụng của nắng mưa kéo dài hàng triệu năm, các lớp đá trên bề mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba-dan.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK
Nhận xét vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột
GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường.
GV nói: không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như: cao su, chè, hồ tiêu,...
- GV hỏi: các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột)
Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Hãy kể tên các vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4. Củng cố
GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất (trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên )
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2)
HS trả lời
HS nhận xét
HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý
Quan sát lược đồ hình 1
Quan sát bảng số liệu
Đọc mục 1, SGK
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK.
HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
HS xem tranh ảnh
Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục để trả lời các câu hỏi
Vài HS trả lời
Ngày soạn : 16/10/2011
Ngày dạy : Thứ sáu, 21/10/2011
Lịch sử
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước .
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới:
3. Giới thiệu:
- Người nào đã giúp nhân dân ta giành được độc lập sau hơn 1000 năm bị quân Nam Hán đô hộ? (bài cũ)
- Ngô Vương lên làm vua 6 năm thì mất, quân thù tiếp tục lăm le bờ cõi, trong nước thì rối ren, ai cũng muốn được nắm quyền nhưng không đủ tài. Vậy ai sẽ là người đứng lên củng cố nền độc lập của nước nhà & thống nhất đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận vấn đề sau:
+ Tình hình đất nước sau khi Ngô Vương mất?
Hoạt động2: Hoạt động nhóm
- GV đặt câu hỏi:
+ Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh?
GV giúp HS thống nhất:
+Ông đã có công gì?
GV giúp HS thống nhất:
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
GV giúp HS thống nhất:
GV giải thích các từ
+ Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh
- GV đánh giá và chốt ý.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất
4. Củng cố Dặn dò:
GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
- Ngô Quyền
- HS hoạt động theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày
- HS dựa vào SGK để trả lời
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm
HS thi đua kể chuyện
HS thi kể
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn : 16/10/2011
Ngày dạy : Thứ sáu, 21/10/2011
Toán
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT,THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ( bằng thước kẻ và ê ke).
Bài tập cần làm : Bài 1a ( tr. 54) ; 1a (tr. 55) ; ( BT 2 giảm tải)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK
Thước thẳng và ê ke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông
góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng
DA = 2 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc
với DC tại C , lấy đoạn thẳng CB = 2 cm.
Bước 4: Nối A với D . Ta được hình
chữ nhật ABCD.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS quan sát và vẽ theo GV vào vở nháp.
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
Giới thiệu:
Hoạt động1: Vẽ hình vuông có cạnh là 3 cm.
GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng cũng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng AD
vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 3 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 3 cm.
Bước 4: Nối A với B. Ta được hình
vuông ABCD.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông.
- Tính chu vi hình vuông .
4. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học
Làm bài 2 trang 55 trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.
HS quan sát và vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn : 16/10/2011
Ngày dạy : Thứ sáu, 21/10/2011
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU :
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt muc đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- GD HS thích học Tiếng Việt.
*Giáo dục KNS : Thể hiện sự tự tin ; lắng nghe tích cực.
- Biết chia sẻ và lắng nghe, nhận xét. Có thái độ tự nhiên khi trao đổi, tự tin, thân ái,cử chỉ thích hợp, lời lẽ phải có sức thuyết phục mới đạt mục đích đề ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn làm bài:
* Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Nội dung cần trao đổi là gì?
? Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
? Mục đích trao đổi là để làm gì?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
* Trao đổi trong nhóm:
KNS : Thể hiện sự tự tin ; lắng nghe tích cực.
- Chia nhóm 4 HS, yêu cầu HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
* Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn.
3. Củng cố – dặn dò :
- Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
- GDHS biết chia sẻ và lắng nghe, nhận xét. Có thái độ tự nhiên khi trao đổi, tự tin, thân ái,cử chỉ thích hợp, lời lẽ phải có sức thuyết phục mới đạt mục đích đề ra.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT (nếu có).
- HS lên bảng kể chuyện.
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+ ...về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
*Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.
*Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí như SGV
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
LÂM KIẾT , NGÀY/ 10/2011
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT
LÂM THỊ THANH XUÂN
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 4 TUAN 789 KNS 100.doc